CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG
1.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông
1.2.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông
Xã hội luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn gây gắt giữa nhu cầu ngày càng tăng của con người với sựhạn chếcủa các nguồn lực đáp ứng. Đều đó có nghĩa là tổng nhu cầu đầu tư của xã hội luôn cao hơn khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu sử dụng các nguồn lực có giới hạn trong từng thời kỳ đểtạo ra một khối lượng sản phẩm với cơ cấu và chủng loại hợp lý, nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của toàn xã hội, đều này thểhiện rõ nét trong lĩnh vực ĐTPT. Quá trình CNH – HĐH đất nước làm cho nhu cầu về đầu tư xây dựng CSHT ngày càng tăng và luôn vượt khả năng đầu tư của nền kinh tế. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra là phải sử dụng sao cho hiệu quả các nguồn vốn ĐTPT, đặc biệt là nguồn vốn NSNN nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Theo các nhà kinh tế: “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu được, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với khối lượng vốn đầu tư bỏ ra”.
Lợi ích kinh tế của vốn đầu tư: biểu hiệnởmức độhoàn thàn các mục tiêu kinh tế đã đặt ra nhằm đem lại lợi ích cho người bỏvốn cũng như thỏa mãn nhu cầu vật chất của xã hội. Do đó, nó thểhiện cụ thể thay đổi vềkhối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm đồng thời biểu hiện sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi nhuận thu được và chi phí sản xuất bỏra.
Lợi ích xã hội của vốn đầu tư: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu khác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
như: sự thay đổi về môi trường sống, điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao và các mục tiêu chính trị an ninh, quốc phòng và bảo vệsinh thái,...
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông
Đầu tư mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng giai đoạn của toàn bộquá trìnhđầu tư, các mặt hoạt động này sẽtác động đến hiệu quả VĐT theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả VĐT ởtầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả VĐT theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả VĐT ở tầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉtiêu nhằm đo lường hiệu quảtừng mặt, từng giai đoạn đầu tư.
- Hệ số huy động TSCĐ (H)
Hệsố huy động TSCĐ là một chỉ tiêu tính hiệu quảvốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa giá trị TSCĐ huy động trong kì với vốn đầu tư thực hiện trong kì.
H = F/ I
Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong tổng số VĐT đã được thực hiện. Thông thường H<1 và càng lớn càng tốt có nghĩa là mức độ TSCĐ được đưa vào quá trình sản xuất càng nhiều và tình trạng lãng phí trong hoạt động đầu tư được khắc phục, tình trạng ứ đọng vốn ít.
- Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)
Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức:
ICOR = I/ GDP Trong đó:
ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
I: là mức thay đổi trong vốn đầu tư.
GDP: mức thay đổi trong sản phẩm quốc nội.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càngcaovà ngược lại.
Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệsố ICOR tính cho một giai đoạn sẽphản ánh chính xác hơn việc tính ICOR cho hàng năm, vì trong một thời gian ngắn (một năm) có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng và cũng không phảnảnh được nếu đầu tư dàn trải (đầu tư xây dựng xong thì bỏ đấy). Hệsố ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kếhoạch kinh tế.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảsửdụng vốn đầu tư thuộc NSNN Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch đề ra
Công tác quy hoạch và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư vừa là nội dung vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT xây dựng CSHT giao thông thì công tác quy hoạch kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Mục đích đầu tư cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội. Do đó, nhu cầu của nền kinh tếlà xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hóa và phải dựa vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật.
Hai là, các chính sách kinh tế.
Các chính sách kinh tếlà nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quảsửdụng VĐT. Đó là chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư,… Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như: chính sách tài khóa (chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụchính sách lãi suất và mức cung tiền), chính sách tỷ giá hối đoái,… Chính sách kinh tế góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực và VĐT được sửdụng có hiệu quả cao hơn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ba là, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng.
Tổ chức quản lý VĐT xây dựng là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển KT- XH trong từng thời kỳnhất định để chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH. Với mụcđích sử dụng có hiệu quảcao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo dự án được xây dựng đúng quy hoạch, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệtiên tiến với chi phí hợp lý, tổchức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dựán thuộc nguồn vốn NSNN. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trìnhđầu tư và xây dựng, nhằm sửdụng có hiệu quả VĐT. Chất lượng của công tác quản lý đầu tư sẽtạo điều kiện cho việc tiết kiệm cũng như đạt được kết quả đầu tư cao khi khai thác sửdụng có hiệu quả VĐT.
Bốn là, tổ chức khai thác, sử dụng cho các đối tượng đầu tư hoàn thành
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ tạo ra một khối lượng cungứng hàng hóa dịch vụnhất định. So sánh khối lượng hàng hóa dịch vụnày với nhu
cầu hàng hóa dịch vụcủa nền kinh tếsẽ xác định lợi ích kinh tếcủa VĐT.