CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.5. Tình hình thu chi ngân sách thị xã Hương Trà giai đoạn 2011 – 2013
Thu - chi ngân sách là quá trình huy động và phân phối những khoản tiền vào NSNN; là một trong các chỉ tiêu phản ánh toàn cảnh nền KT-XH và chính sách tài chính trong thời kì nhất định nhằm định hướng đểphân bổcho các mục tiêu, hoạt động đã xácđịnh. Việc áp dụng công cụ này đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của thị xã. Hàng năm thị xã chú trọng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách một cách hợp lý; rà soát điều chỉnh các khoản phí và lệ phí, từng bước thực hiện khoán thu, khoán chi; đã có các giải pháp tích cựctăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách, gian lận thương mại.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã tăng theo từng năm. Cụ thể là, năm 2013 đạt 578,465 tỷ đồng tăng 8,71% so với năm 2012 và tăng 27,77% so với năm 2011.
Bình quân hằng năm tăng 13,12%. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn thị xã năm 2013 là 210,535 tỷ đồng chiếm 36,40% trong tổng thu ngân sách của thị xã; thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 giảm 8,74% so với năm 2011; nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế khiến các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí,…trong năm giảm;
nhưng trong năm 2013 công tác cải cách hành chính phát huy tác dụng, tình hình hoạt động kinh tế xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn khởi sắc nên lượng đóng góp vào ngân sách trên địa bàn tăng 1,46% so với năm 2012 và dựkiến sẽ tăng trong các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trên 35% tổng thu trên địa bàn.
Vềchi ngân sách, tổng chi ngân sách năm 2013 trên 384,515 tỷ đồng tăng 4,04%
so với năm 2012 và tăng 48,34% so với năm 2011. Bình quân hằng năm tăng 23,31%.
Chi ngân sách tăng đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển KT-XH, cũng cố an ninh quốc phòng. Xu thế chi thường xuyên ngày càng tăng cao. Cụ thể, chi thường xuyên năm 2013 là 263,876 tỷ đồng chiếm 68,63% tổng chi ngân sách, tăng 8,74% so với năm 2012 và tăng 55,56% so với năm 2011. Bình quân hằng năm tăng 25,90%. Năm 2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chínhảnh hưởng đến nhiều quốc gia; tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tuy tổng chi ngân sách thị xã vẫn tăng nhưngtốc độ tăng chi tiêu ngân sáchgiảm nhiều so với năm trước.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chỉ tiêu Năm 2011 (Tỷ đồng)
Năm 2012 (Tỷ đồng)
Năm 2013 (Tỷ đồng)
So sánh (%) 2013/
2012
2012/
2011
Bình quân
1. Tổng thu NS 452,724 532,112 578,465 8,71 17,54 13,12
a. Tổng thu nộp NSNN trên địa bàn 227,376 207,507 210,535 1,46 -8,74 -3,64
b. Thu kết dư ngân sách năm trước 42,517 35,739 33,886 -5,18 -15,94 -10,56
c. Thu chuyển giao 178,895 265,623 304,309 14,56 48,48 31,52
d. Thu chuyển nguồn 3,936 23,243 29,735 27,93 490,52 259,23
2. Tổng chi NS 259,205 369,589 384,515 4,04 42,59 23,31
a. Chi đầu tư phát triển 39,227 63,428 73,778 16,32 61,69 39,01
b. Chi thường xuyên 169,627 242,659 263,876 8,74 43,05 25,90
c. Chi chuyển nguồn 9,017 12,813 - - 42,10 -
d. Chi từnguồn thu đểlại đơn vịchi quản lý NSNN 446 3,012 - - 575,34 -
e. Chi bổsung cho ngân sách cấp dưới 40,888 47,677 46,861 -1,71 16,60 7,45
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thuận lợi
Quá trình đổi mới của đất nước đang tạo đà thuận lợi cho sựphát triển giao thông của cả nước nói chung cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà nói riêng. Hương Trà là thị xã được hưởng lợi từ những chính sách của 2 Nghị Quyết 37/NQ- TW và 39/NQ- TW của Bộ Chính trị, thị xã Hương Trà có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn để phát triển có sở hạtầng giao thông, sắp xếp lại dân cư, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn.
Phương hướng phát triển kinh tếxã hội miền Bắc Thừa Thiên Huếvà phía Tây – Tây Bắc sông Bồvà Quốc lộ 1A đến năm 2020 xây dựng trở thành trung tâm kinh tế phía Bắc của Thừa Thiên Huế và sẽ thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư cho giao thông, tạo bước đột phá trong tăng tưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hương Trà có vị trí địa lý, điều kiện tựnhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, gần các vùng kinh tế động lực, các vùng giàu tiềm năng của tỉnh, điều kiện tài nguyên phong phú, điều kiện đất đai đa dạng phù hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, cây màu và cây công nghiệp, đồng thời thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.
Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh
Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt việc gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sựnghiệp CNH -HĐH đất nước nói chung và thịxã Hương Trà nói riêng.
Có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý trẻ, có trình độ, năng lực và điều kiện quyết định sựphát triển KT -XH trên địa bàn.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tếxã hội phát triển.
Khó khăn
Cơ sở hạtầng còn thiếu nhiều và chưa được đầu tư một cách đồng bộ, xa những trung tâm kinh tếlớn của đất nước, nên gặp nhiều khó khăn nên hạn chế thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cơ chế thu hút đầu tư chưa được thông thoáng, chưa tạo thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn bỏvốn đầu tư.
Thực hiện phân cấp trên các lĩnh vực còn hạn chế, chưa thật sựtạo được sự chủ động cho thịxã.
Năng lực quản lý của các đơn vị cơ sở còn hạn chế, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộquản lý còn thiếu, lao động thiếu việc làm còn nhiều.
2.2. Thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà
Thực hiện chủ trương phát động phong trào làm giao thông của tỉnh theo phương châm ''Nhà nước và nhân dân cùng làm ", nhân dân làm là chính, nhà nước chỉhỗtrợcác trục giao thông chính. Đểthực hiện tốt Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết HĐND thị xã Hương Trà về chủ trương xây dựng Quỹ phát triển giao thông năm (2010- 2015) tạo cho phong trào làm giao thông được thực hiện theo chiều sâu và chất lượng có hiệu quả tác động tích cực đến trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc xây dựng và quản lý đường giao thông; nhiều xã -phường, nhiều thôn, xóm đã tạođược cách làm thích hợp trong huy động sức dân, thực hiện tốt việc vận động nhân dân đóng góp, bàn bạc, thống nhất xây dựng hệ thống giao thông địa phương; đồng thời được sựquan tâm của BộGTVT, UBND tỉnh, Sở GTVT đầu tư xây dựng các công trình đã góp phần thúc đẩy phong trào phát triển giao thông lên một bước.
Trong những năm qua nhận thấy được tầm quan trọng của hệthống CSHT giao thông, thị xã đã dành khá nhiều ưu tiên cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cùng với việc xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân, tổ chức tham gia đầu tư và vận động nhân dân cùng làm nên đã có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Trên địa bàn thị xã hiện có: 809,22 km đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường thịxã vàđường xã– phường, thôn. Trong đó:
Quốc lộ: 3 tuyến (QL1A, QL49A, QL49B, Đường Tránh phía Tây TP Huế) đi qua thịxã với chiều dài 62,70 km;
Đường tỉnh: 6 tuyến với tổng chiều dài là 53,34 km;
Đường thị xã: 15 tuyến với tổng chiều dài 70,40 km;
Đường xã– phường quản lí: 155,70km
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đường thôn quản lí: 467,08km (trong đó bê tông là 256,894km);
Phân theo kết cấu mặt đường:
-Đường nhựa: 150,45km (chiếm 18,59%);
-Đường cấp phối: 96,834km (chiếm 11,97%);
-Đường bê tông xi măng: 443,58km (chiếm 54,82%);
-Đường đất: 118,35km (chiếm 14,62%);
Bảng 6: Hiện trạng mạng lưới giao thông thị xã Hương Trà năm 2013
Tên đường Chiều
dài (km)
Bề rộng nền (m)
Bề rộng mặt (m)
Kết cấu mặt đường
Cấp đường
I. Đường thị xã 70,40
1.Bình Thành– Hương Thọ 15,70 6 3,5 Bê tông IV
2. TL16–UBND xã Hương Vân 4,20 6 3,5 Nhựa IV
3. QL1A–Cầu Hiền sĩ 3,20 6 3,5 Bê tông IV
4. Ga Văn Xá –TL8A 5,30 6 3,5 Bê tông IV
5. Đường tránh Huế- TL16 1,50 9 6 Nhựa IV
6. La Chữ- Cầu Xước Dũ 7,00 6 3,5 Nhựa IV
7. La Chữ- Thanh Chữ 5,00 6 3,5 Khác IV
8. TL16–Giáp Trung 3,30 6 3,5 Nhựa IV
9.La Chữ- Đường tránh Huế 1,50 6 3,5 Nhựa IV
10. Hương Xuân – ĐT Huế 2,40 6 3,5 Nhựa IV
11. TL4–Cồn Tè 5,00 6 3,5 Nhựa IV
12. Thanh Phước –QL49B 6,50 9 3,5 Bê tông IV
13. QL1A– Đường tránh Huế 5,50 9 6 Bê tông IV
14. Tứ Hạ- Hương Xuân 1,20 13 3 Nhựa IV
15. Đường tránh Huế- Chầm 3,10 6 3,5 Bê tông IV
IV. GTNT xã – phường 622,78
1. Đường trục xã – phường 155,70 4–5 3-3,5
2. Đường trục thôn 467,08 3–4 2-3,0
(Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT thị xã Hương Trà giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cấp ở hầu hết các tuyến đường chính, trọng điểm của thị xã, các tuyến xã – phường, nhiều công trình giao thông đã đưa vào sử dụng như: đường Thanh Phước – Cồn Tè, đường Nguyễn Chí Thanh qua địa bàn, đường ven xã – phường ven sông BồTứ Hạ - Hương Văn – Hương Xuân – Hương Toàn, nâng cấp mở rộng các đoạn quốc lộ 49A, 49B, hoàn thành các tuyến đường nguồn vốn WB3,… mở rộng đường tỉnh lộ 12B từ chùa Thiên Mụgiáp với đường phía Tây thành phốHuế. Đặt biệt là tập trung mởrộng và nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông nội thị TứHạ, chỉnh trang các tuyến đường tạo điểm nhấn cho đô thị như: tuyến đường sông Bồ, đường Độc Lập, đường từAn Lỗ - Tỉnh lộ 16 – đường phía Tây thành phố Huế, chỉnh trang nút giao thông quốc lộ1A và đường tránh phía Tây, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân. Các đường tuyến thị xã 100% là đường nhựa, chất lượng các tuyến đường tương đối tốt: các tuyến đường thị xã chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V là cấp tương đối tiêu chuẩn trong cấp hạng đường bộ Việt Nam. Hệthống đường giao thông do xã – phường quản lí cơ bản là loại A, loại B, kết cấu mặt đường bê tông xi măng, cấp phối, đường đất là chủyếu.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tên cầu Lý trình Thuộc đường
Chiều dài (m)
Số nhịp
Bề rộng (m)
Loại kết cấu
Tải trọng (tấn)
1. Cầu Tuần Km 835-231 AH-1 411 6 12 BTCT 20
2. Cầu An Lỗ Km 807-281 AH-1 271,2 5 10,6 BTCT 20
3. Cầu Quán Rớ Km 817-623 AH-1 17,6 1 11 BTCT 20
4. Cầu Tu Ca Km 9+399.39 Đường Tránh Huế 86,15 2 12 BTCT 20
5. Cầu Máng Km 5+983,52 Đường Tránh Huế 65 2 12 BTCT 20
6. Cầu Vượt đường sắt Km 1+167,64 Đường Tránh Huế 38 1 12 BTCT 20
7. Cầu Hữu Trạch Km 27+700 QL 49B 17,6 1 7 BTCT 13
8. Cầu phao TảTrạch Qua Sông TảTrạch 160 0 2,5 Cầu phao 5
9. Cầu Long Hồ Km 2+677 TL12B 59,2 2 7 BTCT 13
10. Cầu TứPhú Km 0+50,44 AH-1 208,35 4 12 BTCT 20
11. Cầu treo xã Bình Thành TL 12B 140 1 4 Cầu treo 13
12. Cầu Thảo Long Hương Phong-Thuận An 571 7 10 BTCT 20
13. Cầu Ca Cút Km 40+8,4 QL 49A 607 8 10 BTCT 20
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Hương Trà)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cấu bê tông cốt thép (BTCT), vững chắc với trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trên địa bàn và đi lại của người dân. Các cây cầu xây dựng bê tông cốt thép chủ yếu tập trungở các vùng đồng bằng, vùng có mạng lưới giao thông dày đặt và có nhu cầu vận tải hàng hóa với trọng tải lớn; còn các cây cầu phao, cầu treo hay cầu tạm được xây dựng ở các vùng miền núi, vùng đi lại khó khăn hiểm trở,… vì địa hình khá phức tạp nên các cây cầu này được xây dựng với mục đích là phục vụ nhu cầu giao lưu kinh tế với miền xuôi, nhu cầu học hành của con em trên địa bàn thị xã,…Ngoài ra, có nhiều công trình giao thông đối ngoại được hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho việc phát triển đô thị Hương Trà như: cầu Tứ Phú nối Hương Trà với huyện Quảng Điền, cầu Thảo Long nối Hương Trà với huyện Phú Vang (với tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng), đường và cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang nối vùng biển và đầm phá huyện Phong Điền – Quảng Điền – Hương Trà – Phú Vang (tổng mức đầu tư là 311,5 tỷ đồng),…
Trên địa bàn thịxã vẫn còn một sốcông trình giao thông chưa hiệu quả, một sốcông trình giao thông đang xuống cấp như: hệ thống cầu cống ở các vùng ngoại thị, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão, lũ lụt,… khiến các công trình giao thông và đặc biệt hệ thống cầu xuống cấp nghiêm trọng. Như vậy việc nâng cao đầu tư xây dựng hạtầng giao thông là một chính sách đúng đắn của Đảng bộvà nhân dân thịxã Hương Trà, như thếmới có được một hệthống CSHT giao thông hoàn chỉnh, chất lượng tốt phục vụmục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2.3. Thực trạng đầu tư xây dựng CSHT giao thông giai đoạn 2011 – 2013 2.3.1. Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng CSHT giao thông
Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế giúp chúng ta biết được quy mô khối lượng vốn phân bổ vào các ngành kinh tế để từ đó đánh giá đượcảnh hưởng của các ngành tới sựphát triển KT–XH của thịxã (Xem bảng 8).
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hương Trà giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 (Tỷ đ)
Năm 2012 (Tỷ đ)
Năm 2013 (Tỷ đ)
So sánh (%) 2012/
2011
2013/
2012
2013/
2011
Bình quân Tổng vốn đầu
tư XDCB 890,038 789,604 1.026 -11,28 29,96 15,29 7,65 1. Giao thông 154,533 362,249 552,141 134,42 52,42 257,30 128,65 2. Nông nghiệp,
thủy lợi 132,385 128,109 134,449 -3,23 4,95 1,56 0,78
3. Cấp thoát nước 27,585 30,481 36,950 10,50 21,22 33,95 16,97 4. Công nghiệp,
điện 263,440 14,000 100,455 -94,69 617,54 -33,40 -30,93
5. Giáo dục, đào
tạo 23,718 23,185 29,363 -2,25 26,65 23,80 11,90
6. Y tế, vệsinh
môi trường 28,637 10,000 4,000 -65,08 -60,00 -86,03 -43,02 7. Văn hóa, xã hội 72,899 14,297 10,322 -80,39 -27,80 -85,84 -42,92 8. Quản lý nhà
nước 5,871 5,283 6,870 -10,02 30,04 17,02 8,51
9. Dịch vụ 20,970 12,000 15,605 -42,78 30,04 -25,58 -12,79 10. XDCB khác
của dân cư 160,000 190,000 166,000 18,75 -12,63 3,75 1,88 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước do địa phương quản lý tăng dần qua các năm, năm 2013 trên 1.026 tỷ đồng tăng 29,96% so với năm 2012 và tăng 15,29% so với năm 2011. Bình quân hằng năm tăng 7,65%. Nhận thức được nông nghiệp là ngành quan trọng đối với nền kinh tếgóp phầnổn định đời sống nhân dân. Thị xã Hương Trà đã huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư nông nghiệp và thủy lợi. Nguồn vốn đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghiệpởmức 134,449 tỷ đồng chiếm 13,10% trong tổng vốn đầu tư XDCB của thị xã;
tăng 4,95% so với năm 2012 và tăng 1,56% so với năm 2011. Các công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư xây dựng và đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng, đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất của đất, chủ động trong việc tưới tiêu. Trong những năm qua, thị xã đã xây dựng, nâng cấp, kiên cốhóa hệthống kênh mương thủy lợi và công trình ngặp mặnở phá Tam Giang, công trình khẩn cấp chống sạt lởbờ sông và củng cốcác tuyến đê ngăn mặnởHải Dương, Hương Vinh, nâng cấp kiên cố hóa đê Tây Phá Tam Giang, tu bổ hệ thống đê bao nội đồng, hoàn thành tiểu dựán thủy lợi Tây Nam Hương Trà.
Vốn đầu tư XDCB tăng đã phần nào giải thích được sự quan tâm của nhà nước, của các cấp lãnhđạo tới sựphát triển kinh tếcủa cảthịxã.
Hàng năm, thị xã dành một khoản vốn NSNN không nhỏ cho giao thông để xây dựng, tu sửa hệ thống đường bộ. Tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT so với tổng vốn đầu tư của NSNN chiếm khoảng 58,22%. Vốn đầu tư tăng lên qua các năm, với mục tiêu phát triển kinh tế lấy CSHT giao thông làm bàn đạp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong nững năm qua vốn đầu tư cho đầu tư xây dựng CSHT giao thông là rất cao và tăng nhanh; cụ thể là, năm 2013 vốn đầu tư cho giao thông đạt mức 522,141 tỷ đồng chiếm 53,81% trong tổng vốn đầu tư XDCB của thị xã; tăng 52,42% so với năm 2012 và tăng 257,30% so với năm 2011. Bình quân tăng 128,65%/năm. Điều đó nói lên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển CSHT giao thông.
Với một địa bàn rộng lớn, yêu cầu xây dựng các công trình CSHT giao thông với khối lượng lớn mà quá trình thu hút nguồn vốn vào xây dựng CSHT giao thông lại hạn hẹp chủ yếu là ngân sách nhà nước. Nên những năm qua, thị xã đã có chủ trương huy động thêm nguồn lực trong dân vào xây dựng các công trình hạ tầng; trong đó, xây dựng CSHT giao thông được thị xã đặc biệt quan tâm, khuyến khích. Các địa phương đã huyđộng được một số lượng ngày công lao động và tiến của nhân dân làm đường ở thịxã vàở xã– phường, đường thôn, xóm.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cho giao thông thị xã Hương Trà giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn đầu tư cho giao thông Tỷđ 154,533 362,249 522,141 2. Vốn đầu tư từNSNN cho giao thông Tỷđ 86,739 210,322 333,880 3. Tỉlệvốn đầu tư từNSNN cho giao
thông so với vốn đầu tư cho giao thông % 56,13 58,06 60,47 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Thời gian qua, đầu tư của thị xã cho giao thông được chú trọng và chiếm tỷtrọng tương đối cao trong cơ cấu VĐT. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng ngành này chủyếu là NSNN, nguồn vốn trong dân chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2013, tổng VĐT cho giao thông là 333,880 tỷ đồng tăng gấp 3,85 lần so với năm 2011 do nguồn vốn TW đầu tư nâng cấp, sửa chữa tuyến đường phía Tây thành phốHuế qua địa bàn. Hệ thống giao thông được tập trung mọi nguồn lựcđể đầu tư tạo được bộkhung quan trọng đểphát triển KT – XH và xây dựng đô thị. Trong 3 năm qua, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành đưa vào sửdụng như: nâng cấp, sửa chữa đường phía Tây thành phốHuế đi qua địa bàn, đưa vào hoạt động đường và cầu Tam Giang nối vùng đồng bằng và vùng biển, hoàn thành xây dựng mới cầu Bao Vinh, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 4– tỉnh lộ 12 B, đầu tư đồng bộhệthống giao thông khu vực nội thị, các dựán giao thông thuộc công trình xây dựng nông thôn mới, dựán giao thôngnông thôn WB3… tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán, giao lưu của người dân trong và ngoài địa bàn.
Nhìn vào bảng 10 ta thấy, trong giai đoạn 2011 – 2013 mức huy động từ nhân dân là 437,982 tỷ đồng chiếm 40,97% trong tống mức huy động và tăng qua các năm.
Điều đó chứng tỏ mức sống của nhân dân đã và đang tăng lên cũng như họ nhận thức được vai trò của giao thông trong sựphát triển sản xuất và phục vụ đời sống của chính họ, cụthể như sau:
Năm 2011, tổng nguồn vốn đầu tư cho làm mới và duy tu bảo dưỡng CSHT giao thông là 154,533 tỷ đồng thì mức đóng góp của nhân dân là 67,794 tỷ đồng,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ