Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.3. Thực trạng đầu tư xây dựng CSHT giao thông giai đoạn 2011 – 2013

2.3.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông

2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông

HệsốICOR cho biết, để tăng thêmmột đơn vịtổng sản phẩm quốc nội thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vịvốn đầu tư trong kỳ.

Bảng 14: Hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT giao thông sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013 1. Vốn đầu tư CSHT giao thông Tỷ đồng 154,533 362,249 552,141

2. Vốn đầu tư CSHT Tỷ đồng 890,038 789,604 1.026

3. GDP Tỷ đồng 2.153 2.487 2.902

4.. Tăng trưởng GDP % 19,04 15,51 16,69

5. Tỉlệvốn đầu tư CSHT giao thông/GDP

% 7,18 14,57 13,24

6. Tỉlệvốn đầu tư CSHT/GDP % 41,34 31,75 35,35

7. ICOR giao thông 0,45 1,08 1,33

8. ICOR thịxã Hương Trà 2,59 2,36 2,47

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Nhìn vào bảng 14 ta thấy, chỉ số ICOR giao thông tăng qua các năm. Cụ thể là, trong năm 2011, để tăng 1 đồng GDP thì cần 0,45 đồng vốn đầu tư từNSNN cho giao thông thì đến năm 2013 để tăng 1 đồng GDP thì cần 1,33 đồng vốn điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn NSNN của thị xã Hương Trà giảm dần trong những năm qua.

Đặc biệt hệ số ICOR thị xã năm 2013 là 2,47; để tăng 1 đồng GDP thì cần đến 2,47 đồng vốn, giảm 4,63% so với năm 2011; cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thị xã đang chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên trong những năm qua, hệ số ICOR của thị xã chỉ đạt mức từ2 -3, mức giới hạn này thểhiện, thị xã đang thiếu vốn đầu tư, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế vốn do sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Năng lực vận tải của hệ thống giao thông

Hiệu quả của hoạt động đầu tưxây dựng hạtầng giao thông góp phần thể hiện ở năng lực vận tải của ngành giao thông. Với mỗi con đường hay mỗi cầu mới được xây dựng làm cho hệ thống giao thông đồng bộ hơn, khoảng cách các vùng, các xã – phường ngày càng thu hẹp, thời gian đi lại sẽ giảm. Điều này khuyến khích lưu thông hàng hóa, vận chuyểnhành khách, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

Bảng 15: Năng lực vận tải của hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Phương tiện vận tải

+ Xe ô tô vận tải hàng hóa Cái/tấn 378/1740 404/20185 469/2341 + Xe ô tô vận tải hành khách Cái/chỗngồi 325/1624 377/1884 437/2185

+ Xe công nông Cái/ tấn 175/363 203/421 235/489

+ Thuyền máy Cái/ tấn 11/105 11/105 11/105

+ Thuyền không gắn máy Cái/ tấn 5/45 5/45 5/45

2. Khối lượng hàng hóa vận

chuyển Tấn 21.736.200 27.730.703 34.667.619

+ Đường bộ Tấn 12.786.000 16.557.870 21.004.840

+ Đường thủy nội địa Tấn 8.950.200 11.172.833 13.662.778 3.Khối lượng hàng hóa luân

chuyển Tấn.km 72.454.000 79.230.580 86.669.048

+ Đường bộ Tấn.km 42.620.000 47.308.200 52.512.102

+ Đường thủy nội địa Tấn.km 29.834.000 31.922.380 34.156.946 4. Số lượng hành khách

+ Vận chuyển Hành khách 6.109.242 7.586.721 8.220.596

+ Luân chuyển Hành

khách.km 30.546.212 37.433.605 41.102.982 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Qua bảng trên có thể thấy được, số lượng phương tiện vận tải tăng lên qua các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Số lượng hành khách được vận chuyển tăng qua các năm. Năm 2013,lượng hành khách vận chuyển là 8.220.596 người,tăng8,36% so với năm 2012 và tăng 34,56% so với năm 2011. Lượng vận chuyển hành khách trong những năm qua tăng là do:

Từ năm 2011, thị xã có đưa các tuyến xe bus vào hoạt động trên một số tuyến đường tạo ra sựthuận tiện trong việc đi lại của người dân mà giá cảlại phù hợp nên rất được nhiều người dân lựa chọn.

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao vì thế người dân có xu hướng muốn đi du lịch hay mởrộng giao lưu, quan hệhợp tác với bên ngoài ngày càng nhiều hơn.

Luồng vận chuyển hành khách được hình thành và hoạt động chủyếu đi theo các tuyến quốc lộ, đường tránh, đường tỉnh và giao thông nông thôn để vận chuyển người dân đi ra các tỉnh, huyện, xã khác nhau ngày càngđược thuận tiện, dễ dàng hơn.

Điều kiện đường xá ngày càng được đầu tư tu sữa, mở rộng mạng lưới đường bộ ngày càng được hoàn thiện hơn nên thuận tiện cho người dân đi lại, ngoại trừ các xãở vùng sâu, vùng xa, không có đường ô tô nên việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, mọi hoạt động đi lại của người dân chủyếu bằng phương tiện xe máy.

Nhìn vào bảng 15 ta thấy, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng qua các năm.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2013 là 34.667.619 tấn, tăng 25,02% so với năm 2012 và tăng 59,49% so với năm 2011; trên địa bàn thị xã có rất nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa, sản phẩm cần khối lượng nguyên liệu đầu vào lớn, một trong đó là nhà máy xi măng Luks, quặng được đưa từ vùng nguyên liệu về nhà máy để sản xuất rất nhiều và xi măng được đưa từ nhà máy đến thị trường tiêu thụ rất lớn, vì vậy làm cho khối lượng hàng hóa vận chuyển có sự tăng cao. Còn tính theo luân chuyển thì năm 2013 là 86.669.048 Tấn.Km, tăng 9,39% so với năm 2012 và tăng 19,62% so với năm 2011. Sởdĩ khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng nhanh như vậy là do tài nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn được chú trọng khai thác hiệu quả, khiến cho vùng nông thôn chính là một vùng thị trường và là nơi sản xuất hàng hóa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang tăng nhanh do đòi hỏi của các vùng đô thị hay công nghiệp tập trung và xuất khẩu, làm tăng rất đáng kể

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thôn, xóm, đặc biệt vào các vụ thu hoạch. Đặc biệt, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộnhiều hơn hẳn so với các đường khác.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả tiếp theo được xem xét là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và thu nhập của người dân. Hiệu quả của đầu tư xây dựng CSHT giao thông gián tiếp làm tăng tốc độphát triển kinh tếcủa thị xã trong thời gian qua. Nhờ có CSHT giao thông tốt nên thời gian qua việc giao lưu buôn bán và đi lại giữa các vùng kinh tế, các xã – phường, các thôn được dễ dàng, hàng hóa sản xuất được đưa đến các nơi có nhu cầu góp phần lớn vào GDP hàng năm.

Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Hương Trà giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh (%) 2012/

2011

2013/

2012

2013/

2011

Bình quân

GDP (%) 19,04 15,51 16,69 -18,54 7,61 -12,34 -6,17

Thu nhập bình quân (Trđ/người/năm)

19,135 21,938 25,288 14,65 15,27 32,15 16,08

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Hương Trà) Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Hương Trà trong giai đoạn 2011 – 2013 là tương đối cao khoảng 17,8%. Với những chính sách đầu tư CSHT giao thông hợp lí trong thời gian qua đã góp phần phát triển kinh tế như hiện nay và góp phần thay đổi diện mạo thịxã.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng đồng nghĩa với mức sống của người dân được tăng lên, đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quảcủa hoạt động đầu tư phát triển giao thông. Mạng lưới giao thông đường bộ ngày càng được hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để phát triển giao thông vận tải của thị xã nói riêng và của tỉnh nói chung; mặc khác, người dân các vùng quê lên thị trấn, lên thành phốvà các tỉnh khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thu nhập qua các năm đều tăng lên. Năm 2013 đạt 2.107 nghìn đồng/người/

tháng tăng 15,27% so với năm 2012 và tăng 32,15% so với năm 2011 (1.595 nghìn đồng/người/ tháng) đây là một điều đáng ghi nhận sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân thịxã Hương Trà.

Phát triển giao thông góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, xây dựng nông thôn mới

Hệ thống giao thông thị xã Hương Trà là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới GTVT; có vai trò kết nối cộng đồng dân cư, khu vực, vùng miền phục vụ đời sống sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đềdân sinh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thị xã Hương Trà rất quan tâm củng cố, phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông. Từ điểm xuất phát thấp có kết cấu mặt đường kiên cố bằng bê tông xi măng hoặc láng nhựa, số còn lại là mặt đường tự nhiên, hay cũng chỉ được rải một lớp cấp phối đất núi nên việc đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa lũ, thì đếnnăm 2013các tuyến quốc lộ được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhựa hóa, bê tông hóa và 100% sốxã– phường đã có đường ô tô về đến trung tâm. Số km đường nhựa, bê tông xi măng và cây cầu được tăng lên.

Thịxã Hương Trà có 16 xã– phường đã vàđang quyết tâm xây dựng mô hìnhđô thị hiện đại, nông thôn mới. Nhiều xã– phường đã cốgắng phấn đấu, đưa ra mục tiêu và có nhiều xã– phường đãđạt được các tiêu chí đềra.

Việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đã góp phần kết nối với các trung tâm kinh tế, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn, đặc biệt đã tạo ra dáng dấp bộmặt của thị xã. Tuy nhiên, cái được lớn nhất trong xây dựng giao thông đó là người dân đã coi những con đường là một bộ phận gần gũi thân thuộc của cộng đồng, gắn liền với đời sống của mỗi gia đình cần được bảo vệ, đầu tư xây dựng.

Chính điều ấy, đã làm cho người dân không chỉ chăm lo cho những con đường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đóng góp tiền của, công sức đểxây cầu. Một trong những minh chứng đó là phong trào

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” đểbê tông hoá giao thông, kênh mương nội đồng..., ngay từ khi mới khởi xướng đãđược sự đồng thuận rất cao của người dân. Trên cơ sở

“Giao thông đi trước một bước”, nhân dân có điều kiện mởmang sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện đi lại, phát triển kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình và cộng đồng thôn, bản.

Giảm thiểu tai nạn giao thông

Hệ thống đường giao thông của thị xã phát triển đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp, các tuyến đường được sửa chữa, bảo trì định kỳ, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo hiệu đường bộ được lắp đặt đồng bộ và người dân đã tích cực tham gia công tác bảo vệ đường và thiết bịtrên đường, nhận thức của người dân khi tham gia giao thông ngày càng được nâng cao.

Theo thống kê của Ban an toàn giao thông thị xã, năm 2013 có 162 vụ tai nạn giao thông làm 17 người chết, 184 người bị thương; bình quân giảm 26,25%/năm.

Trong năm 2013 là năm triển khai có hiệu quả năm “An toàn giao thông” nên tai nạn giao thông nghiêm trọng giảm 20,82% so với năm 2012, tổchức tốt công tác tuần tra kiểm soát ATGT đã phát hiện được 1.030 trường hợp vi phạm, tạm giữ 483 lượt phương tiện, xửphạt 233,6 triệu đồng.

Bảng 17: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh (%) 2012/

2011

2013/

2012

Bình quân

1. Sốvụtai nạn Vụ 341 270 162 -40,00 -20,82 -26,25

2.Số người bịchết Người 14 15 17 13,33 7,14 10,71

3. Số người bị thương Người 240 203 184 -9,36 -15,50 -11,71 4. Thiệt hại vật chất Trđ 1.857 1.250 805 -35,60 -32,69 -28,33

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Dịch vụ giao thông vận tải được cung cấp với mức giá thấp cho người nghèo Với những tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp, chi phí vận tải giảm đi rất nhiều. Các đơn vị vận tải quốc doanh được nhà nước bao cấp cho các dịch vụ vận tải nên có giá vé thấp hơn so với khu vực tư nhân cung cấp. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Hương Trà đã có các tuyến xe bus chạy đường tuyến thị xã và một số đường trục chính của các xã – phường đáp ứng nhu cầu đi lại giá rẻ cho nhân dân. Trung bình 1 ngày có 4 tuyến xe bus chạy qua. Có nhiều loại phương tiện vận tải chở khách cạnh tranh nhau tạo nên giá cảphù hợp.

Mật độ lưu thông tăng

Việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường sẽ đảm bảo giao thông thông suốt, tránh được tình hình ách tắc đường cho người dân địa phương, các phương tiện thông sơ cũng như cơ giới. Đặc biệt trong mùa mưa lũ hay hiện tượng lởnúi lấp đường sẽ được cải thiện khi có những con đường thuộc dự án được xây dựng. Việc tăng cường dòng giao thông sẽ giảm thời gian đi lại và chi phí vận tải, từ đó tăng lợi ích kinh tếcủa dựán.

Góp phần vào xóa đói giảm nghèo

Giao thông phát triển góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Thực hiện tổng điều tra hộnghèo và cận nghèo giai đoạn 2010- 2013 theo tiêu chí mới, toàn huyện có 8,98% hộ nghèo, 6,71% hộ cận nghèo. Năm 2010, tỉ lệhộ nghèo của xã là 13,2%, năm 2011 là 10,38%, năm 2012 là 9,15%, và năm 2013 tỉ lệ giảm xuống đáng kểlà 7,98%.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)