CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông của thị xã
3.3.1. Về giải pháp huy động vốn
3.3.1.1. Giải pháp huy động vốn NSNN
Đầu tư vốn NSNN cho CSHT giao thông trong thời gian qua đang theo chiều hướng tốt, chỉchiếm khoảng 35 - 40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa đầu tư NSNN cho CSHT. Đây là nguồn lực quan trọng đảm bảo sự phát triển của nó. Song ở đây cũng cần có sựphân cấp giữa NSĐP, NSTW và cơ sở. Trong đó, vốn NSTW cần hỗ trợ tập trung đầu tư cao các tuyến đường mà tạo điều kiện kinh tế- xã hội lạc hậu hay xã– phường có chiến lược vềquốc phòng an ninh…NSĐP cần tập trung cho các hệ thống, công trình đầu mối của địa phương và hỗtrợ nhiều hơn cho quy hoạch, mở rông, nâng cấp, bảo dưỡng mạng lưới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Vấn đề quan trọng ở chỗ thị xã cần có các chính sách phù hợp động viên các nguồn thu cho NSĐP, cơ sở và dành một tỉ lệthoả đáng các nguồn thu này để đầu tư cho giao thông tại chỗ.
Đối với các vùng kinh tếhàng hóa phát triển, Nhà nước có thể huy động một tỉ lệ nhất định trong lợi nhuận của các sản xuất, thu mua, chếbiến và xuất khẩu để hỗ trợ đầu tư trở lại cho giao thôngở địa phương. Đối với những vùng trọng điểm khó khăn, vốn đầu tư Ngân sách có thể được thực hiên trực tiếp đến mỗi hệthống các đường, các công trình cầu cống…hoặc gián tiếp thông qua các dự án, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
Có thể nói đây là một giải pháp có tính chiến lược trong phát triển CSHT giao thông trong thời gian tới. Đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa tạo cơ sở, hình thành đòn bẫy cho một tiến trình phát triển kinh tế- xã hội. Điều đặc biệt là những đầu tư đó làm nòng cốt trong việc thay đổi về chất trong phương thức phát triển CSHT giao thông trong điều kiện mới.
3.3.1.2. Giải pháp huy động nguồn lực trong dân
Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, nguồn vốn đầu tư trong những năm tới cho phát triển CSHT giao thông từ phía nền kinh tế - xã hội và từ phía Nhà nước còn hạn chế, mặt khác nguồn nhân lực trong nông thôn khá dồi dào, nhất là lao động còn dư thừa nhiều. Do đó, huy động nguồn lực trong dân ở một chừng mực nào đócho phát triển CSHT giao thông là cần thiết.
Mặt tài chính:
Để huy động trong nhân dân cần thực hiện:
Một là, việc huy động của cộng đồng, của xã đều phải dựa trên căn bản những quy định mang tính chất Nhà nước, tức trong khuôn khổpháp lý.
Hai là, việc huy động xây dựng mạng lưới giao thông trong phạm vi thị xã là thuộc cộng đồng thịxã, vì thếnhững dựán xây dựng cũng như việc huy động vốn và vật
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đồng nhân dân. Đồng thời mọi hoạt động, xây dựng phải được công khai, minh bạch.
Ba là, việc xây dưng CSHT giao thông phải tuân theo trình tự và thủ tục xây dựng do Nhà nước ban hành. Nhất thiết phải có quy hoạch, thiết kế, luận chứng kinh tế- kĩ thuật để tránh tình trạng “vừa thổi còi vừa đá bong”. Trong tổ chức xây dựng, nhất thiết phải thành lập Ban quản lí dự án, xây dựng tách khỏi UBND với tư cách là chủ đầu tư và được đặt dưới sựkiểm soát của HĐND, UBND.
Huy động nguồn lực trong dân:
Cùng với các chính sách, giải pháp vốn đầu tư trên đây thì việc đổi mới chính sách huy động và sửdụng nhân lực cho phát triển CSHT giao thông cũng là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết được huy động và sử dụng vào mục đích tạo lập và phát triển các công trình CSHT giao thông. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động này được thực hiện dưới các hình thức đóng góp trực tiếp, tại chỗ như: lao động nghĩa vụ, lao động công trình…Đó là hình thức mang nặng tính hành chính, bắt buộc và mang tính bình quân theo quyết định của mỗi địa phương, mỗicơ sở.
Để cho sự góp sức của nhân dân thực sự mang lại hiệu quả trong giai đoạn hiện nay cần:
- Khuyến khích và coi trọng hơn nữa các hình thức động viên, đóng góp lao động tựnguyện của dân cư và các tổchức kinh tế- xã hội, tạo ra ý thức trách nhiệm, có tính tự giác, tính văn hóa ởcộng đồng với việc xây dựng và phát triển giao thông.
- Mởrộng các hình thức huy động và sửdụng lao động theo cơ chếthị trường như:
Thầu khoán, thuê hoặc hợp đồng nhân công…ở đây lao động sử dụng cho CSHT cần được quan niệm giống như lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng về lợi ích và thu nhập của người lao động, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế đấu thầu các dựán xây dựng CSHT .
- Gắn với chính sách huy động nhân lực đầu tư cho CSHT giao thông theo cơ chế thị trường với chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ, coi xây dựng và phát triển giao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cư trên địa bàn thịxã.