PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 479
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP XDCTGT 479
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty CP XDCTGT 479
2.1.4.5 Hệ thống báo cáo tài chính sử dụng tại công ty CP XDCTGT 479
Tại Công ty CP XDCTGT 479 đã thực hiện đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính do Nhà nước qui định.
2.1.5 Tình hình TS và NV của công ty CP XDCTGT 479 qua 3 năm 2008- 2010 Bảng 2.1:Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2008- 2010)
Đvt: 1000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
A.TÀI SẢN 80.376.497 81.418.579 89.574.187 1.042.082 1,3 8.155.608 10,0 I. TSLĐ và ĐTNH 57.432.676 54.700.047 60.096.845 (2.732.629) (4,8) 5.396.798 9,9 1. Vốn bằng tiền 1.899.780 1.478.789 2.454.078 (420.991) (22,2) 975.289 66,0 2. Khoản phải thu 33.527.185 26.120.351 52.331.172 (7.406.834) (22,1) 26.210.821 100,3 3. Hàng tồn kho 17.957.782 21.339.344 788.635 3.381.562 18,8 (20.550.709) (96,3) 4. TS NH khác 4.047.929 5.779.563 4.522.960 1.731.634 42,8 (1.256.603) (21,7) II. TSCĐ & ĐTDH 22.943.821 26.718.532 29.477.342 3.774.711 16,5 2.758.810 10,3 1. TSCĐ 23.095.235 26.542.267 29.276.974 3.447.032 14,9 2.734.707 10,3
2. Các khoản ĐTDH 534.762 28.586 28.586 (506.176) (94,7) 0 0,0
3. Các khoản ký
quỹ, ký cược DH 0 147.679 171.781 147.679 - 24.102 16,3
B. NGUỒN VỐN 80.376.497 81.418.579 89.574.187 1.042.082 1,3 8.155.608 10,0 I. NỢ PHẢI TRẢ 80284370 79.237.166 79.170.587 (1.047.204) (1,3) (66.579) (0,1) 1. Nợ ngắn hạn 76.084.246 69.720.242 73.091.697 (6.364.004) (8,4) 3.371.455 4,8 2. Nợ dài hạn 4.200.124 9.516.924 6.078.890 5.316.800 126,6 (3.438.034) (36,1) II. VỐN CSH 92128 2.181.413 10.403.600 2.089.285 2267,8 8.222.187 376,9 1. Vốn chủ sở hữu 84.878 2.172.513 813.347 2.087.635 2459,6 -1.359.166 -62,6 2. Nguồn kinh phí 7.250 8.901 9.590.253 1.651 22,8 9.581.352 107643,5
(Nguồn: Phòng kế toán –tài chính) Qua bảng “Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 479 qua 3 năm”, ta thấy Tài sản và Nguồn vốn của công ty tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2008 có giá trị gần 80,4 tỷ đồng, năm 2009 có giá trị gần 81,4 tỷ đồng. Năm 2009 cao hơn 1tỷ so với năm 2008 tương ứng tăng 1,3%. Năm 2010 có giá trị gần 89,6 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 gần 8,2 tỷ tương ứng tăng 10%.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
================================================================ 41 Về phần Tài sản:
TSLĐ và ĐTNH năm 2009 giảm gần 3 tỷ so với năm 2008, tương ứng giảm 4,8%.
Trong đó lượng vốn bằng tiền của công ty giảm 421 triệu tương ứng giảm 22%. Tốc độ tăng của các khoản phải thu của công ty năm 2009 giảm hơn năm 2008, đây là một cố gắng của công ty trong việc thu hồi các khoản phải thu ở khách hàng.
TSLĐ và ĐTNH năm 2010 tăng so với năm 2009. Trong đó, lượng tiền tăng quá lớn vào thời điểm cuối năm là do công ty được thanh toán cho khối lượng công trình xây lắp vào thời điểm cuối năm. Khoản phải thu năm 2010 tăng vọt so với năm 2009, tăng gần 26 tỷ tương ứng tăng 100%, cho thấy công ty đã cho nợ dàn trải, điềunày sẽ gây nguy hiểm cho công ty khi mà khách hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ này.
TSCĐ & ĐTDH của công ty tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2009 tăng 16,5% so với năm 2008, năm 2010 tăng 10,3% so với năm 2009. Có được kết quả này là do trong 3 năm qua Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư thêm các máy móc thiết bị đặc chủng để phục vụ cho việc xây dựng cầu cảng, đây là một cố gắng của Công ty trong việc trang bị máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng các công trình thi công.
Về phần Nguồn vốn:
Nguồn vốn của Công ty tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 2267,8% so với năm 2008, trong đó nhờ có sự tăng lên của nhân tố Vốn chủ sở hữu cho thấy Công ty rất có uy tín trong việc thu hút vốn đầu tư. Sự tăng lên của Vốn chủ sở hữu năm 2010 chủ yếu là nhờ sự tăng lên của các Nguồn kinh phí.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
2.1.6 Kết quảSXKDcủa công ty CP XDCTGT 479 qua 3 năm 2008- 2010 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty qua 3 năm (2008-2010)
Đvt: 1000 đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1. Tổng doanh thu 179.168.700 198.330.989 210.865.850 19.162.289 10,7 12.534.861 6,3
2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 - 0 -
3. Doanh thu thuần 179.168.700 198.330.989 210.865.850 19.162.289 10,7 12.534.861 6,3 4. Giá vốn hàng bán 166.684.160 184.110.019 192.059.000 17.425.859 10,5 7.948.981 4,3 5. Lợi nhuận gộp 12.484.540 14.220.970 18.806.850 1.736.430 13,9 4.585.880 32,2
6. Chi phí quản lý 7.530.151 8.107.310 8.892.220 577.159 7,7 784.910 9,7
7. LN thuần từ HĐKD 4.954.389 6.113.660 9.914.630 1.159.271 23,4 3.800.970 62,2 8. TN HĐTC từ lãi tiền gửi 824.157 1.530.236 2.179.221 706.079 85,7 648.985 42,4 9. CP HĐTC lãi vay NH 2.322.610 2.963.997 4.159.245 641.387 27,6 1.195.248 40,3 10. Lợi nhuận HĐTC (1.498.453) (1.433.761) (1.980.024) 64.692 (4,3) (546.263) 38,1 11. Các khoản TN bthường 495.223 984.345 830.121 489.122 98,8 (154.224) (15,7) 12. Chi phí bất thường 296.951 691.166 573.211 394.215 132,8 (117.955) (17,1) 13. Lợi nhuận bất thường 198.272 293.179 256.910 94.907 47,9 (36.269) (12,4) 14. Tổng LN trước thuế 3.654.208 4.973.078 8.191.516 1.318.870 36,1 3.218.438 64,7 15. Thuế TNDN phải nộp 913.552 1.243.269,5 2.047.879 329.718 36,1 804.610 64,7 16. Lợi nhuận sau thuế 2.740.656 3.729.808,5 6.143.637 989.153 36,1 2.413.829 64,7
(Nguồn: Phòng kế toán –tài chính) Qua bảng phân tích trên ta thấy, lợi nhuận qua các năm đều có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả này là do công ty đã từng bước nâng cao năng suất lao động, đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng các công trình thi công. Cho thấydoanh nghiệp đanghoạt động ngày càng có hiệu quả. Cụ thể:
Năm 2009 so với năm 2008: Tổng doanh thu tăng hơn 19 tỷ đồng tương ứng tăng 10,7%, làm cho lợi nhuận trước thuế tăng gần 1,5 tỷ tương ứng tăng 36,1%. Trước mắt đây là một kết quả đáng mừng cho thấy Công ty rất quan tâm trong vấn đề tăng lợi nhuận cho mình trong năm 2009. Nhưng bên cạnh việc tăng doanh thu 10,7%, thì giá vốn cũng tăng 10,5% so với năm 2008, tốc độ tăng của giá vốn tương đương tốc độ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
================================================================ 43 hay chưa, để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Năm 2010 so với năm 2009: Tổng doanh thu tăng gần 13 tỷ tương ứng tăng 6,3% , tốc độ tăng giảm hơn so với năm 2009. Nhưng ở năm 2010, doanh nghiệp đã làm tốt trong việc quản lý chi phí nên LN thuần từ hoạt động SXKD tăng cao hơn so với năm 2009. Tương ứng làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng tăng 64,7%.
2.1.7 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Để xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu là một quá trình lâu dài và liên quan đến nhiều khâu. Trong đó khâu tổ chức quy trình sản xuất là một trong những khâu quan trọng nhất. Nếu việc tổ chức quy trình sản xuất thiếu hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao. Bên cạnh đó, việc thi công các công trình giao thông luôn đòi hỏi cao về mặt tiến độ, chất lượng và mỹ thuật, vì vậy việc bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất sẽ đẩy nhanh được tiến độ thi công công trình. Vì vậy mà quy trình sản xuất tại công ty 479 được thực hiện một cách khoa học, bao gồm các bước sau:
(1) Chuẩn bị sản xuất
Việc bố trí mặt bằng, bến bãi, huy động vật tư thiết bị thi công, chọn nguồn cung cấp vật liệu phải được nghiên cứu tính toán trước sao cho thuận lợi trong quá trình thi công, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, phù hợp với qui mô công trình.
(2) Thi công cấu kiện lắp ghép
Cấu kiện lắp ghép ở đây bao gồm : các cấu kiện Bêtông cốt thép đúc sẵn và các cấu kiện thép lắp ghép. Các cấu kiện đúc sẵnnày phải được tính toán trước sao cho hợp lý, hạng mục nào chế tạo trước, hạng mục nào chế tạo sau để đáp ứng nhu cầu thi công kịp thời của từng công việc, tuyệt đối cần tránh trường hợp các sản phẩm làm ra để lưu kho bãi quá lâu dẫn đến tốn diện tích kho xưởng, mặt bằng bến bãi, gâyứ đọng vốn.
(3) Thi công móng cọc
Hầu hết các công trình giao thông được xử lý nền móng bằng cọc. Móng cọc ở đây có thể là: cọc khoan nhồi, cọc đóng bằng Bêtông cốt thép đúc sẵn, cọc đóng bằng thép hình… Trước khi thi công cọc đại trà phải tiến hành thử tải một cọc, trên cơ sở kết quả thử tải các ban ngành liên quan sẽ ra quyết định chính thức chiều sâu cọc.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
(4) Thi công mố, trụ
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, như thi công trên cạn hay dưới nước, chiều sâu đào đất lớn hay nhỏ, địa chất đất tại vị trí thi công như thế nào… mà có biện pháp tổ chức thi công cho phù hợp. Bệ móng mố trụ có thể tổ chức thi công đào trần hố móng, đóng cọc ván thép, đắp đê quai… Cần chọn kết cấu ván khuôn đà giáo cho phù hợp để thi công thân mố, trụ, tránh lãng phí vật tư thi công.
(5) Lao lắp dầm
Công tác lao lắp dầm ở đây được tiến hành ngay sau khi đãđủ điều kiện: đã chế tạo được đủ số dầm cần thiết, thi công được một số mố trụ liên tiếp nhau… Việc lao lắp dầm có thể sử dụng cần cẩu, các thiết bị chuyên dụng của ngành cầu (xe lao dầm, giá long môn, dầm dẫn + giá poóc tích…). Công tác lao lắp phải được tính toán, lựa chọn, sao cho phải hiệu quả về mặt kinh tế, an toàn trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảmbảo tiến độ xây lắp công trình ...
(6) Thi công mặt cầu
Trên quan điểm tổ chức thi công cuốn chiếu, vì vậy ngay từ khi thi công mố trụ đơn vị thi công đã phải lên phương án thi công mố trụ nào trước, mố trụ nào sau, thi công dầm nhịp nào trước, thi công dầm nhịp nào sau. Mặt cầu thi công phải phẳng, nhẵn để thuận lợi cho việc thi công lớp chống thấm và lớp phủ mặt cầu.
(7) Thi công lan can
Trước đây, hệ thống lan can thường có cấu tạo bằng Bêtông cốt thép. Ngày nay, để đảm bảo mỹ thuật công trình, lan can cầu thường được làm bằng thép mạ kẽm hoạc hợp kim nhôm. Để đảm bảo mỹ quan cho công trình khi lắp đặt lan can cần chú ý sao cho lan can phải thẳng đều.
(8) Thi công đường đầu cầu
Đối với các công trình giao thông, thông thường phạm vi 10m đường hai đầu cầu thuộc về gói thầu xây lắp cầu. Việc thi công 10m đường 2 đầu cầu được tiến hành thuần tự như sau: nền đường → móng đường → lớp phủ mặt đường. Có thể tiến hành ngay việc thi công đường đầu cầu sau khi thi công xong mố cầu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
================================================================ 45 (9) Thi công cọc tiêu, biển báo
Hệ thống cọc tiêu, biển báo có khối lượng không nhiều, mặt khác các cấu kiện này thường ở dạng lắp ghép. Vì vậy các cấu kiện này thường được chế tạo sẵn từ trước.
Khi hoàn thiện công trình, tiến hành lắp đặt các cọc tiêu, biển báo vào vị trí theo đúng như hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
(10) Bàn giao công trình
Sau khi thi công xong công trình, đơn vị thi công phải tiến hành lập hồ sơ hoàn công theo qui định hiện hành. Căn cứ vào qui trình qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, Chủ đầu tư sẽ tổ chức kiểm tra, thử tải, nghiệm thu bàn giao công trình. Việc bàn giao sẽ được tiến hành nếu công trình thi công đảm bảo đúng theohồ sơ thiết kế được phê duyệt. Sau đó, đơn vị thi công có trách nhiệm bảo hành công trình một thời gian theo như hợp đồng đã ký kết và theo qui định quản lý chất lượng côngtrình hiện hành.
Quy trình công nghệ sản xuất được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ2.5: Quy trình công nghệ sản xuất Chuẩn bị sản xuất
Thi công mố, trụ
Thi công cấu kiện lắp ghép Lao lắp dầm
Thi công mặt cầu
Thi công lan can
Bàn giao công trình Thi công đường đầu cầu
Thi công cọc tiêu biển báo Thi công móng cọc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ