Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 21 - 52)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 Những vấn đề cơ bản của quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động

1.2.1 Báo cáo tài chính

Theo Nguyễn Văn Công (1995), BCTC kế toán là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ củaDN.

Theo Nguyễn Năng Phúc và các cộng sự (2008), BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị.

Có nhiều định nghĩa về BCTC, nhưng chung nhất, BCTC được hiểulà báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaDN trong năm tài chính.

1.2.1.2 Mục đích của BCTC

Theo Bộ tài chính (2006), mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ DN, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế.

1.2.1.3 Hệ thốngBCTC củaDN

Theo BTC (2006), hệ thống BCTC gồm BCTC năm, BCTC giữa niên độ, BCTC hợp nhất, BCTC tổng hợp. Đề tài này chỉ tậptrung vào BCTC năm. BCTC năm gồm:

- Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): mẫu B 01- DN, là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại thời điểm nhất định.(Phụ lục01)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD): mẫu B 02- DN, là BCTC tổng hợp, phản ánh tình hình và KQHĐKD của DN, bao gồm KQHĐKD và kết quả hoạt động khác.(Phụ lục 02)

-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(BCLCTT): mẫu B 03- DN, là báo cáo cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.(Phụ lục 03)

- Bản thuyết minh BCTC: mẫu B 09- DN, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo mà các bản báo cáo khác không thể trình bày rõ rãng chi tiết.

1.2.2 Khái quát về thẩm định báo cáo tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp 1.2.2.1 Khái niệm

Trên phương diện ngân hàng, thẩm định BCTC của DN là rà soát, kiểm tra lại, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của DN trên giác độ của ngân hàng nhằm đưa ra quyết định cho vay đối với DN,đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.

1.2.2.2 Nội dung thẩm định BCTC

Thẩm định BCTCDN cần tập trung các nội dung sau:

- Thẩm định mức độ tin cậy của các BCTCdo DN cung cấp - Phân tích các BCTC của DN

-Đánh giátổng hợptình hình tài chính củaDN

1.2.2.3 Quy trình thẩm địnhbáo cáo tài chínhđối với KHDN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Như đã trình bày ở nội dung quy trình thẩm định cho vay, sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng và các thông tin bổ sung, CBTD sẽ tiến hàng thẩm định các thông tin đó.

Trong đó, thẩm định tình hình tài chính là khâu rất quan trọng. Hoạt động thẩm định này được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC.

Bước 2: Tiến hành phân tích tình hình tài chính DN dựa trên BCTC do DN cung cấp và các thông tin thu thập được.

Bước 3: Đưa ra đánh giá vềtình hình tài chính DN.

1.2.3 Thẩm định mức độtin cậy của các báo cáo tài chính

Trước khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính DN, CBTD phải tiến hành thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp. Đây là yếu tố quyết định tới chất lượng thẩm định. MộtBCTC sẽ trở nên vô nghĩa đối với ngân hàng khi nóđã bị chỉnh sửa và phản ánh không chính xác tình hình tài chính thực tế của DN. Khi đó, các khâu thẩm định tiếp theo sẽ không có ý nghĩa và nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao.

Đối với những khách hàng lớn, nhu cầu về vốn cao, họ thường cần những khoản vay lớn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro cao khi cho vay. Vì vậy, ngân hàng thường yêu cầu DN cung cấp các BCTC đã được kiểm toán nhằm giúp ngân hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của các thông tin trên BCTC của DN. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng đều là DN vừa và nhỏ nên họ ít khả năng cung cấp BCTC đã được kiểm toán. Thực tế đó đã chỉ ra rằng, ngân hàng phải tiến hành công tác thẩm định độ tin cậy của BCTC trước khi phân tích các thông tin trên đó. Công việc này thường doCBTD thực hiện thông qua các bước:

- Nghiên cứu kỹ số liệu trên BCTC.

- Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng ngờ hay bất hợp lýtrong BCTC.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng ngờ đó.

- Mời khách hàng đến thảo luận, và yêu cầu giải thích về những điểm đó.

- Viếng thăm DN để quan sát và nếu cần, tận mắt xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập các BCTC.

- Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp.

1.2.4 Phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp

Sau khi đánh giá mức độ tin cậy của BCTC do DN cung cấp, nếu chúng phản ánh trung thực và hợp lý tình hình kinh doanh của DN thì CBTD có thể tiến hànhbước phân tích BCTC. Ngược lại, CBTD có thể trả lại hồ sơ cho khách hàng và yêu cầu cung cấp lại hồ sơ hoặc từ chối cấp tín dụng ngay bước này.

Phân tích BCTC DN là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng năng lực tài chính, xu hướng diễn biến các hoạt động tài chính DN thông qua các thông tin được trình bày trên các BCTC, cung cấp cho nhà quản lý và những đối tượng quan tâm cơ sở đánh giá và dự đoánvề tài chính của DN, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với họ (Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà, 2010).

Phân tích BCTC DN là công cụ để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau tùy vào từng đối tượng sử dụng kết quả phân tích. Trên phương diện ngân hàng cho DN vay vốn, với kỳ vọng DN sẽ trả nợ gốc và lãi đúng hạn, nên sẽ tập trung đánh giá vềtình hình tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay, lãi vay của DN. Để đánh giá nội dung này, CBTD thường sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu tài chính dựa trên BCTC đủ tin cậy của DN.

Các chỉ tiêu tài chính dùng trong phân tích được chia thành các nhóm:

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Nhóm chỉ tiêu vềkhả năng sinh lợi - Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng - Nhóm chỉ tiêu về đánh giá dòng tiền Các bướcphân tích chỉ tiêu tài chính:

Bước 1: Xác định đúng công thức chỉtiêu cần phân tích

Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các BCTC để lắp vào công thức và tính toán Bước 3: Giải thích ý nghĩa của cácchỉ tiêu vừa tính toán

Bước 4: Đánh giáchỉ tiêu vừa tính toán

Bước 5: Sau khi đánh giá tất cả cácchỉ tiêu, rút ra kết luận về tình hình tài chính của DN Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng nhómchỉ tiêu tài chính.

1.2.4.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán là các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (NNH) của DN, bao gồm:tỷ số thanh khoản hiện hành, tỷ số thanh khoản nhanh, tỷ số thanh khoản tức thời.

a, Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)

Hệ số thanh toán ngắn hạn=

Trong đó:

Giá trị tài sản ngắn hạn(TSNH) lấy giá trị từ Mã số 100 BCĐKT.

Giá trị NNH lấy giá trị từMã số 310 BCĐKT.

- Ý nghĩa: Cho biết 1 đồngNNH được đảm bảo chi trả bởi bao nhiêu đồng TSNH.

Hệ số này đánh giá khả năng của DN trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trong Giá trịtài sản ngắn hạn

Giá trị NNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

vòng một năm bằng các loại tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm tới.

-Đánh giá: Hệ số này nếu trên 1 lần được xem là mức an toàn cho DN. Tuy nhiên, nếu quá cao thì không tốt bởi các lý do: quá nhiều tiền nhàn rỗi, quá nhiều khoản phải thu hay hàng tồn kho (HTK) ứ đọng quá nhiều. Do đó, khi giá trị hệ số tăng lên không nên vội kết luận mà cần kiểm tra kỹ nguyên nhân. Điều này có thể xuất phát từ khả năng quản lý TSNH của DN chưa tốt làm cho HTK ứ đọng tăng lên hoặc khoản phải thu tăng vì chất lượng công tác thu hồi nợ.

Khi giá trị hệ số thấp hơn mức an toàn thì có thể do DN đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Khi đó, giá trị NNH cao làm giảm giá trị hệ số này.

b, Hệ số thanh toán nhanh (lần)

Hệ số

thanh toán nhanh =

Trong đó:

Tiền và tương đương tiềnlấy giá trị từMã số110 BCĐKT.

Đầu tư tài chính ngắn hạn lấy từMã số 120 BCĐKT.

Phải thu ngắn hạn lấy từMã số 130 BCĐKT.

- Ý nghĩa: Cho biết một đồng NNH được thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản cao. Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán NNH cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Do đó, hệ số này có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn.

-Đánh giá: Hệ số này càng cao càng tốt. Mức an toàn của hệ số này là 0,5 lần. Nội dung đánh giá hệ số này tương tự hệ số thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên, đối với các DN

Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn

Giá trị NNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

xây lắp, do đặc điểm kinh doanh nên giá trị cá khoản phải thu lớn nên chỉ tiêu này đối với DN xây lắp thường cao hơn so với các DN trong lĩnh vực khác.

c, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (lần)

Hệsố khả năng thanh toán lãi vay =

Trong đó:

Lợi nhuận trước thuế(LNTT) lấy từ Mã số50 Báo cáo KQHĐKD.

Chi phí lãi vay lấytừMã số23 Báo cáo KQHĐKD.

- Ý nghĩa: Cho biết trong một chu kỳ kinh doanh thì DN có khả năng hoàn trả lãi vay mấy lần. Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận trước khi trã lãi vay, đo lường khả năng trã lãi hằng năm của DN.

- Đánh giá: Mức an toàn của hệ số là lớn hơn 2,0 lần. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của DN trong việc sử dụng thu nhập từ HĐKD để đáp ứng các chi phí lãi vay hàng năm.

Tỷ số này tối thiểu bằng 1, khi đó, DN kinh doanh chỉ vừa đủ trả lãi vay. Nếu hệ số nhỏ hơn 1 thể hiện DN đang bị lỗ. Tuy nhiên, đánh giá hệ số này còn phải phụ thuộc vào DN đang trong giai động hoạt động nào. Nếu DN đang trong quá trìnhđầu tư, chưa có lợi nhuận thì có thể xét bỏ qua hệ số này.

1.2.4.2 Phân tích các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính:

Chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động của DN. Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét đến cơ cấu vốn của DN, bao gồm: hệsố nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH), hệsố nợ trên tổng tài sản (TTS), hệsốtựtài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính.

Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

a, Hệ số nợ trên VCSH (lần)

Hệsố nợ trên VCSH =

Trong đó:

Giá trị nợ phải trảlấy từMã số 300 BCĐKT.

Giá trị VCSH lấy từMã số 400 BCĐKT.

- Ý nghĩa: cho biết 1 đồng VCSH tài trợ cho bao nhiêu đồng nợ phải trả.

-Đánh giá: Đối với ngân hàng, hệsố này chỉ nên nhỏ hơn 1. Nếu lớn hơn 1 thì DN đang lệ thuộc nhiều hơn vào các khoản nợ.

b, Hệ số tự tài trợ (lần)

Hệsốtự tài trợ=

Trong đó:

Giá trị tổng nguồn vốn lấy từ Mã số 440 BCĐKT.

- Ý nghĩa: cho biết trong 1 đồng vốn của DN có bao nhiêu đồng vốn do DN tự bỏ ra, thể hiện mức độ tự chủ vềtài chính của DNvà khả năng bù đắp tổn thất bằng VCSH.

-Đánh giá:

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tài chính DN. Đứng trên phương diện ngân hàng, tỷ số này càng cao càng tốt, càng cho thấy DN tự chủ về tài chính, ít phụ thuộc các khoản vay nợ. Tuy nhiên, hệ số này cao thì không đem lại lợi nhuận cao cho DN, nhưng bù lại, mức độ an toàn lại cao hơn.

Giá trị nợ phải trả Giá trị VCSH

Giá trịVCSH Giá trịtổng nguồn vốn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Nếu DN đang hoạt động trong môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội tăng trưởng cao, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, ít cạnh tranh, ... thì hệ số này thấp sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận (so với VCSH) cao cho DN. Nhưng ngược lại, nếu hệ số này thấp trong tình hình kinh doanh khó khăn thì sẽ đưa DN đến thua lỗ nặng hơn, dần mất khả năng thanh toán.

c, Hệ số đòn bẩy tài chính (lần)

Hệsố đòn bẩy tài chính=

- Ý nghĩa: cho biết 1 đồng VCSH tài trợ cho bao nhiêu đồng tổng nguồn vốn của DN, thể hiện mức độ tự chủ về vốn của DN.

- Đánh giá: Việc đánh giá hệ số này tương tự như hệsố tự tài trợ. Hệ số này càng thấp thể hiện DN càng tự chủ về tài chính.

d, Hệ số TSCĐ (lần)

Hệ số TSCĐ =

- Ý nghĩa: Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ của DN.

- Đánh giá: Hệ số này càng nhỏ càng an toàn, chứng tỏ phần lớn TSCĐ của DN được tài trợ bằng nguồn VCSH chứ không là từ vốn vay.

Nếu hệsố này cao, thì CBTD tiếp tục kiểm tra hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ.

e, Hệ số thích ứng dài hạn (lần)

Hệ số thích ứng dài hạn =

Giá trịtổng nguồn vốn Giá trịVCSH

Giá trị TSCĐ Giá trị VCSH

Giá trị tài sản dài hạn Giá trị VCSH + Giá trị nợ dài hạn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trong đó:

Giá trị tài sản dài hạn (TSDH) lấy từMã số 200 BCĐKT.

Giá trị nợ dài hạnlấy từMã số 330 BCĐKT.

- Ý nghĩa: Hệ số này cho biết khả năng DN có thể trang trải TSDH của mình bằng nguồn vốn dài hạn ổn định.

- Đánh giá: Hệ số này không được vượt quá 1. Khi hệ số này vượt quá 1, nghĩa là DN đang trang trải TSDH bằng nguồn vốn ngắn hạn (ví dụ như vay ngắn hạn), làm cho dòng tiền của DN không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN.

1.2.4.3 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng TTS hay một bộ phận của tài sản (như HTK, khoản phải thu,...), gồm những chỉ tiêu: số vòng quay TTS, chu kỳ HTK, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân.

a, Số vòng quay TTS (vòng)

Số vòng quay tổng tài sản =

Trong đó:

Doanh thu thuần(DTT): lấy từMã số10 Báo cáo KQHĐKD.

- Ý nghĩa: là chỉ tiêudùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, cho biết 1 đồng TTS tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay cho biết TTS được chuyển đổi thành doanh thu bao nhiêu lần trong một năm tài chính.

-Đánh giá: Hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Hệ số này thấp có thể cho thấy tài sản không được sử dụng một cách hiệu quả, có Giá trịdoanh thu thuần

Giá trị TTSbình quân

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 21 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)