Ví dụ cụ thể thẩm định báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khách hàng của Vietinbank - Nam TTH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 65 - 79)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2 Thực trạng quy trình thẩm định báo cáo tài chính tại Vietinbank - Nam TTH

2.2.5 Ví dụ cụ thể thẩm định báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khách hàng của Vietinbank - Nam TTH

Để minh họa cho quá trình thẩm định BCTC đối với KHDN, tôi xin lấy ví dụ về Công ty TNHH ABC, một DN đã có quan hệ tín dụng vớiChi nhánh trong nhiều năm.

Vài nét về đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH ABC:

- Hình thức sỡ hữu: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh bao bì thùng giấy carton, nguyên liệu và các thiết bị phục vụ sản xuất thùng giấy carton.

- Tổng lao động: 53 người (2011).

- Có quan hệ tín dụng với Vietinbank - Nam TTH từ năm 2005 đến nay.

Vì đây là khách hàng truyền thống của Chi nhánh nên sau khi nhận được Giấy đề nghị vay vốn (Phụ lục 8) của chủ công ty ABC, CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn để lập giới hạn cho vay có tài sản đảm bảo . Sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

công tác thẩm định cho vay bắt đầu, trong đó bao gồm thẩm định BCTC. Nội dung công việc được thực hiện theo trình tự như trong hướng dẫn của Vietinbank.

2.2.5.1 Thu thập và xử lý số liệu

a, Thông tin sử dụng trong thẩm định BCTC của Công ty ABC

- Thông tin ngành:

Theo Báo cáo triển vọng ngành nhựa của công ty SME Securities, nhựa là một trong những ngành chiến lược của với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm trở lại đây. Dự đoán trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành nhựa sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, đòi hỏi các DN trong ngành cần có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ, phân khúc thị trường để tránh tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Chỉ số trung bình ngành nhựa được thu thập dựa trên thông tin từ website của Công ty chứng khoán PhươngNam: www.mnsc.vn

- Thông tin tài chính của Công ty ABC:

+ BCTC của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 (chưa được kiểm toán) gồm có: BCĐKT, Báo cáo KQHĐKD, BCLCTT, Bảng cân đối số phát sinh, Bản thuyết minh BCTC.

+ Sổ sách tổng hợp và chi tiết, Biên bản kiểm kê sản phẩm, hàng hóa, ...

+ Một số chứng từ có giá trị lớn như: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, ...

- Thông tin phi tài chính:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhsố3300358***.

+ Báo cáo hoạt động thường niên năm 2012.

+ Thông tin về sản phẩm ABC cung cấp (giá, số lượng nhập, xuất, tồn)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

+ Bản dự toán đầu tư mở rộng sản xuất của ABC trong năm 2013.

- Ngoài những thông tin trên, CBTD thu thập một số thông tin về công ty:

+ Công ty ABC chỉ mới thiết lập quan hệ tín dụng với Vietinbank.

+ Từ khi có quan hệ tín dụng, ABC chưa từng trả nợ gốc và lãi vay không đúng hạn, hầu hết là trả trước hạn.

+ Khi đến viếng thăm công ty, CBTD nhận thấy các sổ sách chi tiết, tổng hợp kê khai đúng và đầy đủ như tình hình thực tế tại công ty ABC; tài sản đảm bảo của công ty tuy ít nhưng đúng với thực tế và sổ sách.

b, Lựa chọn BCTC để phân tích:

Vì Công ty ABC thuộc loại hình DN nhỏ, chưa quan tâm nhiều đến công tác kiểm toán BCTC. Do đó, BCTC doABC cung cấp thuộc loại có độ tin cậy thấp.

c, Kiểm tra tổng quát BCTC

Công tyđã tuân thủ đúngchính sách kế toán như đãđăng ký ban đầu:

- Công ty áp dụng chế độ kế toán DN vừa và nhỏ - Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của BTC)

- Tuân thủ phương pháp và thời gian khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng (khấu hao đều)và trích lập đúng theo thời gian đối với TSCĐ.

- Tuân thủ nguyên tắc hạch toán HTK: ghi nhận HTK theo giá gốc cộng với chi phí liên quan hợp lý, ghi nhận giá trị HTK cuối kỳ theo phương pháp kiểm kê thực tế, hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Tuân thủ nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay là ghi nhận số tiền vay và trả lãi vay theo hợp đồng.

- Tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo bảng kê và hóa đơn bán hàng giá trị gia tăng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Các số liệu trên BCTC do công ty cung cấp khớp đúng với nhau giữa các BCTC niên độ khác nhau, giữa các BCTC khác nhau trong cùng niên độ, và số liệu trên cùng khoản mục của đầu năm này và cuối năm trước bằng nhau.

d, Đánh giá chất lượng tài sản của Công ty ABC

- Khoản phải thu: chất lượng khoản phải thu tốt, không có khoản thu khó đòi, không cần lập dự phòng phải thu, các hợp đồng bán hàng quy định rõ thời gian trả nợ và khách hàng của công ty luôn trả đúng hạn.

- HTK: chất lượng HTK tốt, thời gian nhập kho đến xuất kho ngắn, không có sự thiếu hụt HTK mà không có lý do, không cần lập dự phòng giảm giá HTK.

-Đầu tư tài chính:công ty không có khoản đầu tư tài chính.

-TSCĐ: Giá trị TSCĐ còn lại phản ánh trong các sổ sách và báo cáo đúngvới tình hình thực tế tại công ty.

e, Điều chỉnh BCTC DN

BCTC do công ty ABC cung cấp phản ánh đúng tình hình tài chính tại công ty. Do đó, CBTD không cần tiến hành bước điều chỉnh BCTC trước khi phân tích.

2.2.5.2 Phân tích BCTC

a, Phân tích cơ cấu và biến động của các khoản mục trên BCTC

- Phân tíchcơ cấuvà biến động của các khoản mục trên BCĐKT:

+ Về tài sản:

Giá trị TTS củacông tytăng qua các năm, cụ thể là năm 2011 tăng 22,86% và năm 2012 tăng 12,96%. Tuy tốc độ tăng không đều nhưng có thể coi là dấu hiệu tốt và hợp lý.

Cơ cấu tài sản trong 3 năm có xu hướng giảm TSNH và tăng TSDH.

Năm 2010, TSNH chiếm đến 70,2% giá trị TTS nhưng đến năm 2012 chỉ còn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Khoản mục tiền và tương đương tiền biến động không ổn định và chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị TTS ( không quá 10%) có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nhưng lại có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2010 khoản mục này chiếm đến hơn 50% giá trị TTS nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống còn 34,69% và năm 2012 tăng trởlại (43,43%).

Điều này cho thấy, công tyđã làm tốt công tác thu hồi nợ vào năm 2011 nhưng không tốt vào năm 2012.

HTK củacông tyđược duy trì khoản 10% giá trị TTS nhưng đến năm 2012 chỉ còn 4,82%. Điều này tuy giúp cho tính thanh khoản của tài sản cao hơn nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ hàng và bán hàng.

TSDH của công ty chỉ gồm TSCĐ. Khoản mục này tăng đến 85,22% trong năm 2011. Có sự thay đổi này là do công ty đã đầu tư mạnh vào TSCĐ để mở rộng sản xuất (giá trị TSCĐ tăng 85,22% so với 2010). Năm 2012,công ty vẫn đầu tư nhưng ít hơn.

+ Về nguồn vốn:

Nguồn vốn công ty được tài trợ phần lớn bởi VCSH, với tỷ trọng khá cao vào năm 2010 (62,54% tổng nguồn vốn) và đang tăng dần qua các năm (67,15% vào năm 2011 và 74,84% vào năm 2012). Đứng trên phương diện ngân hàng cho vay thìđây là điểm rất tốt trong tình hình tài chính của công ty.

Nợ phải trả của công ty chủ yếu là khoản NNH. Trong đó, NNH của công ty đang giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt đối với việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.6: Biến động và cơ cấutài sản, nguồn vốn của khách hàng ABC qua 3 năm 2010- 2012

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

31/12/20110 31/12/2011 31/12/2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số

tiền (%) Số tiền (%) Số

tiền Tỷ lệ Số

tiền Tỷ lệ A. Tài sản

I. Tài sản ngắn hạn 5.597 70,20 5.395 55,08 6.149 55,58 -202 -3,61 754 13,98 1. Tiền và tương đương

tiền 549 6,89 895 9,14 741 6,69 346 62,90 -154 -17,24

2. Đầu tư tài chính ngắn

hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0 -

3. Phải thu ngắn hạn 4.179 52,42 3.398 34,69 4.805 43,43 -781 -18,70 1.407 41,40

4. Hàng tồn kho 850 10,66 1.007 10,28 533 4,82 156 18,41 -473 -47,03

5 Tàn sản ngắn hạn khác 18 0,23 96 0,98 71 0,64 78 430,23 -25 -25,88

II. Tài sản dài hạn 2.376 29,80 4.400 44,92 4.915 44,42 2.024 85,22 515 11,70 1. Tài sản cố định 2.376 29,80 4.400 44,92 4.915 44,42 2.024 85,22 515 11,70 TỔNG TÀI SẢN 7.972 100,00 9.795 100,00 11.064 100,00 1.823 22,86 1.269 12,96 B. Nguồn vốn

I. Nợ phải trả 2.987 37,46 3.218 32,85 2.784 25,16 231 7,74 -434 -13,49 1. Nợ ngắn hạn 2.847 35,71 2.347 23,96 2.200 19,89 -499 -17,54 -147 -6,27

2. Nợ dài hạn 140 1,76 871 8,89 584 5,28 731 521,90 -287 -32,96

II. VCSH 4.986 62,54 6.577 67,15 8.280 74,84 1.591 31,92 1.703 25,90

1. VCSH 4.836 60,67 6.434 65,69 7.879 71,22 1.598 33,03 1.445 22,46

2. Nguồn kinh phí và quỹ 149 1,87 143 1,46 401 3,62 -6 -4,32 258 180,77

+ Vềtình hình công nợ:

Bảng2.7: Tình hình công nợ tại Công ty ABC

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. Các khoản

phảithu 4.179 3.398 4.806 -781 -18,69 1.408 41,43

B. Công nợ

Phải trả 2.987 3.218 2.784 231 7,73 -434 -13,49

C. A/B 1,40 1,06 1,73 -0,34 - 0,67 -

(Nguồn: Báo cân đối kế toán Công ty ABC giai đoạn 2010 - 2012) Trong 3 năm gần đây, công ty ABC có khoản phải thu và khoản phải trảbiến động khôngổn định.

Giá trị các khoản phải thu luôn lớn hơn các khoản phải trả, đều này cho thấy công ty đang bị chiến dụng vốn, cao nhất là năm 2012. Đó là do chính sách tín dụng tại công ty đối với khách hàng là khá thoải mái vì các bạn hàng lớn hầu hết là khách hàng quen thuộc, trong khi công ty luôn chú trọng trả nợ sớm, hạn chế khoản nợ kéo dài sang năm tài chính tiếp theo.

Công ty không có các khoản nợ công nhân viên. Thông qua phỏng vấn nhân viên, CBTD biết được công ty luôn trả lương đúng hạn cũng như tiền thưởng hàng tháng.

Đánh giá chung về tình hình công nợ của công ty: Ngoài việc công ty đang bị chiếm dụng vốn ra, tình hình công nợ tại công ty là khá ổn định. Điều này cũng được thể hiện qua việc công ty luôn trả lãi vay và nợ gốc đúng hạn cho ngân hàng, thậm chí là trả trước hạn.

-Phân tích cơ cấu và biến động của các khoản mục trên Báo cáo KQHĐKD:

Dựa vào bảng phân tích, có thể thấy rằng công ty đang trên đà kinh doanh phát triển và kháổn định.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.8: Biến động và cơ cấu các khoản mục trên Báo cáo KQHĐKDcủa công ty ABC qua 3 năm 2010- 2012 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Biến động

2011/2010

Biến động 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%) 1. DTT 17.833 100,00 20.252 100,00 24.949 100,00 2.418 13,56 4.698 23,20

2. GVHB 16.307 91,44 17.301 85,43 20.784 83,30 994 6,10 3.483 20,13

3. Lợi nhuận

gộp 1.526 8,56 2.951 14,57 4.166 16,70 1.424 93,32 1.215 41,17

4. Doanh thu tài

chính 8 0,05 21 0,11 19 0,08 13 163,78 -2 -9,09

5. Chi phí tài

chính 202 1,14 364 1,80 304 1,22 161 79,68 -60 -16,50

6. Chi phí quản

lý DN 241 1,35 919 4,54 1.151 4,61 678 281,29 232 25,24

7. Lợi nhuận

thuần từ HĐKD 1.091 6,12 1.690 8,34 2.731 10,95 599 54,86 1.041 61,62 8. Thu nhập

khác 53 0,30 0 0,00 18 0,07 -53 -100,00 18 -

9. Chi phí khác 0 0,00 321 1,59 192 0,77 321 - -129 -40,16

10. Lợi nhuận

khác 53 0,30 -321 -1,59 -174 -0,70 -374 -705,25 147 -45,77

11. Tổng LNTT 1.144 6,42 1.368 6,76 2.557 10,25 224 19,59 1.188 86,83

DTT tăng dần qua các năm với tốc độ vừa phải (13,56% trong năm 2011 và 23,2%

năm 2012). Vì doanh thu tăng nên việc GVHB tăng không phải là dấu hiệu xấu. Hơn nữa, tốc độ tăng của GVHB thấp hơn so với doanh thu (chỉ tăng 6,1% trong năm 2011 và 20,13% năm 2012), cho thấy công ty đang quản lý tốt các yếu tố đầu vào. Mặt khác, cơ cấu GVHB trong doanh thu đang có xu hướng giảm dần. Do đó, lợi nhuận gộp năm sau có tỷ trọng cao hơn năm trước và tốc độ tăng của khoản mục này cũng khá cao.

Hoạt động tài chính của công ty không mạnh, chiếm tỷ trọng thấp trong toàn bộ hoạt động nên khoản mục này biến động ít hay nhiều cũng không ảnh hưởng nhiều đến KQHĐKD của DN.

Chi phí quản lý của công ty tăng dần qua từng năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh doanh nên khôngảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty.

Tương tự như hoạt động tài chính, công ty không có nhiều hoạt động tạo ra các nguồn thu nhập hay chi phí khác nên có thể không xét đến sự ảnh hưởng của các khoản mục này.

LNTT và LNST của công ty tăng qua các năm. Trong đó, năm 2012 tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so với năm năm 2011 (86,83% so với 19,6%). Đây là thành quả của việc tăng doanh thu và quản lý tốt chi phí trong công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất LNST trên DTT cũng có chiều hướng tăng lên về cả tốc độ lẫn cơ cấu. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi củacông ty rất cao.

Những phân tích trên cho thấy, tình hình kinh doanh tạicông ty rất tốt và đang trên đà phát triển thuận lợi.

- Phân tích BCLCTT:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.9: Dòng tiền của công ty ABC trong 2 năm 2011-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Lưu chuyển tiềnthuần từ HĐKD 1.333 2.320

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -1.727 -1.575 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 740 -899

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 346 -154

(Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty ABC giai đoạn 2010 - 2012) Lưu chuyển thuần trong năm 2012 của công ty là âm trong khi năm 2011 lại dương, cụ thể:

Lưu chuyển thuần từ HĐKD luôn dương vàlà nguồn tạo tiền chủ yếu củacông ty.

Trong cả 2 năm 2011và 2012, dòng tiền đầu tư của công ty kháổn định vàđều âm do công ty đang đầu tư mở rộng kinh doanh nên cần mua sắm TSCĐ. Ngoài ra, công ty không đầu tư thêm vào các khoản mục khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính không ổn định. Năm 2011, dòng tiền này dương 346 triệu đồng nhưng đến năm 2012 thì lại âm. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty chi trả lợi nhuận cho chủ sở hữu nhiều hơn năm 2011 nhưng lại nhận vốn góp ít hơn.

Như vậy, tuy dòng tiền của công tytrong năm 2012 âm nhưng không phải do tình hình kinh doanh bất lợi hay khả năng thu nợ gặp khó khăn. Do đó, vẫn có thể đánh giá tình hình dòng tiềncông ty là khá tốt.

b, Phân tích chỉ tiêu tài chính

Bảng 2.10: Phân tích chỉ tiêu tài chính của công ty ABC qua 2 năm 2011- 2012

Tỷ số tài chính Đơn

vị

Năm 2011

Năm 2012

Bình quân ngành (2011) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 2.30 2.79 1.53

Hệ số thanh toán nhanh Lần 1.83 2.52 0.91

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lần 5.76 9.42 -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Hệ số tự tài trợ Lần 0.67 0.75 0.51

Hệ số đòn bẩy tài chính Lần 1.49 1.34 1.96

Hệsố tài trợ TSCĐ Lần 0.67 0.59 -

Chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Hệ số vòng quay tài sản Vòng 2.28 2.39 1.58

Chu kỳ HTK Ngày 19.32 13.33 -

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 67.35 59.18 -

Kỳ trả tiền bình quân Ngày 64.55 51.98 -

Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Hệ số lợi nhuận gộp % 14.57 16.70 -

Hệ số lợi nhuận ròng % 8.34 10.95 -

ROA % 14.25 22.67 11%

ROE % 21.89 31.83 20%

Chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 13.56 23.20 29%

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận % 19.60 86.83 -

Chỉ tiêu đánh giá dòng tiền

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên DTT 0.07 0.09 -

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên VCSH 0.20 0.28 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ABC giai đoạn 2010 - 2012)

-Đánh giá về khả năng thanh toán:

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh luôn trên mức an toàn (lớn hơn 1), cao và tăng qua các năm. Hơn nữa, chỉ tiêu này cao hơn rất nhiều so với bình quân ngành. Do đó, đây là xu hướng hoàn toàn tốt và thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ củacông ty là rất cao.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty luôn trên mức an toàn (lớn hơn 2) và rất cao. Điều này cho thấy khả năng trả nợ vay củacông ty là rất tốt.

Như vây, khả năng thanh toán củacông tyđãđảm bảo được các điều kiện theo quy định củangân hàng.

-Đánh giá về đòn bẩy tài chính:

+ Hệ số tự tài trợ khá cao và cao hơn so với bình quân ngành. Do đó, hệ số đòn bẩy tài chính thấp hơn chỉ số bình quân ngành. Điều này cho thấy mức an toàn về vốn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

của công ty rất cao. Tuy không đem lại tỷ suất lợi nhuận cao nhưng có thể đảm bảo được mục tiêu an toàn về nguồn vốn cho vay của ngân hàng, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiên nạy.

+ Hệ số TSCĐ không cao và có xu hướng giảm nên không cần xét đến hệ số thíchứng dài hạn. Điều này chứng tỏ TSCĐ của công tyđược tài trợ phần lớn bởi VCSH và rất an toàn.

Với hệ số tự tài trợ cao, có thể thấy DN rất tự chủ về tài chính, đáp ứng tốt yêu cầu NH đề ra.

-Đánh giá về khả năng hoạt động:

+ Vòng quay tài sản củacông ty rất cao và cao hơn so với bình quân ngành.

Đây là dấu hiệu tốt vì cho thấy công ty đang sử dụng tài sản khá hiệu quả, hàng hóa chuyển thành doanh thu nhanh, do đó quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn.

+ Chu kỳ HTK ngắn (20 ngày trong năm 2011 và 14 ngày trong năm 2012) và đang có xu hướng giảm thêm. Điều này cho thấy, tính thanh khoản của HTK rất cao, công ty quản lý HTK hiệu quả, ít bị tồn đọng, hư hỏng.

+ Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2012 là 60 ngày (năm 2011 là 68 ngày). Chỉ tiêu này giảm là dấu hiệu tốt.

+ Kỳ trả tiền bình quân: Chỉ tiêu này trong năm 2012 giảm so với 2011.

Theo như kết quả phỏng vấn bộ phận kế toán của công ty thì nguyên nhân là do công ty chủ động thanh toán sớm cho nhà cung cấp nhằm hưởng chiết khấu cao trong thanh toán.

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi:

+ Hệ số lãi gộp và lãi ròng của công ty trong năm 2012 là khá cao và đang tăng so với 2011. Có được điều này là do trong năm 2012, không những công ty tăng doanh thu mà còn giảm được chi phí giá vốn cho thấy công ty đang quản lý tốt cả khâu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)