PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
3.2 Định hướng phát triển của Vietinbank - Nam TTH
3.3.1 Thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm ngặt theo quy định về thẩm định báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đưa ra một quy trình tín dụng với các phương pháp, nguyên tắc cụ thể nhằm định hướng cho CBTD thực hiện tốt công tác của mình.
Đối với Vietinbank, văn bản về “Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Thương mại công thương Việt Nam” tuy mới được ban hành nhưng đã đem hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, không phải quy định này luôn được tuân thủ hoàn toàn vì không ít trường hợp CBTD dựa vào những kinh nghiệm hay cảm tính của mìnhđể đánh giá khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng. Do đó, cần phải yêu cầu CBTD tuân thủ đúng theo quy định, không bỏ qua bất kỳ bước thẩm định nào, hạn chế thấp nhất các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
3.3.2Tăng cường, đa dạng hóa chỉ tiêu trong phân tích báo cáo tài chính khách hàng Hiện nay, phân tích BCTC khách hàng tại Chi nhánh dựa trên những chỉ tiêu tài chính quan trọng trong việc đánh giá tài chính khách hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh cần cân nhắc bổ sung một số chỉ tiêu như: hệ số nợ trên VCSH để xem một đồng VCSH tài trợ được cho bao nhiêu đồng nợ phải trả, số vòng quay TSNHđể đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH, ... góp phần đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của khách hàng.
3.3.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình theo ngành, nhóm ngành
Như đã nêuở phần hạn chế nói trên, do đặc trưng của ngành ngân hàng là làm việc với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong hoạt động phân tích BCTC, để đánh giá tài chính của khách hàng một cách khách quan, ngoài việc so sánh số liệu tài chính giữa các khoản mục trong năm và các năm với nhau thì cần so sánh với chỉ tiêu ngành. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thông tin này cũng được cung cấp kịp thời, đầy đủ và phù hợp để so sánh với các chỉ tiêu mà ngân hàng đã đề ra. Do đó, Chi nhánh nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành, nhóm ngành phù hợp với đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng giúp chủ động hơn trong công tác này và nâng cao hiệu quả làm việc của CBTD.
3.3.4 Phân loại, quản lý khách hàng theo nhóm, ngành nghề và quy mô kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tuy khách hàng của Chi nhánh hầu hết là các DN có quy mô vừa và nhỏ nhưng rất đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì các tiêu chí đánh giá và tính chất quan trọng của chúng cũng khác nhau. Ví dụ như nếu phan loại theo hình thức kinh doanh: Đối với DN thương mại thì do TSCĐ trên tổng tài sản rất ít mà chủ yếu là TSNH nên cần tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu tài chính liên quan như số vòng quay HTK, số vòng quay TSNH, ... còn đối với DN sản xuất thì tỷ trọng TSDH trong TTS là rất cao nên cần đánh giá các chỉ tiêu quan trọng như hệ số TSCĐ, sức sản xuất TSDH, sức sản xuất TSCĐ, ... Ngoài ra, có thể phân loại theo loại hình DN như DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh, DN tư nhân, ...Do đó, việc phânnhóm khách hàng trong cho vay là cần thiết, giúp cho việc quản lý khách hàng thuận lợi hơn.
3.3.5 Phát triển nguồn nhân lực tạiChi nhánh
Nănglực của CBTD là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động cho vay. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ giúp củng cốkiến thức, phát triển kỹ năng trong công tác thẩm định mà còn tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạiChi nhánh:
-Tăng cường đào tạo chuyên sâu về phân tích, thẩm định đánh giá khách hàng; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về các chính sách, quy định về kế toán, kiểm toán, văn bản pháp luật, ... thông qua các khóa đào tạo, tập huấn đảm bảo cho CBTD có đầy đủ các kỹ năng, trình độ cần thiết để hoàn thành công tác. Đồng thời, lãnh đạo Chi nhánh cần linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện CBTD mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật để CBTD kịp thời thích nghi, nắm bắt những thay đổi đó.
-Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi vềthẩm định tính dụng nói riêng và tổng thể các hoạt động tại Chi nhánh nói chung. Qua đó, tạo điều kiện hco CBTD có sân chơi để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
đồng thời nâng cao ý thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng tạiChi nhánh.
- Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và phát triển, công nghệ về ngân hàng và các lĩnh vực khác đang được hiện đại hóa, phần mềm công nghệ cao đang dần được ứng dụng rộng rãi, khách hàng có nhu cầu vay vốn không chỉ là các DN trong nước mà đã mở rộng các DN nước ngoài. Điều này sẽ gây khó khăn cho CBTD trongviệc tiếp cận các phương pháp lầm việc mới, hiệu quả hơn và mất đi cơ hội hình thành các quan hệ tín dụng với các DN nước ngoài. Do đó, CBTDcần được đào tạo thêm về ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
-Đề cao công tác tuyển dụng nhân lực trẻ, có trìnhđộ cao.
- Tạo môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo nên tâm lý tốt cho CBTD làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo và tận tâm.
3.3.6 Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính, đặc biệt làbáo cáo lưu chuyển tiền tệ
Như đã trình bàyởphần hạn chế còn tồn tại, hiện nay, vẫn còn nhiều DN là khách hàng của Chi nhánh vẫn chưa cung cấp đầy đủ và kịp thời các BCTC trong hồ sơ vay vốn.
Điều này đã gây không ít khó khăn cho CBTD trong việc thẩm định, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Dođó, CBTD cần đôn đốc, hối thúc khách hàng lập, cung cấp đầy đủ và kịp thời BCTC để tiến hành thẩm định. Ngoài ra, CBTD cũng cần phân tích cho khách hàng hiểu thêm về BCLCTT để khách hàng có cái nhìn rộng hơn về tầm quan trọng của báo cáo này và giúp cho CBTD có những đánh giá chính xác hơn về dòng tiền tại công ty khách hàng.
3.3.7 Thường xuyên tra cứu thông tin khách hàng qua trung tâm CIC, đặc biệt là khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu
Hiện nay, việc tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng qua CIC chưa được tiến hành thường xuyên. Đối với các khách hàng mới, nguồn thông tin về nhóm khách hàng này còn hạn chế. Như vậy, có thể làm cho CBTD lựa chọn nhầm khách hàng do thiếu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ