Thu thập tài liệu và xử lý tài liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 55 - 60)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2 Thực trạng quy trình thẩm định báo cáo tài chính tại Vietinbank - Nam TTH

2.2.2 Thu thập tài liệu và xử lý tài liệu

2.2.2.1 Thông tin sử dụng trong thẩm định BCTC DN a, Thông tin ngành, nhóm ngành:

Bao gồm các thông tin báo cáo, dự báo về ngành, nhóm ngành mà DN đang có hoạt động kinh doanh; các chỉ số (chỉ tiêu) tài chính trung bình của ngành trong những năm trước hoặc của DN có thể đại diện cho ngành đó.

b,Thông tin tài chính của DN:

Thông tin này thu thập từ các BCTC năm, BCTC giữa niên độ, ... bao gồm BCĐKT, Báo cáo KQHĐKD, BCLCTT, Bảnthuyết minhBCTC. Ngoài ra, CBTD còn có thể thu thập thông tin tài chính từ sổ sách tổng hợp và chi tiết của các tài khoản; các biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa; các tài liệu liên quan khác như hợp đồng mua bán, biên bản xác nhận công nợ, hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng khác, ...

Các thông tin tài chính của DN cần được thu thập theo kỳ báo cáo hoặc năm báo cáo và tối thiểu trong 3 năm liền kề trước ( trừ các DN mới thành lập).

c, Thông tin phi tài chính:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngoài các thông tin tài chính, CBTD cần thu thập thêm các thông tin phi tài chính của DN (nếu có) như: báo cáo tình hình hoạt động; chiến lược, kế hoạch phát triển của DN trong các kỳ tiếp theo; biên bản họp hội đồng quản trị; ... và các thông tin khác liên quan như trìnhđộ công nhân viên; sản phẩm, dịch vụ DN đang cung cấp; mạng lưới phân phối của DN; danh sách khách hàng, nhà cung cấp truyền thống của DN; ...

Những thông tin này cũng cóthể thu thập theo từng kỳ báo cáo.

2.2.2.2 Nguồn cung cấp thông tin:

Các thông tin trên có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ phía DN cung cấp:

+ Trên giấy tờ, báo cáo, hồ sơ do DN cung cấp.

+ Thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên đang làm việc tại DN.

- Từ bên ngoài:

+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ qan thuế, ngân hàng nhà nước.

+ Công ty kiểm toán (nếu DN có thuê kiểm toán BCTC bên ngoài).

+ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

+ Các đối tác, bạn hàng của DN.

+Các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.2.3 Nguyên tắc lựa chọn BCTC để phân tích

- Cấp tín dụng cho pháp nhân nào thì phân tích BCTC của pháp nhân đó. Trường hợp bên thứ ba bảo lãnh toàn bộ giá trị khoản tín dụng đó thì phân tích BCTC của bên thứ ba.

- Lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất mà DN có thể cung cấp. Ưu tiên BCTC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.2.4 Kiểm tra tổng quát BCTC

Kiểm tra tổng quát BCTC bao gồm các công việc:

- Kiểm tra sự tuân thủ phương pháp kế toán như: phương pháp và thời gian tính khấu hao TSCĐ; phương pháp hạch toán và trích lập dự phòng HTK, khoản phải thu, phải trả; phương pháp ghi nhận chênh lệch tỷ giá, ... dựa trên thuyết minh BCTC về các chính sách kế toán mà DN đang áp dụng xem DN có thay đổi phương pháp hạch toán không?

Nếu có thì cần xem xét nguyên nhân của sự thay đổi có được giải thích trên thuyết minh BCTC và mức độ hợp lý của lời giải thích đó.

- Kiểm tra sự khớp đúng về mặt số liệu trên các BCTC giữa các năm và giữa các BCTC trong năm với nhau.

2.2.2.5Đánh giá chất lượng tài sản, nguồn vốn của DN

Đối với nội dung này, CBTD sử dụng phương pháp so sánh và cơ cấu để lựa chọn các khoản mục trọng yếu để đánh giá.

a, Đánh giá khoản phải thu

- Mục đích:

+ Phát hiện các khoản phải thu khó đòi, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào khoản phải thu.

+ Phát hiện các khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất ngắn hạn, dài hạn.

+ Tìm ra những khoản DN trích lập thừa để giấu lãi hoặc thiếu để giấu lỗ.

- Cơ sở đánh giá: Các tài khoản liên quan (131, 136, 138, 338, 331, ...) và các hợp đồng kinh tế, bảng đối chiếu công nợ, biên bản kiểm kê, báo cáo tuổi nợ, ...

-Phương pháp đánh giá:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

+ Xem chi tiết các tài khoản về số dư, số phát sinh và biến động số dư qua các năm.

+ Kiểm tra hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, báo cáo tuổi nợ của các khoản phải thu đến thời điểm gần nhất.

+ Xem xét các trường hợp có số dư đã lâu nhưng không được khách hàng thanh toán.

+ Đánh giá số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi, phát hiện những khoản phải thu chưa được trích lập, tính số phải trích lập theo quy định.

b, Đánh giá HTK

- Mục đích:

+ Phát hiện HTK ứ đọng, chậm luân chuyển, kém phẩm chất, giá gốc cao hơn giá bán.

+ So sánh số đã trích lập dự phòng HTK với số phải trích lập theo quy định.

-Cơ sở đánh giá: Các tài khoản liên quan ( 152, 153, 154, 155, 156, ...) và biên bản kiểm kê, báo cáo xuất, nhập, tồn của nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, ...

-Phương pháp đánh giá:

+ Đánh giá các khoản mục HTK, nhất là các khoản mục có giá trị lớn, biến động lớn trong năm hoặc không có số phát sinh. Từ đó tìm ra nguyên nhân.

+ Tính dự phòng giảm giá HTK theo quy định, so sánh với số DNtrích lập.

c, Đánh giá đầu tư tài chính

- Mục đích:

+ Phát triển các khoản có giá trị thị trường giảm so với giá trị sổ sách.

+ So sánh số đã trích lập dự phòng với số phải trích lập theo quy định.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Cơ sở đánh giá: Các tài khoản liên quan (121, 128, 221, 222, 223, 228) và sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bảng kê dự phòng tổn thất đầu tư tài chính.

-Phương pháp đánh giá:

+ Đánh giá các khoản chứng khoán có giá trị lớn, các khoản đầu tư vượt quá thời hạn mà chưa thu hồi, tìm hiểu nguyên nhân.

+ Đánh giá khả năng thua lỗ, tính số phải trích lập thực tế, so sánh với số đã trích lập trên bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư.

+ Kiểm tra các loại chứng khoán đã trích lập dự phòng, đối chiếu với điều kiện trích lập theo quy định hiện hành.

+ Đánh giá kết quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong danh mục đầu tư, triển vọng phát triển trong tương lai.

d, Đánh giá TSCĐ

- Mục đích: Đánh giá giá trị còn lại hợp lý của các TSCĐ

-Cơ sở đánh giá: Các tài khoản liên quan (211, 212, 213, 214) và biên bản kiểm kê tài sản, sổ theo dõi TSCĐ.

-Phương pháp đánh giá:

+ Xác định giá trị còn lại của TSCĐ.

+ Kiểm tra tính nhất quán trong việc sử dụng phương pháp tính khấu hao, đánh giá chính sách khấu hao của DN có đầy đủ và đúng thời gian quy định theo chế độ kế toán, phát hiện các mục trích lập không đúng theo quy định.

e, Đánh giá chi phí phải trả

- Mục đích:

+ Xác định số tiền trích trướctrong kỳ không hợp lý với chi phí thực tế phát sinh và quy định hiện hành.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

+ Xác định tính phù hợp của việc trích lập dự phòng phải trả, so sánh với số trích lập theo quy định nhằm phát hiện những khoản trích lập không đúng.

-Cơ sở đánh giá: Các tài khoảnliên quan (335, 352).

-Phương pháp đánh giá:

+ Đối chiếu số hạch toán trên các tài khoản với số theo quy định.

+ Lựa chọn ngẫu nhiên các khoản mục có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường để kiểm tra.

+ Xem xét sự phù hợp của việc trích lập dự phòng phải trả và đối chiếu với chế độ tài chính hiện hành.

2.2.2.6Điều chỉnh BCTC DN

Sau khi kiểm tra sự phù hợp của các khoản mục trên BCTC do DN cung cấp, nếu chúng phản ánh đúng tình hình tài chính tại DN thì CBTD sẽ tiến hành phân tích trên các BCTC này. Nhưng nếu kết quả kiểm tra thể hiện có sự sai lệch trong các khoản mục thì CBTD sẽ lập bảng điều chỉnh lại các khoản mục đó (Phụ lục 04) trước khi đi vào phân tích.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)