Đánh giá quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank - Nam TTH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

3.1 Đánh giá quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank - Nam TTH

3.1.1 Những kết quả đạt được

Đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHDN nói riêng , mục tiêu cuối cùng mà mỗi ngân hàng mong muốn đạt được đó là thu hồi được nợ gốc cho vay và lãi vay. Tuy nhiên, do nhiều tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, nên không ít trường hợp thu hồi nợ gốc và lãi gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể thu hồi. Thuật ngữ dùng trong NHTM gọi những trường hợp đó là nợ quá hạn và nợ xấu.

Do đó, hầu hết các ngân hàng đều có một quy trình tín dụng nhất định nhằm hướng dẫn CBTD trong công tác cho vay. Thẩm định BCTC của DN vay vốn là một trong những khâu quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng cần có trong quy trình này. Vietinbank ban hành “Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính DN trong hệ thống Ngân hàng Thương mại công thương Việt Nam” là một trong bước đi quan trọng việc hoàn thiện quy trình tín dụng trong hệ thống các Chi nhánh, phòng giao dịch của mình.

Đối với Vietinbank - Nam TTH, với vị trí hoạt động là khu kinh tế mới phát triển nên hầu hết KHDN đều có quy mô nhỏ và vừa nên không nhiều khách hàng chú trọng đến chất lượng các BCTC cung cấp cho Chi nhánh thậm chí là BCTC không đúng với tình hình thực tế tại đơn vị. Do đó, thẩm định BCTC càng trở nên quan trọng trong quy trình tín dụng của Chi nhánh. Việc áp dụng quyết định 3832/QĐ-NHCT35 đã mang lại hiệu quả đáng kể trên nhiều mặt choChi nhánh. Những kết quả đạt được có thể kể đến:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Trong năm 2012, phần lớn các DN vay vốn tại Chi nhánh đều trả lãi vay và nợ gốc đúng hạn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm rõ rệt so với năm 2011. Điều này được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 3.1: Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank- NamTTH giai đoạn 2010- 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ (triệu đồng) 163.477 178.505 342.989

Nợ quá hạn (triệu đồng) 2.704 4.326 1.658

Tỷ lệ Nợ quá hạn (%) 1,65 2,42 0,48

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Vietinbank - Nam TTH) Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy rằng, giá trị nợ quá hạn là 4.326 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ trong hoạt động cho vay của Chi nhánh năm 2011 là 2,42%, cao hơn so với năm 2010 (1,65%). Nhưng đến năm 2012, nợ quá hạn đã giảm nhanh về cả giá trị lẫn tỷ lệ và chỉ còn chiếm 0,48% so với tổng số dư nợ của Chi nhánh.

Có sự thay đổi lớn này là do Vietinbank đã chú trọng hơn vào hoạt động cho vay, đặc biệt là thẩm định BCTC, giúp cho CBTD có được định hướng chính xác hơn, rõ ràng hơn trong công tác này, mang lại nhiều lợi ích cho Vietinbank nói chung và Chi nhánh nói riêng.

- Năng lực làm việc của CBTD tại Chi nhánh liên tục được hoàn thiện qua các năm, đặc biệt là các cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng công tác cho vay của Chi nhánh.

- Bên cạnh việc mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thẩm định BCTC DN vay vốn cũng mang lại nhiều lợi ích cho các DN đi vay, đặc biệt là các DN nhỏ khi công tác lập và kiểm tra BCTC của các DN này thường không được chú trọng đúng mức. Do đó, nhờ vào công tấc thẩm định BCTC mà các chủ DN có thể nhận thấy được các mặt yếu kém đang tồn tại trong tình hình tài chính của mình.

Nhìn chung, quy trình thẩm định BCTC DN đã được Chi nhánh áp dụng tốt trong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

nhánh, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao chất lượng các khoản vay. Qua đó, lợi nhuận thu được đã tăng lên đáng kể, tạo động lực cho ban lãnh đạo cũng như nhân viên tại Chi nhánh thực hiện các mục tiêu cao hơn.

3.1.2 Nhữnghạn chếvà nguyên nhân

Tuy đã có những thành công nhưngkhông thể phủ nhận công tác thẩm định BCTC DN vay vốn tạiChi nhánh còn có một hạn chế, tồn tại nhất định.

- Từ phía khách hàng:

+ Do hầu hết khách hàng đều là các DN vừa và nhỏ nên các BCTC từ phía khách hàng cung cấp thường do khách hàng tự lập, hầu hết chưa có sự kiểm tra của cơ quan nhà nước hoặc công ty kiểm toán nên độ tin cậy không cao. Tuy đã có quy trình thẩm định BCTC nhưng các khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên vẫn cần có những đánh giá về BCTC từ phía chuyên gia trong ngành.

+ Số liệu trên BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình kinh doanh tại DN đang thuận lợi hay khó khăn còn BCLCTT thể hiện dòng tiền của DN. Dù DN kinh doanh có lãi nhưng không có dòng tiền vào thì cũng không thể kết luận tình hình kinh doanh tại DNlà hoàn toàn tốt được. Mặc dù BCLCTT là một thành phần quan trọng trong hệ thống BCTC nhưng vẫn có nhiều DN không coi trọng việc lập báo cáo này nên không cung cấp cho Chi nhánh trong hồ sơ vay vốn. Tuy đối với những trường hợp này, CBTD sẽ tiến hành lập BCLCTT tự động dựa trên các chỉ tiêu tài chính nhưng đây vẫn là báo cáo do Chi nhánh lập, có thể không phản ánh đúng dòng tiền tại DN.

- Từ phíaChi nhánh:

+ Thẩm định BCTC chỉ dựa trên những thông tin tài chính trong quá khứ, từ đó đưa ra các dự đoánchủ quan trong khi việc cho vay và thu nợ diễn ra trong tương lai.

Vì vậy, không tránh khỏi các sai sót, rủi ro trong hoạt động cho vay nói riêng và tín dụng nói chung.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

+ Khách hàng của Chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên đối với mỗi lĩnh vực cần có các lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phù hợp nhưng các chỉ tiêu tài chính theo quy định không linh hoạt, có thể khiến cho CBTD gặp khó khăn trong công tác thẩm định, nhất là đối với các cán bộ mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

+ Một nguồn thông tin hữu ích cho các ngân hàng là trung tâm tín dụng CIC doNgân hàng nhà nước lập ra nhưng các thông tin lại không được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, gây khó khăn cho CBTD trong việc đánh giá tình hình tín dụng tại DN, đặc biệt là đối với DNcó quan hệ tín dụng lần đầu vớiChi nhánh.

+ Việc thu thập các chỉ số ngành, thông tin ngành thường không đầy đủ. Do đó, CBTD nhiều khi không thể đánh giá tình hình tài chính DN một cách khách quan.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)