Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 41 - 52)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 Những vấn đề cơ bản của quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Sơ đồ2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Vietinbank - Nam TTH)

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 1phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động củaChi nhánh, chịu trách nhiệm với ngân hàng trung ương và ngân hàng nhà nước. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để quản lý, điều hành đơn vị trong phạm vi được ủy quyền.

- Phòng KHDN: Thuộc khối kinh doanh, có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi quyết định cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ khi đến hạn trả. Cụ thể hơn, đây là bộ phận có chức năng tiếp thị DN và thẩm định DN, quản lý và chăm sócKHDN, thẩm định các hồ sơ tín dụng của DN.

- Phòng khách hàng cá nhân: chức năng, nhiệm vụ về cơ bản như phòng khách hàng DN, nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân.

- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

khoản nợ gốc và tiền lãi vay; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng vềdự án đề nghị cấp tín dụng;…

- Phòng kế toán giao dịch: Hoạt động chủ yếu là kế toán thanh toán, với vai trò quan trọng của kế toán là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng và giao dịchkhách hàng.

- Phòng tổ chức- hành chính: Thuộc khối hỗ trợ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, thực hiện nhiệm vụ tổ chức, bố trí, luân chuyển cán bộ và làm công tác hành chính liên quan đến cán bộ như: tiền lương, trợ cấp và phụ cấp theo lương, chế độ cán bộ.

- Tổ tiền tệ, kho quỹ: Có chức năng thực hiện các hoạt động liên quan đến thu chi, lưu trữ và quản lý tiền mặt cho ngân hàng.

- Tổ thẻ và marketing: Hoạt động chủ yếu về lĩnh vực thẻ, gồm thẻ ghi nợ nội địa E_Partner và thẻ tính dụng quốc tế Credium, đồng thời thực hiện chiến lược quảng cáo cho ngân hàng.

- Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để bảo đảm thông suốt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.

- Các phòng giao dịchtrực thuộc ( Cầu Hai, Lý Thường Kiệt, Bà Triệu): Hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi từ bên ngoài, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

2.1.4 Tình hình lao động tại Chi nhánh qua 3 năm 2010TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ-2012

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Vietinbank- Nam TTH giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tổng số 46 100,00 55 100,00 58 100,00 9 19,57 3 5,45 Phân theo trìnhđộ học vấn

Đại học, trên đại

hoc 40 86,96 49 89,09 52 89,66 9 22,50 3 6,12

Cao đẳng, trung

cấp 6 13,04 6 10,91 6 10,34 - - - -

Phân theo giới tính

Nam 26 56,52 26 47,27 28 48,28 - - 2 7,69

Nữ 20 43,48 29 52,73 30 51,72 9 45,00 1 3,45

Phân theo nhóm tuổi

Từ 23-30 tuổi 24 52,17 33 60,00 38 65,52 9 37.50 5 15,15 Từ 31-50 tuổi 14 30,43 14 25,45 13 22,41 - - -1 -7,14

Trên 50 tuổi 8 17,39 8 14,55 7 12,07 - - -1 -12,50

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Vietinbank- Nam TTH ) Dựa vào bảng trên ta thấy, tổng số lao động của Chi nhánhtăng qua các năm. Điều này cho thấy,Chi nhánhđang dần mở rộng quy mô hoạt động.

Xét về trìnhđộ học vấn, làm việc trong ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao nên lao động tạiChi nhánh có trìnhđộ đại học trở lên chiếm đa số (>85%). Những năm gần đây, các lao động được tuyển dụng đều có trìnhđộ đại học trở lên. Điều này cho thấy, Chi nhánh rất đề cao trình độ nhân viên, coi trọng việc tuyển dụng người có năng lực, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc tạiChi nhánh.

Xét về giới tính, cơ cấu giới tính tại Chi nhánh khá đồng đều và dần cân bằng qua các năm, trong đó, số lao động nữ tăng khá nhanh. Cụ thể, nếu như năm 2010, lao động nữ chỉ có 20 người, chiếm 43.48 % thì sang năm 2011, đã tăng thêm 9 người, và chiếm 52.73% và đến năm 2012, thì tăng lên 30 người (chiếm 51.72%). Điều này cho thấy đặc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

thù công việc tại ngân hàng, nhân viên nữ có nhiều thuận lợi hơn các đồng nghiệp nam trong công việc, nhất là công tác giao dịch và tiếp xúc khách hàng.

Xét về độ tuổi, lao động tại Chi nhánh có độ tuổi khá trẻ và đang có xu hướng trẻ hóa. Số lao động có độ tuổi từ 23 - 30 tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 9 người so với năm 2010 và đến năm 2012, số lao động trong độ tuổi này là 38 người, chiếm 65,52%. Trong khi đó, số lao động ở các nhóm còn lại không tăng trong năm 2011, thậm chí là giảm vào năm 2012.

Như vậy, lao động tại Chi nhánh đang có xu hướng “trẻ hóa” và trình độ cũng được nâng lên. Tuy nhiên, để lực lượng này phát huy năng lực của bản thân thì Chi nhánh cần đào tạo thêm để nâng cao chuyên môn cho cán bộ ngân hàng.

2.1.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 2.1.5.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn qua3 năm 2010 - 2012

Về tài sản, đầu tư và cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu tài sản và tăng trưởng khá nhanh. Đó là do Chi nhánh đang mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm khách hàng để thiết lập quan hệ tín dụng. Ngoài ra, dự trữ và thanh toán tuy giảm về tỷ trọng những cũng được duytrì ở mức an toàn và tăng trưởng ổn định. Đây là những biến động khá tích cực vì nó cho thấy Chi nhánh dù đẩy mạnh hoạt động đầu tư và cho vay nhưng vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán.

Về nguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn trong cả 3 năm và tăng trưởng ổn định, điều này phản ánh đúng nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Đó là kết quả đạt được từ việc tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức (phân tích rõ hơn ở phần tình hình huyđộng vốn). Bên cạnh đó, vốn điều hòa cũng tăng qua từng năm do trung ương cấp xuống để Chi nhánh mở rộng hoạt động của mình. Do đó, những biến động trên cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn tại Chi nhánh đang rất ổn định.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Chi nhánh trong 3 năm 2010- 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

I. Tổng tài sản 473.034 100,00 651.079 100,00 968.305 100,00 178.045 37,64 317.226 48,72 Dự trữ và thanh toán 95.994 20,29 109.488 16,82 130.487 13,48 13.494 14,06 20.998 19,18 Đầu tư và cho vay 286.026 60,47 497.696 76,44 795.373 82,14 211.670 74,00 297.677 59,81

Thanh toán vốn 9.495 2,01 10.546 1,62 12.643 1,31 1.051 11,07 2.096 19,88

Tài sản khác 81.518 17,23 33.348 5,12 29.803 3,08 -48.170 -59,09 -3.545

- 10,63 II.Tổng nguồn vốn 473.034 100,00 651.079 100,00 968.305 100,00 178.045 37,64 317.226 48,72 Vốn huy động 341.709 72,24 422.226 64,85 66.475 68,42 80.517 23,56 240.249 56,90 Vốn điều hòa 131.325 27,76 228.853 35,15 305.830 31,58 97.529 74,27 76.977 33,64 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank - Nam TTH)

2.1.5.2 Tình hình huyđộng vốn trong 3 năm 2010-2012

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Tổng số vốn huy

động 341.709 422.226 662.475 80.517 23,56 240.249 56,90

Phân theo loại tiền gửi

Tiền gửi nội tệ 337.351 404.128 634.177 66.777 19,79 230.049 56,92 Tiềngửi ngoại tệ

(quy đổi) 4.358 18.098 28.298 13.740 315,30 10.200 56,36 Phân theo đối tượng

Tiền gửi KHDN 51.224 57.114 245.594 5.890 11,50 188.480 330,01 Tiền gửi Tiết kiệm 121.043 145.880 277.454 24.837 20,52 131.575 90,19 Tiền gửi tổ chức

tín dụng 154.273 207.537 107.722 53.263 34,53 -99.815 -48,09 Tiền gửi khác 15.169 11.695 31.705 -3.474 -22,90 20.010 171,09

Phân theo thời hạn Tiền gửi không kỳ

hạn và ngắn hạn 334.215 413.283 658.424 79.069 23,66 245.140 59,32 Tiền gửi trung và

dài hạn 7.495 8.943 4.052 1.448 19,32 -4.891 -54,.69 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank - Nam TTH) Nhìn chung, tổng số vốn huy động tại Chi nhánh qua 3 năm tăng trưởng với mức khá cao, cụ thể:

Xét về loại tiền gửi, tổng số vốn huy động tăng chủ yếu là tiền gửi nội tệ (nhất là trong năm 2012). Đồng thời, tiền gửi nội tệ cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn huy động được. Trong khi đó, tiền gửi ngoại tệ cũng tăng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp. Nguyên nhân là do hầu hết các khách hàng gửi tiền là các cá nhân, DN có quan hệ kinh doanh trong nướcnên nhu cầu về ngoại tệ là không cao.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Xét về đối tượng huy động, tổng số vốn huy động tăng chủ yếu là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ các tổ chức tín dụng tăng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh và ổn định còn tiền gửi từ tổ chức tín dụng biến động khá bất thường trong năm 2012. Tuy nhiên, tiền gửi từ các KHDN lại tăng rất nhanh trong năm 2012 nên đã bù đắp được khoản thiết hụt vốn từ tổ chức tín dụng.Do đó, đây có thể coi là dấu hiệu tốt đối với tình hình huyđộng vốn.

Xét về thời hạn tiền gửi, ta thấy rằng tiền gửi tại Chi nhánh hầu hết là có kỳ hạn ngắn hạn hoặc không kỳ hạn. Có điều này là do cá khách hàng vẫn còn dè dặt, chưa mạnh dạn tham gia gửi tiền trung và dài hạn. Do đó, biến động của tiền gửi thời hạn này ảnh hưởng rất nhiều đến tổng biến động chung về huy động vốn. Khoản mục này biến động theo hướng tích cực trong 2 năm 2011 và 2012 nên có thể coi đây là dấu hiệu tốt đối với Chi nhánh.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, tình hình huy động vốn tại Chi nhánh đang biến động khá thuận lợi và ổn định trong giai đoạn 2010 - 2012. Có được điều này là do Chi nhánh đã làm tốt chính sách huy động vốn như: Đưa ra mức lãi suất tiền gửi phù hợp và linh hoạt đối với từng nhóm khách hàng kết hợp với khuyến mãi tiền gửi giúp thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Đồng thời, Chi nhánh đã nhanh chóng thâm nhập, tìm hiểu thị trường tiếp cận được nguồn vốn nhàn rỗi, thực hiện tốt các hoạt động marketing đến khách hàng. Trong đó, có thể kể đến dịch vụ cấp phát thẻ ATM miễn phí cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó, từng bước mở rộng thị trường, trở thành địa điểm đáng tin cậy trong lòng khách hàng.Đây sẽ là nền tảng quan trọng để Chi nhánh tiến hành mở rộng các hoạt động tín dụng và đầu tư.

2.1.5.3 Tình hình cho vay chungqua 3 năm 2010- 2012

Nhìn chung, tình hình dư nợ cho vay tại Chi nhánh đang phát triển tích cực khi giá trị này không ngừng tăng lên trong những năm qua. Cụ thể:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.4: Tình hìnhdư nợcho vay tại Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Tình hìnhdư nợ cho

vay 163.477 178.505 342.989 15.028 9,19 164.484 92,15 1. Theo thời hạn

Ngắn hạn 120.849 124.445 182.613 3.596 2,98 58.168 46,74 Trung,dài hạn 42.628 54.060 160.376 11.432 26,82 106.317 196,67

2. Theo đối tượng

KHDN 146.827 159.593 303.749 12.765 8,69 144.156 90,33 Khách hàng cá nhân 16.649 18.912 39.240 2.263 13,59 20.328 107,49

3. Theo ngành kinh tế Nông ,lâm, ngư

nghiệp 1.424 1.656 5.359 232 16,27 3.703 223,61

Công nghiệp, xây

dựng 92.280 110.175 217.238 17.894 19,39 107.063 97,18 Dịch vụ, thương mại 63.091 54.973 97.229 -8.118 -12,87 42.257 76,87 Hoạt động phục vụ cá

nhân, cộng đồng khác 6.681 11.702 23.162 5.021 75,15 11.461 97,94 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank - Nam TTH) Xét về thời hạn dư nợ cho vay, trong năm 2010 và 2011, dư nợ chủ yếu là ngắn hạn, trong khi dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu dư nợ.

Nguyên nhân là do tình hình kinh tế lúc này mới bước ra khủng hoảng, khách hàng cũng như bản thân Chi nhánh còn dè dặt trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn hơn. Hơn nữa, đây là giai đoạn Chi nhánh chưa có nhiều khách hàng lớn, nhu cầu vay vốn dài hạn của các DN nhỏ là không cao. Do đó, khách hàng lựa chọn các khoản vay ngắn hạn là giải pháp hợp lý. Đến năm 2012, tình hình kinh tế khả quan hơn, cũng như Chi nhánh có nhiều hơn các khách hàng lớn nên tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn cũng cao hơn. Mặt khác, tuy tỷ trọng có sự thay đổi nhưng đều tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. Đây là biến động tốt đối với Chi nhánh.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Xét về đối tượng cho vay, dư nợ đối với KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Đây là điều tất yếu vì nhu cầu vay vốn của DN luôn cao hơn các cánhân.

Xét theo ngành kinh tế, dư nợ đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50%) trong cả 3 năm. Đó là do khách hàng của Chi nhánh hoạt động nhiều trong lĩnh vực này.

Qua bảng phân tích trên có thể thấy rằng tình hình dư nợ cho vay tại Chi nhánh đang rất khả quan. Đây là dấu hiệu tốt cho Chi nhánh vì không phải ngân hàng nào cũng đạt được tốc độ phát triển như vậy. Có được điều này là do Chi nhánh đã làm tốt công tác tìm hiểu thị trường, tích cực tìm kiếm khách hàng mới và thiết lập quan hệ tín dụng. Sự phát triển này là cơ sở để Chi nhánh mạnh dạn đề ra các chỉ tiêu hoạt động cao hơn nữa trong thời gian tới.

2.1.5.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012

Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy rằng, tình hình kinh doanh tại Chi nhánh trong giai đoạn này tăng trưởng rất nhanh và ổn định về cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể:

Về doanh thu

Doanh thu chủ yếu là thu lãi từ cho vay khi nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong năm 2010và 2011. Đến năm 2012, khoản thu này chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng vẫn giữ ở mức cao. Đó là do thu lãi từ các hoạt động dịch vụ và hoạt động khác tăng mạnh. Tuy có những biến động nhưng đây có thể xem là dấu hiệu tốt trong kinh doanh của Chi nhánh vì Chi nhánh không chỉ chú trọng vào hoạt động cho vay mà còn phát triển các hoạt động dịch vụ khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, ... tạo nên sự tăng trưởng ổn định của các khoản thu nhập.

Về chi phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền % +/- % +/- %

A. TỔNG DOANH THU 35.836 100,00 43.091 100,00 54.707 100,00 7.255 20,25 11.616 26,96 1. Thu lãi từ cho vay 34.800 97,11 40.112 93,09 46.018 84,12 5.312 15,27 5.906 14,72 2. Thu hoạt động dịch vụ 674 1,88 1.520 3,53 3.853 7,04 846 125,48 2.334 153,53 3. Thu lãi khác 362 1,01 1.459 3,39 4.836 8,84 1.097 302,99 3.377 231,43 B. TỔNG CHI PHÍ 33.537 100,00 39.255 100,00 48.948 100,00 5.718 17,05 9.693 24,69 1. Chi phí huy động vốn 15.520 46,28 30.513 77,73 36.647 74,87 14.993 96,60 6.134 20,10 2. Chi cho nhân viên 6.000 17,89 6.322 16,11 6.843 13,98 322 5,36 521 8,24 3. Chi phí hao mòn tài

sản 1.033 3,08 1.121 2,86 1.247 2,55 88 8,47 126 11,23

4. Chi phí hoạt động

khác 10.983 32,75 1.299 3,31 4.211 8,60 -9.684 -88,17 2.912 224,21

C. LNTT 2.299 - 3.836 - 5.759 - 1.538 66,89 1.923 50,12

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank - Nam TTH)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)