Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2 Thực trạng quy trình thẩm định báo cáo tài chính tại Vietinbank - Nam TTH

2.2.3 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.2.3.1Phân tích cơ cấu và biến động của các khoản mục trên các BCTC a, Đối với các khoản mục trên BCĐKT

- Phân tích tình hình tài sản(Phụ lục 5.1):

+ Mục đích: Đánh giá sự biến động về quy mô hoạt động của DN, thông qua TTS, từng loại tài sản và sự hợp lý trong cơ cấu tài sản đối với hoạt động củaDN.

+Phương pháp: Xem xét sự hợp lý của cơ cấu tài sản bằng việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong TTS, đồng thời so sánh với các kỳ trước để thấy sự biến

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

+ Công việc chi tiết: So sánh số đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản mục trọng yếu (cả tuyệt đối lẫn tương đối); xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản dựa trên ngành nghề kinh doanh và chiến lược kinh doanh; đánh giá sự thay đổi cơ cấu tài sản (phân tích nguyên nhân của sự thay đổi,đánh giá tính hợp lý của sự thay đổi, xem xét tác động của sự thay đổi đó đến hoạt động SXKD của DN.

- Phân tích tình hình nguồn vốn(Phụ lục 5.2):

+ Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của DN.

+ Phương pháp: So sánh từng loại nguồn vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn để xác định khoản mục trọng yếu.

+ Công việc chi tiết: Đánh giá nguồn vốn của DN đang được tài trợ bởi nguồn nào là chủ yếu (vốn vay, VCSH hay chiếm dụng); xem xét mức độ biến động nguồn vốn DN, tìm hiểu nguyên nhân của biến động đó; đưa ra đánh giá về khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN và hiệu quả khai thác nguồn vốn.

- Phân tích tình hình công nợ(Phụ lục 5.3):

+ Mục đích: Đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu, phải trả và mối liên hệ giữachúng.

+ Phương pháp: So sánh từng chỉ tiêu qua các năm và so sánh các khoản phải thu, phải trả để đánh giá mối liên hệ.

+ Công việc chi tiết: - Xem xét tình hình biến động các khoản phải thu, phải trả, đồng thời đánh giá chính sách tín dụng của DN để tìm ra nguyên nhân của các khoản phải thu khó đòi, nợ quá hạn; so sánh giữa khoản phải thu và phải trả để nhận định DN đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng; thông qua tình hình công nợ đối với nhà cung cấp và trả lương công nhân viên để đánh giá tình trạng tài chính của DN.

b, Đối với các khoản mục trên Báo cáo KQHĐKD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Mục đích: Đánh giá tổng hợp về tình hình cũng nhưkết quả kinh doanhcủa DN, xác định nguyên nhân chính tác động đến KQHĐKD của DN.

-Phương pháp: Sử dụngBáo cáo KQHĐKD của DN để xem xét biến động của các khoản mục chính, xác định tỷ trọng khoản mục trên tổng DTT để đánh giá mức độ biến động của khoản mục và KQHĐKD của DN.

- Công việc chi tiết: Đánh giá mức độ biến động của các khoản mục chính (như DTT, GVHB, LNTT,...) và tỷ trọng của các khoản mục trên DTT (như tỷ trọng GVHB trên DTT để xác định giá trị GVHB chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số trị giá DTT thu được, ...); đồng thời, tìm các nguyên nhân chủ yếu của các biến động gây ảnh hưởng không tốt đến khoản mục lợi nhuận (ví dụ như doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi GVHB tăng, Doanh thu và GVHB đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu cao hơn,...)

c, Đối với các khoản mục trên BCLCTT

-Đánh giá lưu chuyển thuần của DN dương hay âm?

-Xác định nguồn cơ bản tạo ra tiềnvà sử dụng tiền.

-Đánh giá riêng từng dòng tiền ( từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính).

2.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

Vì hầu hết khách hàng của Chi nhánh là các DN vừa và nhỏ nên CBTD phân tích tình hình tài chính khác hàng dựa trên các chỉ tiêu thông dụng, được chia thành các nhóm:

a, Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Để đánh giá khả năng thanh toán của KHDN, Chi nhánh sử dụng 3 chỉ tiêu chính:

Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

b, Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Đánh giá về cơ cấu vốn của DN, CBTD sử dụng 4 chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số TSCĐ, hệ số thích ứng dài hạn (để đánh giá bổ sung cho hệ số TSCĐ).

c, Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Xét về hiệu quả hoạt động cũng như sử dụng tài sản của DN, CBTD đánh giá dựa trên 5 chỉ tiêu: Số vòng quay TTS, chu kỳ HTK, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân.

d, Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Xét về khả năng sinh lời thì Chi nhánh quan tâm đến 4 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng, ROA, ROE.

e, Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng

Đối với nhóm chỉ tiêu này, CBTD cần tập trung 2 chỉ tiêu chính: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận.

f, Nhóm chỉ tiêu đánh giá dòng tiền

Để đánh giá dòng tiền của DN, CBTD xét đến 2 chỉ tiêu chính: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên DTT, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên VCSH.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình thẩm định báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)