Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục DOANH THU bán HÀNG và CUNG cấp DỊCH vụ CHO KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT THỰC HIỆN (Trang 41 - 44)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH

2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán An Phát thực hiện

2.2.3. Thực hiện kiểm toán

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

KTV sẽ tiến hành phỏng vấn bộ phận kế toán, kiểm tra tài liệu có liên quan để xác minh chính sách ghi nhận doanh thu tại đơn vị.

Lập bảng tổng hợp số liệu doanh thu

KTV lấy số liệu trên BCKQHĐKD của năm kiểm toán và năm trước đã kiểm toán để lập bảng tổng hợp doanh thu. Sau đó, KTV tiến hành thu thập số liệu chi tiết cho từng loại doanh thu trên sổ chi tiết các tài khoản doanh thu, cộng lại số liệu rồi đối chiếu với số liệu trên bảng CĐPS, sổ Cái.

2.2.3.2. Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích

Phân tích, đối chiếu tổng hợp chi tiết.

KTV lập bảng số liệu tổng hợp doanh thu, so sánh với số năm trước đồng thời đối chiếu với số liệu trên bảng CĐPS và giấy tờ kiểm toán năm trước.

So sánh doanh thu giữa các tháng trong năm

KTV lập bảng phân tích doanh thu so sánh từng loại doanh thu giữa các tháng trong năm để xem xét những tháng có doanh thu tăng hoặc giảm bất thường. KTV có thể sử dụng phương pháp mô tả bằng đồ thị.

So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của kỳ này so với kỳ trước.

KTV sẽ tính toán tỷ lệ lãi gộp dựa trên công thức:

Việc so sánh tỷ lệ lãi gộp cho thấy khả năng của đơn vị trong việc kiểm soát giữa doanh thu và giá vốn. Qua đó KTV có thể nhận biết được rủi ro từ sự thay đổi của tỷ lệ lãi gộp/doanh thu.

Thử nghiệm chi tiết

Thủ tục: Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các quý trong năm, đối chiếu Sổ cái

Mục tiêu: Các khoản doanh thu phát sinh được xác định, hạch toán chính xác và đầy đủ.

Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo tổng hợp doanh thu của phòng kinh doanh, tờ khai thuế VAT.

Thực hiện: Lập bảng tổng hợp doanh thu theo từng khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các quý trong năm, đối chiếu số liệu với sổ cái, tài liệu độc lập như báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng kinh doanh cung cấp, tờ khai thuế VAT và giải thích chênh lệch lớn (nếu có).

Khi phát sinh chênh lệch giữa số liệu sổ sách với tờ khai VAT, nếu số liệu trên tờ khai < sổ sách thì có thể do đơn vị đã kê khai thiếu doanh thu hoặc cũng có thể đơn vị đã hạch toán những nghiệp vụ phát sinh ở năm sau vào sổ sách của năm này. Nếu số liệu trên tờ khai > sổ sách có thể do đơn vị nhầm lẫn kê khai trùng hoặc kê khai doanh thu phát sinh ở niên độ sau vào năm này trên tờ khai thuế, cũng có thể có những khoản thu nhập khác nhưng vẫn chịu thuế GTGT đầu ra hoặc có các khoản doanh thu chưa thực hiện đã tiến hành kê khai và nộp thuế nhưng vẫn chưa phân bổ hết doanh thu cho năm hiện hành.

Thủ tục: Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và đối chiếu với hồ sơ bán hàng có liên quan

Việc xác định cỡ mẫu được KTV tiến hành như sau:

• Xác định giá trị tổng thể cần chọn mẫu (P)

Tỷ lệ lãi gộp / doanh thu =(Doanh thu- Giá vốn)/ Doanh thu

• Xác định mức trọng yếu thực hiện (MP) đã được tính toán ở giấy tờ làm việc A710.

• Xác định mức đảm bảo R: Nếu KTV càng tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị thì mức đảm bảo R sẽ càng thấp và cỡ mẫu càng nhỏ.

Theo tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, mức đảm bảo R gồm 3 mức độ, phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Đánh giá của KTV về rủi ro xảy ra sai sót;

- Đánh giá của KTV về tính hiệu quả của HTKSNB;

- Độ đảm bảo (nếu có) thu thập được từ kết quả kiểm tra các khoản mục liên quan khác.

Bảng 2.2. Các mức độ của mức đảm bảo R

Mức độ đảm bảo Khoản mục trên BCĐKT Khoản mục trên BCKQKD

Thấp 0.5 0.35

Trung 1.5 0.5

Cao 3 0.7

Cỡ mẫu được xác định bằng cách:

Trong đó: SS: Cỡ mẫu

J: Khoảng cách mẫu R: Mức độ bảo đảm

Trước tiên KTV sẽ chọn các mẫu có giá trị lớn hơn J.

Sau khi đã chọn được các mẫu thỏa điều kiện ban đầu, KTV tiến hành tính lại tổng thể mới P’ là những khách hàng có số dư nhỏ hơn J, rồi tiến hành tính số mẫu được chọn lần thứ 2. Mẫu được chọn lần thứ 2 này sẽ được KTV chọn ngẫu nhiên:

SS’ = P’/J

Phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm là ban đầu KTV đã chọn hết những phần tử có số dư lớn, trọng yếu để kiểm tra nên hạn chế được những sai sót một cách đáng kể. Sau đó việc tiến hành chọn thêm các phần tử có số dư nhỏ hơn được tiến hành một cách ngẫu nhiên, đảm bảo tính khách quan.

SS = P / J J = MP / R

Sau khi đã chọn mẫu KTV sẽ kiểm tra chứng từ đối chiếu ngày tháng, số tiền với hóa đơn, hồ sơ bán hàng…

Thủ tục: Kiểm tra chia cắt niên độ (cut-off)

KTV tiến hành chọn các hóa đơn trước và sau ngày khóa sổ kiểm tra xem đã được hạch toán vào đúng kỳ kế toán không. Qua thủ tục này cũng kiểm tra được sự đầy đủ: các hóa đơn đã được hạch toán đầy đủ vào sổ sách của kỳ kế toán hiện hành không.

Tổng hợp kết quả

Sau khi thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu, KTV tiến hành tổng hợp số liệu yêu cầu điều chỉnh và số liệu sau khi điều chỉnh vào bảng Leadsheet. Nếu công ty khách hàng có các sai sót vượt mức 4%MP thì KTV yêu cầu điều chỉnh số liệu, còn các sai sót còn lại, KTV sẽ tổng hợp vào cuối giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán để xác định xem các sai sót này có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hay không.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục DOANH THU bán HÀNG và CUNG cấp DỊCH vụ CHO KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT THỰC HIỆN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)