Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện hải lăng (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN

2.1. Đặc điểm cơ bản trên địa bàn huyện Hải Lăng

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.2.2. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với quyết tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái và phát huy truyền thống anh hùng, phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no, hạnh phúc, sau bao nhiêu năm vượt qua những khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân huyện Hải Lăng đã nổ lực phát huy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ biết khai thác và phát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hóa, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Hải Lăng giai đoạn 2012 - 2014 (Tính theo giá cố định 2010)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%)

Trđ % Trđ % Trđ % 2013/2012 2014/2013

Giá trị sản xuất 2.511.558,00 100,00 2.836.006,00 100,00 3.206.334,00 100,00 112,92 113,06 1. Nông, lâm, thủy sản 1.088.362,00 43,33 1.135.680 40,05 1.213.778,00 37,86 104,35 106,88 - Nông nghiệp 877.482,00 34,94 893.555,00 31,51 930.742,00 29,03 101,83 104,16

- Lâm nghiệp 79.432,00 3,16 86.581,00 3,05 98.120,00 3,06 109,00 113,33

- Thủy sản 131.448,00 5,23 155.544,00 5,48 184.916,00 5,77 118,33 118,88

2. TTCN - Xây dựng 664.972,00 26,48 809.698,00 28,55 976.622,00 30,46 121,76 120,62

- XDCB 148.940,62 5,93 153.304,76 5,41 170.259,95 5,31 102,93 111,06

- Tiểu thủ công nghiệp 516.031,00 20,55 656.393,00 23,14 806.362,050 25,15 127,20 122,85 3. Thương mại - Dịch vụ 758.224,00 30,19 890.628,00 31,40 1.015.904,00 31,68 117,46 114,07 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Qua bảng trên ta thấy tổng GTSX trong giai đoạn 2012 - 2014 có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Tổng GTSX ngành nông - lâm - thủy sản năm 2013 đạt 1.135.680 triệu đồng, tăng 4,35% so với cùng kì năm 2012, năm 2014 đạt 1.213.778 triệu đồng, tăng 6,88% so với cùng kì năm 2013. GTSX ngành CN - XD năm 2013 đạt 809.698 triệu đồng, tăng 21,76% so với cùng kì năm 2012, năm 2014 đạt 976.622,00 triệu đồng, tăng 20,62% so với cùng kì năm 2013. GTSX ngành TM - DV năm 2013 đạt 890.628 triệu đồng, tăng 17,46% so với cùng kì năm 2012, năm 2014 đạt 1.015.904 triệu đồng, tăng 14,07% so với cùng kì năm 2013. Có sự tăng trưởng như vậy do huyện Hải Lăng đã chú trọng đầu tư đưa ra nhiều giải pháp phát triển để phát huy thế mạnh của địa phương. Trong ngành dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ có lợi thế như: Thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo. Các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng làm cho mức tiêu dùng tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng lên. Trong lĩnh vực CN - XD, nhờ đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư sản xuất công nghiệp, tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cho các cơ sở sản xuất. Đối với ngành nông lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tổng GTSX của các ngành được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: nông - lâm - thủy sản, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của đất nước.

Nhìn chung ta thấy tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 43,33% năm 2012 giảm xuống lên 40,05% năm 2013 đến năm 2014 ngành này chiếm tỷ trọng 37,86% giảm 2,19% so với năm 2013 cho thấy ngành này có nguy cơ giảm dần, giới trẻ không mặn mà với ngành này.

+ Về nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, Hải Lăng đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;

gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả số lượng và chủng loại. Năm 2013, GTSX ngành nông nghiệp giảm đạt 893.555 triệu đồng tăng 1,83% so với năm 2012, năm 2014 đạt 930.742 triệu đồng tăng 4,16% so với năm 2013. Tỉ trọng của ngành trong cơ cấu nền kinh tế giảm dần thể hiện rõ năm 2014 chiếm 29,03%, giảm 1,48% sơ với năm 2013 và giảm 5,94% so với năm 2012. Cây lúa

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

được xác định là một trong những loại cây chủ lực của huyện, được trồng có quy hoạch trên địa bàn của các xã, năm 2014, tổng diện tích cây lúa là 13.452 ha, năng suất đạt 59,17 tạ/ha, thu được 76.396 tấn. Ngoài ra người dân còn trồng thêm sắn, khoai, ớt, đậu, ném. Đặc biệt, cây sắn cũng đạt năng suất cao góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, năm 2014 đã thu về 23.187,6 tấn trên diện tích 1500 ha với năng suất 170 tạ/ha. Về chăn nuôi, theo thống kê đến năm 2014 trên toàn huyện có 2.250 con và 5.500 con bò, góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân toàn huyện.

+ Về lâm nghiệp: giá trị sản xuất của ngành này năm 2013 là 86.581triệu đồng, tăng 9% so với năm 2012, năm 2014 là 98.120 triệu đồng, tăng 13,33% so với năm 2013. Huyện đã phát triển tích cực trên tất cả các mặt: quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng nên diện tích trồng mới rừng tập trung đến nay 500 ha, 7 vạn cây được trồng cây phân tán, tỷ lệ che phủ là 46,8%, diện tích rừng khai thác là 1.200 ha. Chủng loại cây trồng ngày càng đa dạng và phong phú : Keo, Tràm, Thông nhựa, Sến trung.

Cơ cấu ngành lâm nghiệp năm 2012 chiếm 3,16 % và đến năm 2014 chiếm 3,06%

tổng số các ngành.Tuy tỷ suất đầu tư cho việc trồng rừng còn thấp nhưng cũng đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cho đời sống nhân dân, góp phần trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Đặc biệt vùng rừng nguyên liệu cũng đã hình thành ở các xã Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Phú cung cấp cho các nhà máy gỗ ván MDF của tỉnh.

+ Về thủy sản: Những năm gần đây ngành thủy sản đã được khuyến khích phát triển mạnh, nhất là nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2013 là 155.544 triệu đồng, tăng 18,33% so với năm 2012, năm 2014 đạt 184.916,00 triệu đồng, tăng 18,88% so với năm 2013. Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, năm 2014 có hơn 419 số tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản được chú trọng và đạt được những chuyển biến tích cực, diện tích nuôi cá nước ngọt năm 2014 là 439,5 ha, tăng 2,3% so với năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp là 120 ha. Sản lượng nuôi cá nước ngọt đạt 695 tấn , tăng 1,5% so với năm 2013; sản lượng nuôi tôm công nghiệp đạt 2310 tấn. Một số đối tượng như cá rô phi đơn tính, cá chim trắng. được đưa vào nuôi thay thế các loại cá truyền thống như cá chép, cá mè, trê lai. Đặc biệt có Công ty Cổ phần CP doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đi đầu, đưa con tôm thẻ chân tắng vào nuôi trên

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

vùng đất xã Hải Ba thu được hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng cho các xã Hải Ba, Hải Khê. Vì vậy ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 5,77% trong cơ cấu các ngành kinh tế toàn huyện trong năm 2014.

+ Về Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

Trong giai đoạn 2012 - 2014, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá. Tỷ trọng ngành Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng năm 2014 đạt 30,46% tăng 0,91% so với 2013 và tăng 3,98% so với năm 2012.

Huyện cũng đã tập trung phát triển các cụm CN - TTCN làm hạt nhân cho phát triển công nghiệp của huyện để thu hút các dự án đầu tư tạo tiền đề cũng như cơ hội đón đầu quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng biển nước sâu Mỹ Thủy. Huyện cũng đã tập trung chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghệ mới, hiện đại để phát triển các sản phẩm có chủ lực, có sức cạnh tranh...

Tuy nhiên, huyện cũng chưa khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, các nghề Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề truyền thống như chế biến rượu, dệt xăm lưới, thêu ren, chổi đót, chằm nón... mạnh dạn du nhập một số nghề mới có hiệu quả kinh tế cao và giải quyết nhu cầu lao động ở địa phương.

+ Về thương mại - dịch vụ

Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2014, ngành thương mại - dịch vụ của huyện đã không ngừng phát triển và giữ một vai trò vị trí nhất định của mình trong sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà, phục vụ tốt đời sống xã hội và sản xuất - kinh doanh của các ngành KT - XH, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thương mại đang được phát triển ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề và hình thức khác nhau, góp phần phục vụ tốt hơn các hoạt động sản xuất và đời sống, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản xuất xã hội. Hoạt động thương mại phát triển với tốc độ nhờ có các chính sách mở, và thông thoáng, cùng với công tác chỉnh trang, các chợ nông thôn được đầu tư, xây dựng, nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu địa điểm kinh doanh ngày càng tăng, nhất là tiểu thương buôn bán nhỏ. Hệ thống chợ trở thành mạch máu chính trong lưu thông hàng hóa nội huyện, nhất là hàng hóa tiêu dùng phục vụ sản xuất .

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tỷ trọng ngành TM - DV tăng lên qua các năm: biểu hiện năm 2014 đạt 31,68%

tăng 0,28% so với năm 2013, tăng 0,49% so với năm 2012. Song thương mại huyện Hải Lăng với một nội lực (vốn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, trình độ tổ chức quản lý, thị trường tiêu thụ) còn nhiều hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường mà đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thực hiện các cam kết quốc tế về kinh tế.

Các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… không ngừng được mở rộng đến địa bàn các xã trong huyện.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nên có những chuyển biến tích cực. Nhờ vận tải phát triển nhanh về cả số lượng và sản phẩm.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện gồm có ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng chính sách và 01 Qũy tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển, vai trò của ngân hàng đang lớn lên trong xu thế phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng của các chương trình quốc gia, viện trợ, tín dụng trong hợp tác xã và tín dụng trong nhân dân cũng đã góp phần tích cực trong hoạt động sản xuất. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 31,87% trong cơ cấu các ngành kinh tế toàn huyện trong năm 2014.

Tóm lại, trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hải Lăng, ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là TM - DV và cuối cùng là ngành CN - XD. Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm đi, ngành và CN - XD và TM - DV có xu hướng tăng lên. Tuy tỷ trọng ngành nông - lâm -thủy sản trong cơ cấu các ngành kinh tế giảm đi nhưng tổng GTSX lại tăng nhiều hơn qua các năm, đó là nhờ huyện Hải Lăng biết áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế so sánh, thực hiện tốt hoạt động chuyển giao công nghệ, cơ cấu ngành CN - XD phù hợp với định hướng CNH - HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện hải lăng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)