CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo cấp ngành
Phân loại vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB của các ngành kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phù hợp mục tiêu, định hướng phát triển của huyện.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2012 - 2014, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác nó cũng cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn nhất trong kỳ, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hay không.
Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư XDCB nguồn vốn đầu tư tập trung huyện Hải Lăng sẽ được phân chia theo 10 ngành cơ bản trong nền kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục, giao thông, quản lý nhà nước, thương mại, văn hóa thông tin, y tế, các ngành khác.
Dưới đây là khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành kinh tế của huyện Hải Lăng giai đoạn 2012 - 2014.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế của huyện Hải Lăng giai đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Trđ % Trđ % Trđ % 2013/2012 2014/2013
Tổng 148.940,62 100,00 153.304,76 100,00 170.259,95 100,00 102,93 111,06 1. Nông nghiệp 16.941,43 11,37 15.546,00 10,14 50.727,23 29,79 91,76 326,30
2. Công nghiệp 123,00 0,08 195,01 0,13 6.116,07 3,59 158,54 3.136,29
3. Cơ sở hạ tầng 5.489,00 3,69 2.030,85 1,32 7.993,42 4,69 37,00 393,60
4. Giáo dục 23.130,50 15,53 11.620,37 7,58 5.732,95 3,37 50,24 49,34
5. Giao thông 70.291,69 47,19 103.187,00 67,31 59.648,24 35,03 146,80 57,81 6. Quản lý nhà nước 559,00 0,38 7.160,00 4,67 13.289,52 7,81 1.280,86 185,61 7. Thương mại - dịch vụ 4.650,00 3,12 3.190,00 2,08 17.040,79 10,01 68,60 534,19 8. Văn hóa thông tin 2.506,00 1,68 3.465,00 2,26 8.035,85 4,72 138,27 231,91
9. Y tế 9.579,00 6,43 2.496,89 1,63 175,88 0,10 26,07 7,04
10. Khác 15.671,00 10,52 4.413,64 2,88 1.500,00 0,88 28,16 33,99
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hải Lăng)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua bảng trên cho ta thấy vốn đầu tư XDCB thực hiện theo ngành có sự phân chia khá rõ rệt, chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành giao thông, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn cho ngành này năm 2012 chiếm 47,19%, năm 2013 tăng lên còn 67,31% và năm 2014 giảm còn 35,03% trong tổng vốn đầu tư các ngành. Tiếp theo là tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng đều qua mọi năm, với năm 2012 đạt 16.941,43 triệu đồng chiếm 11,37% nhưng đến năm 2014 tăng lên 50.727,23 triệu đồng đến 29,79% so với tổng vốn đầu tư các ngành Giáo dục – đào tạo với tổng số vốn là 1.637,24 tỷ đồng chiếm 13,23%. Sở dĩ có sự tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào 3 ngành nêu trên vì Hải Lăng là một huyện thuần nông, xuất phát kinh tế thấp nên huyện cần phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hoàn thiện. Mặt khác do hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thông lại luôn đòi hỏi lượng vốn khá lớn, do vậy tỷ trọng vốn dành cho ngành giao thông luôn cao hơn các ngành khác cũng là điều dễ hiểu. Đầu tư cho XDCB là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết, một số công trình giao thông quan trọng được xây dựng trong giai đoạn 2012 - 2014 đã đưa huyện Hải Lăng thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu giải trí cao và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người tăng nên ngành dịch vụ phát triển khá nhanh. Trong thời kỳ hiện nay, phát triển đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực là hết sức cần thiết và trước mắt Hải Lăng cần đầu tư hơn nữa cho ngành công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên ngành y tế năm 2012 chiếm chiếm tỷ trọng 6,43% đến năm 2014 giảm còn 0,1% trong tổng vốn đầu tư các ngành. Qua đó cho thấy huyện cũng chưa thực sự chú tâm vào cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Như vậy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành của Hải Lăng còn có sự biến động, thường thì chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế. Vì vậy, huyện Hải Lăng cần phải tập trung vào các ngành y tế, giáo dục.. để tạo điều kiện trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế