CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
2.2.4. Hi ệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện Hải Lăng
Về mặt lý thuyết, hiệu quả đầu tư được thể hiện tổng hợp ở hệ số ICOR. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp, ngược lại, ICOR càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Cũng có thể thấy được hiệu quả của việc đầu tư thông qua mối quan hệ so sánh giữa GDP và vốn đầu tư trong kỳ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2012 - 2014
CHỈ TIÊU ĐVT Năm
2012 2013 2014
1. Vốn đầu tư XDCB Trđ 148.940,62 153.304,76 170.260,0 2. GDP Trđ 1.317.497,79 1.487.455,00 1.689.691,00
3. Tăng trưởng GDP % 12,70 12,90 13,60
4. ICOR lần 1,14 0,90 0,84
5. Hiệu suất vốn đầu tư
(Hi) lần 8,85 9,70 9,92
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hải Lăng) Bảng số liệu trên cho thấy huyện Hải Lăng sử dụng vốn đầu tư XDCB với biểu hiện khá bền vững vì chỉ số ICOR thấp. Hệ số ICOR năm 2012 là 1,14 lần; hiệu suất vốn đầu tư là 8,85 lần. Năm 2013 vốn đầu tư XDCB tăng và GDP cũng tăng lên, điều này làm cho hiệu suất vốn đầu tư tăng lên là 9,7 lần, hệ số ICOR giảm còn 0,9 lần.
Đến năm 2014 hệ số ICOR bằng 0,84 lần và hiệu suất vốn đầu tư tăng lên 9,92 lần, tăng trưởng của GDP tăng lên 13,6%. Những con số này có nghĩa là, nếu như năm 2012 để có 1 đồng GDP tăng thêm thì huyện Hải Lăng cần 1,14 đồng vốn đầu tư, hay 1 đồng vốn đầu tư tăng lên tạo ra 8,85 đồng GDP, thì đến năm 2014 cứ 1 đồng vốn đầu tư tăng lên đã tạo ra 9,92 đồng GDP, hay để có 1 đồng GDP tăng thêm huyện chỉ cần 0,84 đồng vốn đầu tư mà thôi.
Có thể thấy được việc sử dụng vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn 2012 - 2014 đã có hiệu quả, nhưng hiệu quả của nó đang giảm dần qua các năm, điều mà huyện Hải Lăng cần làm là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB hơn nữa để đưa huyện Hải Lăng phát triển với các chỉ số bền vững hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Số lượng vốn là quan trọng nhưng hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn. Cũng có thể xét hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn XDCB thông qua các dẫn chứng cụ thể sau đây:
• Đề cao công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hải Lăng. Công tác lập phân bổ kế hoạch 2012 - 2014 tập trung hơn so với các năm trước, chủ yếu bố trí các dự án hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi công mới. Trong những năm gần đây, huyện vận dụng nhiều cơ chế chính sách khác
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nhau để đầu tư xây dựng, nhiều công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng làm tăng tiềm lực và cơ sở vật chất của nền kinh tế, tăng năng lực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tê và xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông cầu đường, bưu chính viễn thông, cấp nước, xây dựng hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở y tế, giáo dục. Nhiều công trình hạ tầng có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế huyện như:
Đường tránh lũ cứu hộ cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển phía nam tỉnh Quảng Trị, hệ thống thủy lợi đê bao vùng trũng, thủy lợi Nam Thạch Hãn, Hồ Thác Cheo, thu hút nhiều dự án vào Cụm công nghiệp - làng nghề Diên Sanh, cụm CN - TM - DV Hải Thượng…
Trong thời gian qua huyện đã làm tốt việc huy động vốn đầu tư cho ngành này:
Từ khâu lập kế hoạch, để tìm nguồn để cân đối cho đầu tư. Tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn trong 3 năm đạt 90% trở lên cho thấy huyện đã có những giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, tận dụng tốt các chính sách của Chính phủ, Tỉnh về kích thích kinh tế tạo điều kiện phát triển kinh doanh, qua đó cho thấy công tác lập kế hoạch của huyện tương đối tốt. Công tác lập kế hoạch chuẩn bị đảm bảo kinh phí cho hoạt động một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư XDCB.
Bảng 2.10: Hệ số thực hiện vốn đầu tư cho đầu tư XDCB huyện Hải Lăng giai đoạn 2012 - 2014
Năm
Giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng trong kỳ
(FA) (Trđ)
VĐT trong kỳ
(Trđ) Tổng mức
VĐT trong kỳ
(I) (Trđ)
Hệ số thực hiện VĐT
(H) (lần) Chuyển tiếp Khởi công
mới
2012 91.467,50 71.603,5 77.337,12 148.940,62 0,61 2013 108.234,87 94.289,09 59.015,67 153.304,76 0,71 2014 135.874,20 96.548,34 73.711,61 170.259,95 0,80
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hải Lăng)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng trên cho thấy hệ số thực hiện VĐT đạt ở mức khá cao và tăng dần qua các năm, đạt trên 60%. Năm 2014 có rất nhiều công trình đã được khởi công nên hệ số thực hiện VĐT cao, đạt 80%. Trong thời gian qua, huyện Hải Lăng đã đầu tư một lượng vốn lớn cho đầu tư XDCB. Nhìn chung việc đầu tư vốn cho đầu tư XDCB đã mang lại hiệu quả khá tốt, về cơ bản cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, công nghệ được hiện đại hóa. Mặc dù hệ số thực hiện VĐT khá cao, nhưng hiệu quả sử dụng VĐT chưa được phát huy tối đa.
2.2.4.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn cho đầu tư XDCB được thể hiện trên các lĩnh vực sau:
• Y tế
Nhờ sự quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị y tế trong những năm qua do vậy công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành Y tế đã có nững bước phát triển cả quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức ngày càng cao của nhân dân; mở các phòng dịch vụ phục vụ công tác điều trị cho các đối tượng chính sách.
Hiệu quả mang lại được phản ánh gần nhất vào năm 2014 ở tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là còn 10%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm 99%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế năm 2014 chiếm 45% tổng các xã ở huyện; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đến năm 2014 đã đạt 10/20 trạm y tế , số xã có trạm y tế kiên cố là 7 trạm, phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn huyện.
• Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng phát triển với quy mô ngày càng tăng, mạng lưới trường lớp được sắp xếp hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đến nay toàn huyện có 45 trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo, có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 04 trường so với năm 2013; đến năm 2014 tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ là 33%, tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo đạt 99%, có 28.070 học sinh phổ thông đầu năm… Công tác xã hội hoá giáo dục và hoạt động khuyến học được đẩy mạnh. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được chú trọng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
• Văn hóa - Thể thao
Giai đoạn 2012 - 2014, hoạt động văn hóa được duy trì, phát triển lên một tầm cao mới. Một số công trình như: trung tâm SHVH, thể thao, vui chơi giải trí thôn Trung An, xã Hải An, nhà văn hóa xã Hải Hòa, đình làng Câu Nhi, huyện Hải Lăng…đã được huyện tiến hành cấp Ngân sách để xây dựng, phục vụ tốt nhu cầu của bà con trên địa bàn huyện, nhờ đó đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư ngày một đi lên, ngày càng phong phú đa dạng hơn với nhiều loại hình văn hóa đặc sắc; đến nay tỷ lệ làng, thôn, khóm được công nhận đơn vị văn hóa đạt 89% tổng số làng, thôn, khóm của huyện; tỷ lệ cơ quan được công nhận đơn vị văn hóa đạt 89%, tăng 8,3% so với năm 2013; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 88% tổng hộ gia đình trên toàn huyện; có 14 xã, thị trấn có nhà văn hóa, 17 xã có bưu điện văn hóa xã.
Công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hoá trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả; hoạt động biểu diễn thực hiện theo đúng quy định. Ngoài ra, công tác quản lý lễ hội ngày càng được quan tâm; việc phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thường xuyên được chú trọng.
• Lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội
Giai đoạn 2012 - 2014, công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề được các cấp, các ngành quan tâm. Đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Dạy nghề Tổng hợp huyện, góp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổng số hộ nghèo còn 1.999 người, giảm 19,2% so với năm 2013; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 20%; lao động được tạo việc làm trong năm 1.100 người, có khoảng 50 người xuất khẩu lao động; tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch chiếm 97%; tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh là 77,88%.
Huyện đã tiến hành phân bổ hợp lý nguồn vốn để hoàn thành việc xây dựng Nhà thờ, cổng chào, sân hành lễ, điện chiếu sáng, vườn hoa, cây xanh và các hạng mục thuộc Khu văn hoá tâm linh huyện. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công cách mạng. Kịp thời hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ tiền học phí và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.