Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Lăng đến năm 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện hải lăng (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY

3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Lăng đến năm 2020

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện trên cơ sở phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý,đất đai, khoáng sản và nguồn nhân lực, huy động mọi nguồn nội lực của ngành, các địa phương; tận dụng tối đa các cơ hội và nguồn lực bên ngoài, tăng cường liên doanh, liên kết thu hút các nguồn vốn để đầu tư phát triển.

Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để đạt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội cao và bền vững. Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị; hoàn chỉnh đầu tư các cụm CN – TTCN, làng nghề để sớm phát huy hiệu quả, tạo hạt nhân tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát huy các ngành kinh tế. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành CN – TTCN có thể phát huy được các lợi thế và tạo sản phẩm mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng…

Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp với các tiêu chí về quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tình hình địa phương.

Đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, tạo chuyển biến mạnh về hiệu quả hợp tác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập/đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Đảm bảo giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn, bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mở rộng phát triển thương mại dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế năm 2020. Xây dựng một nền kinh tế sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ trong khu vực và trong nước, tiến tới xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ kết cấu hạ tầng: Quy hoạch, đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thị trấn Hải Lăng, các thị tứ Mỹ Chánh, Mỹ Thủy, Hội Yên, Phương Lang, La Vang.. hình thành mạng lưới các thị tứ, các trung tâm kinh tế - kĩ thuật xã, tọa điểm nhấn cho quá trình đô thị hóa. Củng cố, hoàn thiện kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông đường cầu đường, mở rộng điện lưới đến các vùng nông thôn, tăng cường thủy lợi, bưu chính viễn thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng, đặc biệt là cho khu vực nông thôn.

Chăm lo phát triển xã hội và chiến lược con người: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề búc xúc xã hội, tiếp tục thực hiện các chuwong trình giảm nghèo và duy trì bề vững kết quả xóa đói giảm nghèo; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cảu nhân dân; thực hiện tốt hơn tiến bộ và công bằng xã hội.

Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý trong thời kì mới.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, giữu cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững: Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của quá trình biến đổi khí hậu, đặc biệt hạn chế tình hình ngập lụt và nước biển dâng.

3.1.2. Mục tiêu đầu tư 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với trị xã, thành phố và bình quân chung của tỉnh. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chăm lo giải quyết tốt các vấn đề kinh tế của xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt và vùng ven biển và vùng nhạy cảm về tôn giáo, tín ngưỡng.

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

• Mục tiêu kinh tế:

- Phấn đấu tốc độ tăng GTSX ( giá so sánh) bình quân thời kì 2016 - 2020 tăng từ 18 - 19%/năm. Tốc độ tăng bình quân của các ngành là công nghiệp - xây dựng đạt 28 - 29% thời kì 2016 - 2020, thương mại - dịch vụ là 18 - 19% thời kì 2016 - 2020 và 7 - 7,5% thời kì 2016 - 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến năm 2016 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 32 - 33%, thương mại - dịch vụ 33-34%

và nông nghiệp 34 - 35%; đến năm 2020 tỷ trọng của 3 khu vực tương ứng là 39 - 40%, 38 - 39% và 21 - 22%.

- GTSX bình quân đầu người/năm đến hết năm 2016 là 50 - 55 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2010 và năm 2020 là 150 - 155 triệu đồng tăng hơn 2,9 lần so với năm 2015.

- Thu ngân sách phấn đấu đạt tốc độ tăng hàng năm qua các thời kì 2016 - 2020 là 21 - 22%.

- Đến năm 2016, có 25 - 30% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới và đến năm 2020 có trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo bộ tiêu chí về quốc gia về nông thôn mới).

• Mục tiêu về văn hóa - xã hội

Phấn đấu giảm tỷ suất sinh bình quân 0,5 - 0,6%, tỷ lệ tăng dân số trung bình thời kì 2016 - 2020 ổn định khoảng 0,9% để nâng cao chất lượng dân số.

Đến năm 2020, chỉ tiêu lao động qua đào tạo nghề này tăng lên khoảng 69 - 70%, trong đó qua đào taọ nghề đạt 55 - 56%.

- Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 giảm tỷ lệ nghèo bình quân mỗi năm 3 - 3,5%.

- Đến năm 2016, phấn đấu có khoảng 60 - 70% số xã/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và đến năm 2020 dưới 5 – 7%. Năm 2020, có 10 bác sĩ, 30 giường bệnh trên 1 vạn dân.

- Củng cố vững chắc thành quả phổ cập Tiểu học và THCS, tiến tới phổ cập giáo dục bậc THPT đạt trên 50% xã/thị trấn vào năm 2015 và trên 90% đến năm 2020.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Đến năm 2016 có trên 50 xã, thị trấn, 80% thôn; 100% cơ quan, trường học và 85% gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 100% các thôn, xã (thị trấn), cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

• Mục tiêu về môi trường

- Phấn đấu đến năm 2016 có 50 - 60% số xã, thị trấn được thu gom và xử lý rác thải và đến năm 2020 đạt 100%.

- Quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế và duy trì các năm tiếp theo.

- Có 50% làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và đến năm 2020 là 100%.

- Tỷ lệ số hộ được dùng đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn là 96%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 80 - 85% và phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt 100%.

- Đến năm 2016 tỷ lệ che phủ rừng đạt 47 - 48% và duy trì các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện hải lăng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)