PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2 Tín dụng ngân hàng
1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Là giao dịch tài sản giữa NHTM và bên đi vay, trong đó quy định chuyển giao tài sản của NHTM cho bên đi vay trong một thời hạn nhất định, kèm theo một mức lãi suất nhất đinh mà bên đi vay phải trả cho NHTM, do 2 bên thỏa thuận với nhau. Và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn (tài sản) và lãi cho NHTM khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng Ngân hàng chủ yếu phát sinh dưới hình thức tiền mặt. Trong một số trường hợp, tài sản cố đinh cũng có thể trở thành tài sản giao dịch như cho thuê tài chính…
Tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo nên nguồn thu cho Ngân hàng, do đó nó có vị trí rất quan trọng, đòi hỏi số lượng cán bộ tín dụng lớn, có chuyên môn cao. Trong bảng cân đối kế toán, tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản Có. Xét về nghiệp vụ, tín dụng rất phức tạp vì Ngân hàng áp dụng nhiều hình thức cấp tín dụng (cho vay) khác nhau. Mỗi hình thức cấp tín dụng có một đặc điểm riêng, đòi hỏi trình độ chuyên môn phù hợp của cán bộ tín dụng.
“Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác”(khoản 10, điều 20 Luật Các TCTD).
1.2.2. Phân loại tín dụng Ngân hàng.
Để cạnh tranh trong thị trường ngày càng phát triển, các NHTM luôn muốn phát triển nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất, đồng thời giảm thiểu chi phí, thu hút khách hàng, phân tán rủi ro…
Việc phân loại tín dụng Ngân hàng có nhiều cách tiếp cận khách nhau để phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vàothời gian sử dụng vốn vay, tín dụng Ngân hàng được chia thành 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt trong ngắn hạn, hoặc để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng để phục vụ nhu cầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, tiêu dùng … có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản… có thời gian hoàn vốn trên 5 năm.
Căn cứ vàomục đích sử dụng vốn vay, tín dụng Ngân hàng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cấp cho các nhà sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình mua săm nguyên vật liệu , chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể.
-Tín dụng tiêu dùng: được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Thông thường loại tín dụng này được thu hồi từng lần phụ thuộc vào nguồn thu nhập của các cá nhân vay vốn.
Căn cứvào tính chất đảm bảo của các khoản vay, tín dụng Ngân hàng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng có bảo đảm: các khoản vay thường được đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp. Loại tín dụng này bao gồm các hình thức: cầm cố, thế chấp, chiết khấu.
- Tín dụng không có bảo đảm: các khoản vay thường không được đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp mà bằng tín chấp (mức độ tín nhiêm của khách hàng đối với Ngân hàng). Loại hình này thường áp dụng với các khách hàng lâu năm của Ngân hàng, có khả năng tài chính mạnh, rủi ro thấp, có khả năng hoàn trả nợ và hoàn trả nợ đúng hạn.
Căn cứ vàođặc điểm luân chuyển vốn, tín dụng Ngân hàng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định.
- Tín dụng vốn lưu động:cho vay để đáp ứng thu cầu thiếu hụt vốn lưu động của các chủ thể đi vay.
1.2.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn biến phức tạp hiện nay, việc cấp tín dụng có thể dẫn đến nhiều tác động tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có nhiều vai trò to lớn đối với sự phát triển KTXH. Biểu hiện ở các mặt sau:
1.2.3.1. Tín dụng Ngân hàng là điều kiện đảm bảo để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục.
- Cung cấp vốn: tín dụng Ngân hàng cung cấp vốn để các doanh nghiệp có thể ổn định quá trình sản xuất, kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị…
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Để được cung cấp tín dụng Ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt. Do đó, tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao mức doanh lợi.
Việc áp dụng các mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau của tín dụng Ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng vốn sao cho phù hợp với nhu cầu về vốn trong các thời kỳ khác nhau.
1.2.3.2. Tín dụng Ngân hàng huy động vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Muốn phát triển kinh tế, mỗi quốc gia cần phải có nguồn vốn lớn để cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, chiến thắng trong cạnh tranh. Tín dụng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng các nhu cầu đó.
1.2.3.3. Tín dụng Ngân hàng là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế.
Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM để thực thi chính sách tiền tệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giảm lạm phát. Tín dụng Ngân hàng làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, cải tiến công nghệ… Từ đó góp phần ổn định giá cả và ổn định tiền tệ.
1.2.3.4. Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quan hệ quốc tế.
Tín dụng Ngân hàng có vai trò trong việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
quốc tế. Hoạt động tín dụng Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, nhờ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, hợp tác giữa các nước. Giúp cho các nước cùng nhau giải quyết các nhu cầu thiếu hụt về vốn, cùng nhau phát triển.