Phân loại cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 47 - 52)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 31 1.Thực trạng hoạt động tín dụng

2.2.1.2. Phân loại cho vay

a. Phân loại dư nợ theo thời gian.

Mục đích của việc phân loại này là giúp cho chúng ta thấy được tỷ trọng trong việc đầu tư cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của chi nhánh so với tổng dư nợ. Trên cơ sở đó thấy được cơ cấu đầu tư như vậy đã hợp lý, đã phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động chưa và có chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ theo thời gian.

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)

1 Nợ ngắn hạn 306 37,6 248 30,4 347 35,5 -58 -19,0 99 39,9

2 Nợ trung hạn 70 8,6 49 6,0 90 9,2 -21 -30,0 41 83,7

3 Nợ dài hạn 437 53,8 518 63,6 540 55,3 81 18,5 22 4,2

Tổng dư nợ 813 100,0 814 100,0 977 100,0 1 0,1 163 20,0 (Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ, năm 2011 đạt 53,8%, năm 2012 đạt 63,6%, tăng 9,8% so với năm 2011, năm 2013 đạt 55,3%, giảm 8,3% so với năm 2012. Tiếp đến là dư nợ ngắn hạn, năm 2011 đạt 37,6%, năm 2012 đạt 30,4%, giảm 7,2% so với năm 2011, năm 2013 đạt 35,5%, tăng 5,1% so với năm 2012 và cuối cùng là dư nợ trung hạn. Dư nợ ngắn, trung hạn có sự biến động không ổn định, năm 2012 giảm 19% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 39,9% so với năm 2012. Dư nợ trung hạn năm 2012 giảm 30% so với năm 2011, năm 2013 tăn 89,9% so với năm 2012, cho thấy số lượng khách hàng có nhu cầu vốn lưu động biến động không ổn định (năm 2012 giảm và năm 2013 tăng).

37.6%

53.8% 8.6%

Cơ cấu dư nợ năm 2011

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

30,4%

63,6% 6%

Cơ cấu dư nợ năm 2012

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Qua biểu đồ cho thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn bình quân qua 3 năm đạt 34,5%/

tổng dư nợ. Với tỷ trọng như vậy cơ bản phù hợp với định hướng phát triển của Agribank Việt Nam và cơ cấu nguồn vốn huy động.

b. Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế.

Nhìn vào bảng, ta thấy dư nợ tồn tại chủ yếu ở các CTCP, chiếm 65,7% năm 2011, 75,2% năm 2012 và 66,4% năm 2013, ngoài ra còn có CTTNHH, chiếm 15,4% năm 2011, 13% năm 2012 và 22,1% năm 2013 và DNCVĐTNN, chiếm 12,5% năm 2013. Dư nợ tồn tại ở các đối tượng khác hầu như không đáng kể. Trong đó, dư nợ ở các CTCP có sự tăng trưởng đều qua 3 năm, năm 2012 tăng 78 tỷ tương đương 14,6% và năm 2013 tăng 37 tương đương 6%, còn dư nợ tại CTTNHH và DNCVĐTNN lại biến động thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô với các doanh nghiệp ngày càng tăng. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số doanh nghiệp cũ vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên dư nợ vẫn còn tồn tại.

35.5%

55.3% 9.2%

Cơ cấu dư nợ năm 2013

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế.

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)

1 Cá nhân, hộ gia đình 31 3,8 39 4,8 75 7,7 8 25,8 36 92,3

2 DNTN 7 0,9 12 1,5 22 2,3 5 71,4 10 83,3

3 Hợp tác xã 9 1,1 5 0,6 0 0 -4 -44,4 -5 -100,0

4 CTCP 534 65,7 612 75,2 649 66,4 78 14,6 37 6,0

5 CTTNHH 125 15,4 106 13,0 216 22,1 -19 -15,2 110 103,8

6 CTHD 0 0 25 3,1 0 0 25 -25 -100,0

7 Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 102 12,5 10 1,2 12 1,2 -92 -90,2 2 20,0

8 Công ty nhà nước 5 0,6 5 0,6 3 0,3 0 0 -2 -40,0

Tổng dư nợ 813 100,0 814 100,0 977 100,0 1 0,1 163 20,0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán; báo cáo tín dụng năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Tùy theo các thành phần kinh tế khác nhau, để nâng cao chất lương tín dụng thì chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm của từng thành phần, rủi ro khi cho vay. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp.

c. Phân loại dư nợ theo mục đích vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ theo mục đích vay vốn.

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán; báo cáo tín dụng năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Nhóm đối tượng công nghiệp chế biến, sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, năm 2011 đạt 37,3%, năm 2012 đạt 40,5%, năm 2013 đạt 38,9%. Công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2012 tăng 8,9% so với năm 2011, năm 2013 tăng 15,2% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn cho các ngành công nghiệp ngày càng tăng, tín dụng đầu tư vào các ngành công nghiệp ngày càng nhiều.

Nhóm đối tượng sản xuất, phân phối điện và khí đốt chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)

1 Nông, lâm, thủy sản 8 1,0 5 0,6 4 0,4 -3 -37,5 -1 -20,0

2 Công nghiệp chế

biến, chế tạo 303 37,3 330 40,5 380 38,9 27 8,9 50 15,2

3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

188 23,1 177 23,1 211 21,6 -11 -5,9 34 19,2

4 Xây dựng 34 4,2 28 3,4 54 5,5 -6 -17,6 26 92,9

5 Bán buôn và bán lẻ 99 12,2 84 10,3 71 7,3 -15 -15,2 -13 -15,5

6 Thương mại, dịch vụ 150 18,5 161 19,8 170 17,4 11 7,3 9 5,6

7 Cho vay tiêu dùng 27 3,3 26 3,2 55 5,6 -1 -3,7 29 111,5

8 Cho vay khác 4 0,5 3 0,4 32 3,3 -1 -25,0 29 966,7

Tổng dư nợ 813 100,0 814 100,0 977 100,0 1 0,1 163 20,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

tổng dư nợ, dư nợ năm 2012 giảm 5,9% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 19,2% so với năm 2012. Chứng tỏ sự phát triển ổn định của ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Với đặc trưng, thành phố Huế là thành phố du lịch, nên trong những năm qua nguồn vốn đầu tư của nhà nước, tư nhân vào lĩnh vực này rất lớn. Agribank Thừa Thiên Huế đã đầu tư vào nhiều khách sạn, khu du lịch, khu nghĩ dưỡng. Do đó, dư nợ đối với nhóm thương mại, dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 7,3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 5,6% so với năm 2012.

Dư nợ của nhóm đối tượng bán buôn, bán lẻ có xu hướng giảm qua các năm, (15,2 năm 2012 và 15,5 năm 2013). Điều này chứng tỏ tốc độ phát triển lĩnh vực này trên thành phố Huế ngày càng giảm, thay vào đó là sự phát triển của các doanh nghiệp.

Có được kết quả, một trong những nguyên nhân chính đó là tốc độ tăng trưởng KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua tăng cao trên 11%; đời sống của nhân dân dần nâng cao. Bắt kịp theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương, Agribank Thừa Thiên Huế đã có chính sách khách hàng phù hợp và đã đầu tư một lượng lớn tín dụng cho lĩnh vực thương mại.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)