PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẾN NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Một là, nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi một cán bộ tín dụng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi một CBTD có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao CLTD Ngân hàng. CBTD là những người trực tiếp thực hiện quy trình tín dụng. Muốn CLTD đạt hiệu quả thì CBTD phải là người có chuyên môn, đạo đức. Để đạt được điều này, Agribank Thừa Thiên Huế cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, tuyển chọn những người đáp ứng đủ điều kiện đầu vào, có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng xử lý công việc nhanh, linh hoạt. Đồng thời trong quá trình làm việc, sắp xếp CBTD đi đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.
- Kết hợp hài hòa giữa CBTD trẻ có chuyên môn, nhiệt huyết và CBTD lớn tuổi giàu kinh nghiệm, phối hợp bổ sung nhau trong quá trình làm việc, nâng cao năng suất lao động và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết hợp khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần, khả năng thăng tiến trong công việc.
- Tổ chức những buổi gặp mặt giữa nhân viên của các phòng ban, các hoạt động ngoài giờ, nâng cao tinh thần đoàn kết, khả năng phối hợp giữa các phòng ban và giữa nhân viên trong một phòng.
Hai là, đa dạng hóa danh mục cho vay.
Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trên thị trường. Nền kinh tế phát triển đi kèm với số lượng doanh nghiệp tăng cùng với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, do đó nhu cầu vốn luôn cần được đáp ứng. Vì vậy, các NHTM đang mở rộng thị phần hoạt động của mình , giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất và gia tăng lợi nhuận Ngân hàng. Trong quá trình cấp tín dụng cần lưu ý những điểm sau:
- Bám sát tình hình tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hạn chế việc đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả bằng các cách như đình chỉ vay, hạ dư nợ đến mức cần thiết. Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính khả quan, nếu có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Ngân hàng có thể tăng quy mô đầu tư vốn.
- Theo cơ cấu dư nợ ta thấy tỷ lệ cho vay nông lâm ngư nghệp, xây dựng chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với cho vay để sản xuất, chế biến, thương mại dịch vụ... Từ đó, Agribank Thừa Thiên Huế nên đa dạng hóa danh mục cho vay bằng các biện pháp sau:
+ Đẩy mạnh hơn nữa tín dụng bán lẻ như cho vay tư nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay DNVVN. Với những đối tượng khách hàng bán lẻ, khoản tín dụng cấp với qui mô nhỏ, thời gian cho vay ngắn và quan trọng hơn là nguồn trả nợ vay thường rất ổn định nên phân tán được rủi ro. Tín dụng bán lẻ phát triển sẽ tăng thu được phí dịch vụ thông qua các sản phẩm bán chéo như dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối; tăng được nguồn vốn huy động từ khoản tiền nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, từ các khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.
+ Hiện nay Tăng dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng các chính sách về lãi suất, về phí dịch vụ, thêm nữa đó là quy trình xử lý nghiệp vụ phải nhanh chóng, linh hoạt
Trường Đại học Kinh tế Huế
và chính xác. Trên cơ sở đó, tạo được nguồn ngoại tệ để tiếp tục tài trợ xuất nhập khẩu.
Ba là, nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định tín dụng.
Hiện nay Agribank Thừa Thiên Huế chỉ có một bộ phận thực hiện tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Agribank Thừa Thiên Huế cần phải tách bạch bộ phận thẩm định, tín dụng và xử lý nợ có vấn đề thành ba bộ phận riêng. Bộ phận chuyên làm công tác thẩm định, bộ phận chuyên về phân tích, đánh giá kết quả thẩm định để đề ra quyết định cho vay, bộ phân chuyên xử lý nợ có vấn đề nhằm chuyên môn hóa trong quá trình cho vay.
Khi phân tích tín dụng, CBTD cần áp dụng tốt các kỹ thuật phân tích tín dụng:
- Phương pháp phân tích truyền thống: Đánh giá khách hàng dựa vào danh tiếng, mối quan hệ, năng lực tài chính, khả năng trả nợ, lịch sử vay vốn và tài sản bảo đảm.
- Phương pháp 5Cs (Credit assessment): Tính cách (charater), năng lực trả nợ (capacity), vốn (capital), tài sản bảo đảm (collateral), điều kiện (conditions).
- Phân tích SWOT (Strength, weakness, opprtunity, threat) phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và dự báo dòng tiền, phân tích các chỉ số tài chính cơ bản.
- Tuân thủ quy trình cho vay.
- Khi thẩm định phương án vay vốn, CBTD cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho Ngân hàng thì:
+ Tỷ lệ vốn tự có/vốn vay > 1
+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao > tổng nợ đến hạn phải trả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ quy trình tín dụng
Bốn là, đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Nguồn vốn là cơ sở để thực hiện tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, cần phải chú ý nguồn vốn huy động càng nhiều thì chi phí càng cao. Nguồn vốn huy động nhiều cho phép Ngân hàng chủ động trong việc ấn định thời hạn cho vay. Vì vậy, công tác huy động vốn phải được đẩy mạnh bằng một số giải pháp sau:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: Ngoài các hình thức huy động truyền thống: Tiết kiệm trả góp, tiết kiệm có thưởng, đẩy mạnh việc phát hành kì phiếu với nhiều
Tiếp xúc khách hàng
Phân tích tín dụng
Thẩm định tín dụng
Đánh giá rủi ro tín dụng
Quyết định cho vay
Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay
Thủ tục, giấy tờ hợp đồng tín dụng, giải ngân
Phân loại, sàng lọc khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
thời hạn và lãi suất linh hoạt như lãi suất bậc thang. Kèm theo những hình thức huy động này là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay Ngân hàng càng phải nên chuyên biệt hoá sản phẩm cũng như dịch vụ của Ngân hàng mình, như thủ tục nhanh chóng thuận tiện, giảm bớt được cả thời gian cho Ngân hàng và cho khách hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng mở các tài khoản tiền gửi và sử dụng tiền mặt một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp để chi trả cho hoạt động kinh doanh.
- Có chính sách ưu đãi về lãi suất. Đối với một Ngân hàng lãi suất luôn là yếu tố quan trọng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp nguồn vốn huy động, có chiếm lĩnh được thị trường hay không. Chính sách lãi suất phải luôn được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho người gửi tiền và cho khách hàng, tạo thế cạnh tranh thuận lợi nhất cho Ngân hàng. Lãi suất cần phải cụ thể chi tiết cho từng đối tượng vốn, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với từng nguồn vốn, đồng thời phải luôn cân đối, hợp lý trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng như: không thu phí chuyển tiền, phí mở L/C.... Thay vào đó Ngân hàng không phải trả lãi cho loại tiền gửi để thực hiện các dịch vụ này.
- Mở rộng mạng lưới huy động vốn, tăng qui mô tiết kiệm của mỗi kì tiết kiệm trên địa bàn bằng các biện pháp như tuyên truyền, quảng cáo kết hợp với phong cách phục vụ chu đáo, nhiều kênh thời gian linh hoạt...
Trường Đại học Kinh tế Huế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 khái quát định hướng phát triển của Agribank trong thời gian tới. Từ những thực trạng về hoạt động được đưa ra trong chương 2 để đề xuất ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao CLTD.
Hoạt động tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế trong 3 năm có thay đổi như sau:
- Năm 2012 dư nợ tăng 0,1% so với năm 2011, nợ xấu giảm 4,6% dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm 9,1%.
- Năm 2013 dư nợ tăng 20% so với năm 2012, nợ xấu giảm 26,5%, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm 40%.
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hiện nay, Agribank Thừa Thiên Huế đã không ngừng phát triển về mọi mặt như: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ và cả uy tín để có thể trở thành một trong những Ngân hàng lớn trên địa bàn thành phố Huế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chủa một NHTM lớn, đảm bảo khả năng cạn tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc nâng cao CLTD đang là vấn đề cấp thiết không chỉ với Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng CLTD và tìm ra giải pháp để nâng cao CLTD là cần thiết để giúp chi nhánh phát triển bền vững hơn.
Khóa luận tốt nghiệp đề cập đến một số nội dung chính sau
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tín dụng, CLTD, các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD và các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá CLTD.
- Đánh giá chung về tình hình hoạt động và thực trạng CLTD tại Agribank Thừa Thiên Huế.
- Đề ra các giải pháp cơ bản và mang tính thực tiễn nhằm nâng cao CLTD tại Agribank Thừa Thiên Huế.