Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng (phối hợp)

Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Phòng

Tín dụng Phòng

Nguồn vốn-Kế

hoạch tổng hợp

Phòng Kinh doanh Ngoại hối

Phòng Hành chính và Nhân sự

Phòng Kế toán và Ngân

quỹ

Phòng Kiểm tra-

Kiểm toán nội

bộ

Phòng Điện

toán

Phòng Marketing và Dịch vụ sản phẩm PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

Các Phòng giao dịch trực thuộc các Chi nhánh loại III Chi nhánh Agribank

Huyện và Thị xã (Loại III)

Chi nhánh Agribank Trên địa bàn TP Huế (Loại III)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là chi nhánh loại 1 (tỉnh). Các chi nhánh loại 3 và các phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Bao gồm 11 chi nhánh loại 3 và 16 phòng giao dịch.

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn hệ thống Agribank Thừa Thiên Huế. Là người chỉ đạo trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động, ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt và chịu trách nhiệm về mọi công việc trong Ngân hàng. GĐ trực tiếp quản lý phòng Nguồn vốn - Kế hoạch, phòng Hành chính - Nhân sự.

-Phó Giám đốc: dưới quyền GĐ có 2 PGĐ chuyên thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do GĐ phân công, Gồm:

+ Phó giám đốc chỉ đạo phòng nguồn vốn - kế hoạch tổng hợp; phòng hành chính - nhân sự; phòng kế toán ngân quỹ; phòng ngoại hối.

+ Phó giám đốc chỉ đạo phòng kinh doanh; phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phòng điện toán; phòng marketing và dịch vụ sản phẩm.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: quản lý công tác hành chính, nhân sự, sắp xếp mạng lưới cán bộ một cách hợp lý, thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cán bộ một cách công bằng, quản lý tài sản Ngân hàng

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank Việt Nam, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, đảm bảo an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định.

- Phòng Kinh doanh: Thông qua các nghiệp vụ chuyên môn là thẩm định, đề xuất việc cho vay các đối tượng khác nhau, tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh, phân loại KH và đề xuất các chính sách ưu đãi tín dụng đối với KH. Thường xuyên theo dõi sát sao, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn để tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục kịp thời kết hợp với phân tích tình hình kinh tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả của khoản vay. Định kỳ sơ kết và tổng kết chuyên đề đánh giá công tác tín dụng của Hội sở chính.

- Phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra - kiểm toán theo định kỳ kế hoạch của dơn vị, phát hiện những thiếu sót cũng như những tiềm ẩn rủi ro, báo cáo kịp thời cho cấp trên để từ đó đưa ra hướng khắc phục. Bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngay tại chi nhánh và các Ngân hàng cơ sở.

- Phòng điện toán: Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Quản lý mạng máy tính, đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt. Tiến hành lưu trữ các thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Cấp quyền cho các giao dịch viên làm công tác nghiệp vụ.

- Phòng Marketing và dịch vụ sản phẩm: thực hiện nhiệm vụ quan hệ và chăm sóc khách hàng; quản lý, đăng ký và cung cấp thông tin khách hàng, thông tin tiền gửi, tiền vay; tư vấn khách hàng về các nghiệp vụ Ngân hàng; quản lý và phát hành thẻ; phối hợp với phòng điện toán cùng triển khai các ứng dụng công nghệ mới vào công việc.

- Phòng Ngoại hối: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến mua, bán ngoại tệ; thanh toán nước ngoài; mở tín dụng thư.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)