Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Hiện nay, Agribank Thừa Thiên Huế đang từng bước phát triển hoạt động huy động vốn bằng cách đa dạng hóa loại hình huy động, đi kèm là các chương trình khuyến mãi được tổ chức thường niên. Làm tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng tương đối cao qua các năm.

Các hình thức huy động vốn hiện được chi nhánh áp dụng như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận quà khuyến mại, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp học đường, tiết kiệm có lãi và dự thưởng, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN

0 20 40 60 80

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

74 74 75

4 10 4 9 4 8

Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

Đại học, trên đại học Cao đẳng, trung cấp Sơ cấp và khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việt Nam, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng bằng VNĐ và ngoại tệ, tiền gửi thanh toán cho cá nhân và tổ chức, tiền gửi có kỳ hạn đối với tổ chức.

Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống huy động vốn của Agribank ngày càng phát triển. Đặc biệt từ năm 2008 Agribank Thừa Thiên Huế đã áp dụng hệ thống IPCAS, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, do đó số lượng vốn huy động được tăng trưởng qua các năm. Đi kèm với đó hệ thống chi nhánh Ngân hàng Agribank ngày càng được mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp dân cư.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng nguồn vốn 704 100,0 899 100,0 1.076 100,0 195 27,7 177 19,7 I Theo loại tiền tệ

1 VND 644 91,5 838 93,2 1.019 94,7 194 30,1 181 21,6

2 Ngoại tệ quy đổi 60 8,5 61 6,8 57 5,3 1 1,7 -4 -6,6

II Theo tính chất nguồn vốn

1 Tiền gửi dân cư 436 61,9 575 64 707 65,7 458 39,2 413 25,4

2 Tiền gửi tổ chức KTXH 168 23,9 199 22,1 262 24,4 60 12,1 -64 -11,5

3 Tiền gửi TCTD 5 0,7 6 0,7 4 0,4 57 109,6 -8 -7,3

4 Tiền gửi chuyên dùng 95 13,5 119 13,2 102 9,5 24 25,3 -17 -14,3

III Theo lãi suất huy động

1 Không kỳ hạn 198 28,1 247 27,6 275 25,7 49 24,7 28 11,3

2 Dưới 12 tháng 498 70,7 649 72,2 798 74,2 151 30,3 357 16,7

3 Trên 12 đến 24 tháng 7 1,0 1 0,1 2 0,2 -6 -85,7 1 100,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

4 Trên 24 tháng 1 0,2 1 0,1 1 0,1 0 0 0 0 IV Theo hình thức huy động

1 Tiền gửi của khách hàng 688 97,7 870 96,8 1049 97,5 182 26,5 179 20,6

2 Vay TCTD khác 4 0,6 6 0,7 4 0,4 2 50,0 -2 -33,3

3 Phát hành giấy tờ có giá 12 1,7 23 2,5 23 2,1 11 91,7 0 0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu cho ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng qua 3 năm. Nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ quy đổi năm 2012 đạt 899 tỷ, tăng 195 tỷ, tương đương 27,7% so với năm 2011, năm 2013 đạt 1.076, tăng 177 tỷ, tương đương 19,7% so với năm 2012. Qua đó ta thấy được nguồn vốn huy dộng được tăng trưởng qua 3 năm. Mức tăng trưởng này tuy cao nhưng cũng khá khiêm tốn so với quy mô của chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng tốc độ tăng của năm 2013 lại thấp hơn năm 2012. Dưới đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giảm tốc độ huy động vốn:

- Do sự tăng nhanh về số lượng chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Điều này dẫn đến Agribank sẽ phải mất đi thị phần, dẫn đến số lượng khách hàng và nguồn vốn huy động trên mỗi khách hàng giảm.

- Vấn đề lãi suất hiện nay đang gặp một số vấn đề, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất đang diễn ra. Một số Ngân hàng huy động theo lãi suất vượt lãi suất trần.

Khiến cho thị phần của những Ngân hàng làm ăn lành mạnh giảm.

- Nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi, làm cho sản xuất trong nước chậm lại, tích lũy của người dân giảm.

Trong đó:

- Xét cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ, tiền gửi theo VNĐ có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, tốc độ tăng trưởng đạt 24,7% và 11,3% trong năm 2012 và 2013. Trong khi

Trường Đại học Kinh tế Huế

đó tiền gửi bằng USD hầu như vẫn giữ nguyên qua các năm, năm 2013 giảm 6,6% tuy nhiên không đáng kể.

- Xét cơ cấu tiền gửi theo tính chất nguồn vốn, tiền gửi thuộc tầng lớp dân cư vẫn chiếm đa số trong tỷ trọng tổng tiền gửi (trên 60%), và có tốc độ tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2012 so với năm 2011 tăng 39,2% và năm 2013 so với năm 2012 tăng 25,4%. Nguyên nhân chính là do Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước.

Cùng với sự phát triển lâu năm, Agribank Thừa Thiên Huế đã đạt được sự tín nhiệm trong lòng người dân. Thêm vào đó, việc cải tiến công nghệ không ngừng đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Do đó, nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư ngày càng tăng.

- Xét cơ cấu tiền gửi theo tính chất thời gian, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 70%), tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn, còn lại tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Xét cơ cấu tiền gửi theo tính chất huy động, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng qua các năm, vay tổ chức tính dụng và phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.

* Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Agribank Thừa Thiên Huế:

- Ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao thị phần, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện các chương trình khuyến mãi, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Tạo uy tín đối với những khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa hình thức huy động, tự cân đối nguồn vốn, tạo tiền đề cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của chính phủ, NHNN nhằm góp phần ổn định kinh tế, lạm phát…, tuân thủ các quy định về lãi suất, đáp ứng nhu cầu vốn đầy đủ cho các tầng lớp dân cư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động qua 2 năm của Agribank có sự tăng trưởng đều, cơ cấu nguồn vốn theo các tiêu chí cũng có sự biến đổi không đáng kể, tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn, ổn định trong khâu huy động.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)