PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 31 1.Thực trạng hoạt động tín dụng
2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
a. Tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá CLTD. Tỷ lệ nợ thấp thì Ngân hàng làm ăn hiệu quả và ngược lại.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn và tỷ lệ nợ xấu.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
STT
Đối tượng vay vốn
Năm 2011
Năm 2012 Năm 2013 So sánh
Nợ xấu
Tỷ trọng
(%)
Nợ xấu
Tỷ trọng
(%)
Nợ xấu
Tỷ trọng
(%)
2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Nộng, lâm,
thủy sản 5,4 62,0 5,4 65,0 3,7 60,7 0 0 -1,7 -31,5
2 Xây dựng 1,8 20,7 1,8 21,7 1,8 29,5 0 0 0 0
3 Cho vay tiêu
dùng 1,5 17,3 1,1 13,3 0,6 9,8 -0,4 -26,7 -0,5 -45,5
Tổng nợ
xấu 8,7 100,0 8,3 100,0 6,1 100,0 -0,4 -4,6 -2,2 -26,5
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)
1,1 1,0 0,6 -0,1 -9,1 -0,4 -40,0
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán; báo cáo tín dụng năm 20011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Tỷ lệ nợ xấu Agribank Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm qua 3 năm, đặc biệt là năm 2013. Năm 2012 nợ xấu giảm 0,4 tỷ tương đương tỷ lệ nợ xấu giảm 0,1% so với năm 2011, năm 2013 nợ xấu giảm 2,2 tỷ tương đương tỷ lệ nợ xấu giảm 0,5% so với năm 2011. Để có được kết quả này, Ngân hàng đã triển khai thu hồi và xử lý nợ xấu.
Biểu đồ 2.4. Tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn
0 2 4 6
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
5,4 5,4
3,7 1,81,5 1,81,1 1,80,6
Tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn
Nông, lâm, thủy sản Xây dựng, kinh doanh BĐS Cho vay tiêu dùng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong cơ cấu nợ xấu, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 đạt 62%, năm 2012 đạt 65%, tăng 3% so với năm 2011, năm 2013 đạt 60,7%, giảm 4,3%
so với năm 2012 và có xu hướng giảm trong năm 2013, giảm 1,7 tỷ tương đương 31,5%.
Điều đặc biệt ở đây là nợ xấu gần bằng tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu thuộc về những biến cố trong tự nhiên như hạn hán, dịch bệnh, mất mùa.
Nợ xấu trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản vẫn duy trì một con số trong 3 năm (1,8 tỷ). Tình hình khủng hoảng BĐS vẫn chưa được giải quyết, nhiều nhà ở, công trình vẫn còn tồn đọng, chưa giải quyết được.
Nợ xấu cho vay tiêu dùng tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nợ xấu, năm 2011 đạt 17,3%, năm 2012 đạt 13,3%, giảm 4% so với năm 2012 và năm 2013 đạt 9,8%, giảm 3,5% so với năm 2012 nhưng lại có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm, năm 2012 giảm 26,7% và năm 2013 giảm 45,5%. Nguyên nhân ở đây đa số do các cá nhân vay sử dụng sai mục đích, vay chồng chéo nhiều Ngân hàng nên không đủ nguồn thu nhập để thanh toán nợ gốc và lãi. Thêm nữa, chính sách cho vay tiêu dùng trong các năm qua của Ngân hàng có phần nới lỏng các điều kiện vay vốn, việc xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu chưa quyết liệt, tốn nhiều thời gian và thủ tục phức tạp.
b. Hiệu suất sử dụng vốn.
Nhìn vào bảng số liệu dưới, ta có thể thấy tín dụng và huy động vốn có tốc độ tăng trưởng không giống nhau, đặc biệt là trong năm 2012, dẫn đến việc hiệu suất sử dụng vốn giảm 15%. Đến năm 2013 thì hiệu suất sử dụng vốn cũng được cải thiện nhưng không đáng kể, tăng 0,3%, thể hiện Ngân hàng gặp nhiều vấn đề trong việc sử dụng vốn, lượng vốn huy động không được sử dụng hiệu quả.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.9. Hiệu suất sử dụng vốn.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
1 Tổng dư nợ 813 814 977 1 0,1 163 20,0
2 Tổng nguồn vốn huy động 704 899 1.076 195 27,7 177 19,7 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 115,5 90,5 90,8 -25 -21,6 0,3 0,3 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán; báo cáo tín dụng năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Từ thực trạng này, cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của chi nhánh còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Agribank so với các NHTM khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí vốn, giảm hiệu quả kinh doanh, chi nhánh không chủ động quyết định được các khoản tín dụng lớn do phải xin vốn từ Agribank Việt Nam và khó thực hiện được chính sách cạnh tranh về lãi suất nhằm thu hút khách hàng đối với các NHTM trên địa bàn.
c. Đánh giá theo vòng quay vốn tín dụng.
Tốc độ luân chuyển vốn được đánh giá thông qua vòng quay vốn tín dụng. Nhìn vào bảng, ta thấy vòng quay vốn tín dụng qua 2 năm 2012 và 2013 đều ở mức tương đối. Tuy nhiên điều đáng lo là vòng quay vốn tín dụng năm 2013 tăng 0,06 so với năm 2012, đây là một dấu hiệu tốt.
Đối với nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tăng dần qua các năm, vòng quay vốn tín dụng luôn giữ ở mức ổn định, vòng quay vốn tín dụng lần lượt là 4,8 năm 2012 và 4,1 năm 2013. Với đặc thù hoạt động tại địa bàn có mức độ tiêu dùng cao nên chủ yếu áp dụng phương thức cho vay ngắn hạn từng lần. Chu kỳ sản xuất, vòng đời các đối tượng vay vốn tại địa bàn thường khá dài do đó, kỳ hạn cho vay cũng phải định kỳ
Trường Đại học Kinh tế Huế
phù hợp.
Bảng 2.10. Vòng quay vốn tín dụng.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ STT
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) I Doanh số thu nợ 1.470 1.177 1.349 -293 -19,9 172 14,6
1 Ngắn hạn 1.364 1.096 1.234 -268 -24,5 138 12,6
2 Trung hạn 74 53 45 -21 -28,3 -8 -15,1
3 Dài hạn 32 28 70 -4 -12,5 42 150,0
II Dư nợ bình quân 813,5 895,5 82,0 10,1
1 Ngắn hạn 277,0 297,5 20,5 7,4
2 Trung hạn 59,5 69,5 10,0 16,8
3 Dài hạn 477,5 529,0 51,5 10,8
III Vòng quay vốn tín dụng 1,45 1,51 0,06 4,1
1 Ngắn hạn 4,83 4,14 -0,69 -14,3
2 Trung hạn 0,89 0,64 -0,25 -28,1
3 Dài hạn 0,06 0,13 0,07 116,7
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán; báo cáo tín dụng năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Đối với nợ trung hạn, vòng quay vốn tín dụng giảm dần qua 2 năm từ 0,89 năm 2012 xuống 0,64 năm 2013.
Đối với nợ dài hạn, vòng quay vốn tín dụng ở mức thấp nhưng có sự cải thiện dần qua các năm. Do kỳ hạn trả nợ khá lâu (thường là 3 đến 6 tháng) , ngoài ra một số dự án có thời gian hoàn vốn khá lâu nên thường được Ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
d. Đánh giá theo tỷ suất lợi nhuận tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay có khả năng sinh lời bao nhiêu. Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan như chính sách của NHNN, lãi suất thị trường, chính sách khách hàng, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương đối để đánh giá CLTD.
Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
1 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 77 33 34 -44 -57,1 1 3,0
2 Tổng dư nợ 813 814 977 1 0,1 163 20,0
Tỷ suất lợi nhuận từ HĐTD (%) 9,5 4,1 3,4 -5,4 -56,8 -0,7 -17,1 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ HĐTD (%) -57,1 3,0 60,1 -105,3
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2011 – 2013, Agribank Thừa Thiên Huế) Nhìn vào bảng, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm mạnh trong năm 2012, đến năm 2013 có tăng lại nhưng không đáng kể. Do đó, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng có sự giảm dần qua 3 năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012, giảm 4,4%, năm 2013 cũng giảm nhưng ở mức thấp hơn, giảm 0,7%. Dẫn đến tốc độ tăng trưởng từ hoạt động tín dụng giảm 57,1% năm 2012, đến năm 2013 tăng lại 3%. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, chi phí sử dụng vốn tăng, sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả, tỷ lệ thu lãi giảm dần qua 3 năm.
Ngân hàng cần phải có các biện pháp khắc phục tình trạng này để nâng cao CLTD.
Trường Đại học Kinh tế Huế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, khóa luận đã mô tả đầy đủ về cơ cấu tổ chức tại Agribank Thừa Thiên Huế, thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng, từ đó phân tích CLTD thông qua các chỉ số.. Từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm trong công tác tín dụng, những thành tựu và hạn chế, những nguyên nhân làm giảm CLTD, tạo cơ sở để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao CLTD sẽ được đề cập trong chương 3.
Trường Đại học Kinh tế Huế