CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2 Kinh nghi ệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp và bài học cho
1.2.2.1 Kinh nghi ệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở một số địa phương trong nước
1.2.2.1.1 Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng đa dạng hóa các quan hệ hợp tác khi tế quốc tế, hoạt động thu hút đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương thành lập khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên cả nước, khởi đầu là KCN Đà Nẵng (KCN An Đồn trước đây) với tổng diện tích ban đầu 303,275ha. Đến năm 1995, phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Đà Nẵng với diện tích 680,32ha.
Tiếp nối sự thành công của KCN Đà Nẵng, lần lượt các KCN được thành lập và phát triển mạnh mẽ: KCN Hòa Khánh (1997: 423,5ha), KCN Liên Chiểu (1997:
373ha), KCN Hòa Cầm (2003: 137ha), KCN Hòa Khánh mở rộng (2004: 216,52ha), KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (2006: 57,99ha). Đến thời điểm năm 2006, tổng diện tích các KCN theo quy hoạch 1.276,33ha.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tính đến cuối năm 2015, quy hoạch các KCN giảm còn 1.066,52ha (tỷ lệ lấp đầy 85,01%, trong đó có 2 KCN do thành phố đầu tư có tỷ lệ lấp đầy 100%), giải quyết hơn 74.000 lao động; năm 2015 các doanh nghiệp (DN) KCN đóng góp ngân sách thành phố hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong đó có các dự án lớn như: Công ty TNHH VBL Đà Nẵng, Công ty TNHH TCIE Việt Nam, Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng… đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách hàng năm của thành phố.
Để đạt được những thành tựu trên, UBND cùng với Ban quản lý Khu công nghiệp Đà Nẵng đó có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng(IPC DaNang) một đơn vị có chức năng giúp UBND thành phố, sở kế hoạch đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc tiến đầu tư.
- Ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học, công nghiệp hướng vào xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại.
- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư…
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển du lịch quốc tế song song với du lịch nội địa.
- Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nức ngoài vào địa bàn thành phố được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Nhà đầu tư được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư.
- Về đất đai, UBND Thành Phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất.
- Tạo mặt bằng từ KCN hiện có: tận dụng, khai thác mặt bằng hiện có, đông thời đã có những có giải pháp căn cơ để di dời, thu hồi đất các dự án đầu tư không có thực lực, thực chất chiếm đất mà không tổ chức sản xuất, cho thuê lại để có quỹ đất bố trí dự án đầu tư mới vào KCN.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Ban quản lý cũng đã tạo điều kiện cho các dự án có nhu cầu chuyển nhượng thực hiện, tuy nhiên cũng sẽ không để tình trạng và thời gian chuyển nhượng kéo dài, trong thời hạn quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (gọi tắt là Ban Quản lý - BQL), nếu chủ dự án không tìm được đối tác nhận chuyển nhượng thì BQL lập thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấm dứt dự án để kêu gọi nhà đầu tư mới.
- Phía KCN, BQL liên tục cải thiện môi trường đầu tư trong phạm vi quản lý, từ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai vị trí lô đất trống cần kêu gọi đầu tư cho đến thái độ ứng xử, làm việc của cán bộ, công chức. BQL đã thành lập 2 tổ xúc tiến đầu tư và các tổ hỗ trợ doanh nghiệp với mục đích tăng cường, hỗ trợ kịp thời nhu cầu tìm hiểu và đầu tư vào KCN.
- Về thu hút, ưu đãi đầu tư: sự thay đổi phương thức vận động, thu hút đầu tư một cách linh hoạt, hướng đến một số khu vực nhất định có tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản,... với nội dung phù hợp cho từng khu vực; Thực hiện nguyên tắc “ưu đãi cái mà nhà đầu tư cần, chứ không phải chỉ ưu đãi cái thành phố có”.
- Có chính sách ưu đãi và hỗ trợ thích đáng không chỉ ưu đãi về đất mà cần có hình thức đa dạng hơn, bám sát nhu cầu của nhà đầu tư để giải quyết ưu đãi và hỗ trợ phù hợp. Chẳng hạn, kết nối giữa trường đại học kỹ thuật với các dự án có kỹ thuật, công nghệ cao (Nhật Bản) để nhà đầu tư có chương trình tiếp cận đào tạo thêm tại nhà máy thay vì nhà đầu tư phải đào tạo lại như một số dự án hiện nay.
Tăng cường và cải thiện hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư: Đây là công tác cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị và cần có chương trình xúc tiến đầu tư khả thi hơn những hoạt động mà thành phố đã thực hiện trong những năm qua
1.2.2.1.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Bình Dương
Thời gian qua, việc quy hoạch và hình thành các KCN đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh. Nhờ vậy, qua quá trình phát triển, đến nay toàn tỉnh đã có 28 KCN với tổng diện tích trên 9.500 ha, trong đó Ban Quản lý các KCN Bình Dương được giao quản lý 25 KCN với diện tích 7.539,9 ha; có 23 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích gần 6.984 ha; vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
KCN thực hiện đến nay là 9.316,25 tỷ đồng, đạt 72,34% tổng số vốn được duyệt; tỷ lệ lấp kín đất công nghiệp KCN đạt 53%, cao hơn bình quân chung của cả nước (48%).
Nhờ hạ tầng KCN hiện đại, bài bản kết hợp với hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm, trong thời gian qua Bình Dương đã thu hút 19.810 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký 145.049 tỷ đồng và 2.548 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 22 tỷ USD. Riêng các KCN Bình Dương thu hút được 1.465 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký 13 tỷ USD và 430 dự án trong nước, với số vốn đầu tư gần 33.000 tỷ đồng.
Các dự án đầu tư vào KCN phù hợp với quy hoạch, định hướng thu hút ngành nghề đầu tư của tỉnh và đều nhanh chóng triển khai dự án sau khi được cấp phép. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục phát triển thuận lợi với doanh thu đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở cho người lao động luôn được tỉnh quan tâm, chăm lo; công tác bảo vệ môi trường của KCN luôn được chú trọng và thực hiện tốt.
Từ những thành công và cả những hạn chế yếu kém tồn tại trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm:
- Thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN. Việc chọn địa điểm quy mô hợp lý và loại hình tổ chức không gian sản xuất của từng Khu công nghiệp là những vấn đề có ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Các KCN được phân bố rộng trong tỉnh. Việc thành lập mới các KCN được tiến hành theo phương thức” cuộn chiếu, lan tỏa dần”.
- Trong công tác tổ chức xây dựng hạ tầng, thực hiện phương thức cuộn chiếu các hạng mục công trình trong từng KCN. Lựa chọn các chủ đầu tư tiềm năng, có tiềm lực và có kinh nghiệm. Đa dạng hóa các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư. Ngoài các KCN đa ngành nghề đã có, tỉnh thình thành các KCN chuyên ngành hoặc cụm công nghiệp chuyên môn hóa trong KCN. Liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các KCN có quan hệ về tổ chức sản xuất, nhất là giữa doanh nghiệp sản xuất chính với các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, giữa các tiểu vùng trong tỉnh.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có chất lượng, nhanh chóng hoàn thành đồng bộ các công trình với chi phí hợp lý nhất. Trong quá trình xây dựng các công trình
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cộng đồng, vấn đề giải phóng măt bàn giao đất cho chủ đầu tư là việc làm phức tạp, dễ cản trở tiến độ xây dựng các bước tiếp sau. Ban quản lý có trách nhiệm tham gia việc lựa chọn chủ dự án xây dựng bên trong và bên ngoài KCN. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình hạ tầng ở tưng KCN có tác dụng giảm thấp các chi phí xây dựng, từ đó giảm chi phí hạ tầng cho doanh nghiệp.
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề và đấy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề các KCN Bình Dương triển khai theo hướng vận động, khuyến khích doanh nghiệp đàu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên liệu nội địa, đầu tư mới cơ sở sản xuất phụ trợ, cải tiến và tăng thêm mặt hàng để tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó Tỉnh cũng đã có nhiều hình thức giới thiệu như mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc xây dựng và sử dụng kết cấu hạ tầng của cắc trung tâm công nghệ cao, cơ khí chính xác, vật liệu mới với dây chuyển sản xuất hiện đại sử dụng ít lao động.
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa để giải quyết nhanh, kịp thời, đúng quy định của pháp luật cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; tăng cường các cuộc gặp gỡ, đối thoại, tìm mọi giải pháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.
- Tiếp tục phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền vững; chú trọng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp sạch để tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường; đổi mới công nghệ hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa và bảo vệ môi trường.
1.2.2.1.3 Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh
Tính đến 30/9/2015, 3 khu chế xuất và 13 khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có 1.387 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,043 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài 559 dự án, vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD; đầu tư trong nước 828 dự án, vốn đầu tư đăng ký 54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,65 tỷ USD); kim
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
ngạch xuất khẩu tính đến nay là 46 tỷ USD với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 280.778 lao động.
Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến 2010 có tính đến 2020 xác định quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000ha trong đó đã khai thác 4000 ha, diện tích đất còn lại là 3000 ha.Hiện nay, định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các ngành cơ khí, điện-điện tử và hóa chất.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một thành phố năng động với một nền tảng chính trị-xã hội ổn định, các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động dồi dào có chất lượng chuyên môn cao. Đến nay, thành phố đóng góp 20% về GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% về kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tổng thu ngân sách đạt 91.305 tỷ đồng, đứng đầu về mức bình quân GDP trên đầu người, gấp gần 3 lần mức bình quân cả nước.
Để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các KCN, thành phố Hồ Chí Minh đã có những hoạt động cụ thể:
- Quy hoạch phát triển KCN gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và song song tổ chức thực hiện. Khi cấp phép cho thành lập KCN cần phải tiến hành đồng thời xây dựng khu dân cư gần kề với khoảng cách 1,5 đến 2,0 km. Trong khu dân cư có nhà cho người thu nhập thấp, thu nhập vừa và thu nhập cao, có khu thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí ... Như vậy sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, giảm thiểu thời gian đi lại, công nhân cã điều kiện hưởng thô văn hoá, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí để phôc hồi sức khoẻ. Do đã năng suất lao động tăng lờn, thu nhập cao hơn làm cho người lao động gắn bó, tâm huyết với nơi làm việc, nhà đầu tư cũng thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. KCN thường được bố trí ở những nơi tương đối xa khu trung tâm thành phố và ở vùng hiệu suất đất nông nghiệp thấp nên kết cấu hạ tầng như cầu đường, cấp điện, cấp nưíc, thông tin liên
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
lạc ... được tính trước và kéo đến hàng rào KCN. Đường đủ rộng và chịu được xe cã trọng tải lớn, đặc biệt là tuyến dẫn đến sân bay và bến cảng. Hạ tầng ngoài hàng rào KCN có sự quan tâm của chính quyền địa phương nên việc xây dựng được triển khai nhanh chóng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư.
Trên nguyên tắc là công ty phát triển hạ tầng KCN phải lo xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, bao gồm đường sá nội khu, mạng lưới cấp nước, thoát nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải tập trung, phòng cháy chữa cháy, bệnh viện, câu lạc bộ công nhân, khu vui chơi giải trí, công viên, khoảng cây xanh, điện thoại và internet, xây dựng trạm điện đảo nguồn để cung cấp điện ổn định và có chất lượng.... Đây là những hạng mục rất quan trọng đối với KCN trong việc thu hút đầu tư nhất là những dự án đầu tư công nghệ cao và công nghệ kỹ thuật cao. Ban quản lý luôn luôn kiểm tra, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Kiểm tra cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ". Đây là một cơ chế phù hợp với mô hình quản lý KCN đã được các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Để hoàn thiện cơ chế
"một cửa, tại chỗ" Ban quản lý KCN đã ký nhiều quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan ở thành phố Hồ Chí Minh như quy chế phối hợp giữa Ban quản lý với công an thành phố, bưu điện thành phố. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng giao một số quyền cho Ban quản lý có liên quan đến thủ tục xây dựng và môi trường. Với cơ chế giao quyền, uỷ quyền và phối hợp này, các bộ phận của Ban quản lý đều công khai hoá quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết công việc. Những việc làm trên rất cần thiết để giải quyết công việc, phục vụ các nhà đầu tư. UBND thành phố Hồ Chí Minh đang thể chế hoá các quy chế phối hợp giữa Ban quản lý và các sở, ban, ngành thành văn bản pháp quy.
- Trân trọng tất cả những nhà đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn trân trọng, chào đón nhiệt tình tất cả các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ, tận tình giải thích, hưíng dẫn giúp đỡ họ và giải đáp mọi thắc mắc để họ yên tâm đầu tư. Điều này góp phần làm cho môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn tạo cơ sở để thu hút những dự án đầu tư mới.
1.2.3 Những bài học kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư của các địa phương có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Thừa Thiên Huế như sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế