Quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯVÀO CÁC

3.1. Quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp của

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN gắn với phát triển các đô thị, có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại các huyện, thị xã nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng đô thị hoá, góp phần vào việc phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Từ kết quả thu hút vốn đầy tư trong những năm qua, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, sẽ tạo đà cho sự gia tăng dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh trong những năm sau này. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế thế giới trong những năm sau khủng hoảng và các lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Nhằm đón đầu xu hướng đầu tư mới sau khi nền kinh tế thế giới đi vào phục hồi, tỉnh Thừa Thiên Huế phải không ngừng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững”.

Mục tiêu phát triển các KCN đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế là: nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN lên 65% đất công nghiệp. Trong đó, KCN Phú Bài và KCN Phong Điền đạt trên 90%; giá trị SXCN chiếm trên 75% giá trị SXCN toàn tỉnh; giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; đóng góp ngân sách chiếm trên 50% ngân sách toàn tỉnh; thu hút và giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới Ban Quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, hoàn thành các quy hoạch KCN theo hướng gắn quy hoạch phát triển các KCN với phát triển đô thị và các quy hoạch khác, để vừa đảm bảo cho việc phát triển các KCN được hài hòa trong sự phát triển chung của vùng, khu vực, vừa đảm bảo môi trường cho các cộng đồng dân cư lân cận, tạo động lực tốt cho sự phát triển bền vững chung của địa bàn.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ bổ sung, điều chỉnh mở rộng và thành lập mới một số KCN phù hợp với tốc độ và hiệu quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Tập trung xây dựng quy hoạch KCN phụ trợ để thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ mà trọng tâm là công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, góp phần xây dựng trung tâm dệt may của tỉnh.

Hai là, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN gắn với kết cấu hạ tầng xã hội bên ngoài KCN; hướng tới hình thành KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, ưu tiên các lĩnh vực cấp điện, cấp nước, nước thải, vệ sinh môi trường; hệ thống các dịch vụ, các công trình phúc lợi đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư, các chuyên gia, công nhân lao động tại các KCN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư. Trước mắt, đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các KCN: Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa để bàn giao đất cho các nhà đầu tư hạ tầng và xây dựng nhà máy đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng KCN, tạo môi trường để thu hút đầu tư vào các KCN.

Ba là, tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư vào các KCN, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và thân thiện với môi trường, có quy mô và đóng góp lớn cho ngân sách như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đồ gỗ và công nghiệp thực phẩm, lắp ráp ô tô, xe máy...; phát triển nhanh các ngành công nghiệp phần mềm, chế tác, điện, điện tử, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp cơ khí và các ngành công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy phát triển các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm mới trong các ngành điện tử tin học, năng lượng, công nghiệp chế tác, công nghiệp môi trường… nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

của các doanh nghiệp trong KCN. Trong đó, việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN có ý nghĩa quyết định trong việc tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn và những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của địa phương.

Bốn là,tăng cường hoạt động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường:

các KCN phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; các doanh nghiệp trong KCN phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải vào khu xử lý tập trung. Phấn đấu các KCN có tỷ lệ lấp đầy 50% đất công nghiệp đều có nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hệ thống thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn, xử lý nghiêm các chủ doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về nước thải trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Năm là,chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ kỹ năng, kỷ luật lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN. Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ cả về chính sách tài chính, chính sách quy hoạch và kiến trúc, chính sách đất đai, tổ chức... để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi phục vụ công nhân tại các KCN.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức Ban Quản lý các KCN tỉnh. Thực hiện tốt vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với các KCN nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo điều kiện thụân lợi nhất cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong các KCN. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong các KCN.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

3.1.2 Nhiệm vụ quan trọng

1, Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN - Thực hiện tham mưu xây dựng công trình, đề án phát triển KCN của UBND tỉnh đến năm 2020 định hướng năm 2030.

- Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng trong các KCN như: đường giao thông, điện, nước, viễn thông, trạm xử lý nước thải,... đảm bảo hoàn thành các hạ tầng cơ bản KCN phải đi trước để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.

- Tiếp tục đôn đốc và hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện công tác đền bù GPMB tại KCN Tứ Hạ giai đoạn 1, Khu C – KCN Phong Điền, KCN Viglacera, KCN Quảng Vinh... Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư khởi công xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật tại KCN Viglacera và dự án hạ tầng kỹ thuật KCN Quảng Vinh.

- Tăng cường kiểm tra đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án được giao: Đường trong KCN Phong Điền, Đường nối đường cứu hộ cứu nạn với đường tỉnh 9 – KCN Phong Điền...

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư: Công ty Vitto, Tổng Công ty Viglacera, Công ty Hello, Công ty C&N Vina, Công ty Viglacera... triển khai dự án, xây dựng phương án thu hút đầu tư. Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các thứ cấp: các dự án nhà máy Sợi tại KCN Phú Bài, dự án sản xuất vỏ lon bia tại KCN Phú Bài; nhà máy may tại KCN Phú Đa, dự án dệt nhuộm tại KCN Phong Điền...

- Tập trung mọi nguồn lực hình thành KCN hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may tại KCN Phong Điền nhằm phát triển Thừa Thiên Huế thành trung tâm Dệt may của cả nước.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản tại các KCN theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.

- Tiếp tục rà soát quỹ đất xây dựng công nghiệp và các dự án ngừng hoạt động, chậm triển khai báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

2, Công tác xúc tiến đầu tư

- Có kế hoạch phân bố kinh phí hợp lý, tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

(Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, EU...) để kêu gọi đầu tư các dự án lớn, có thương hiệu quốc tế, đồng thời chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào các KCN tỉnh.

- Chú trọng thực hiện tốt hình thức xúc tiến đầu tư tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động) có hiệu quả để nhà đầu tư vận động nhà đầu tư mới vào các KCN.

Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN tăng cường xúc tiến đầu tư vào KCN theo quy hoạch.

- Tiếp tục kết nối liên lạc với các nhà đầu tư đã tìm hiểu đầu tư vào các KCN tỉnh nhằm đôn đốc sớm triển khai đầu tư.

3, Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp KCN

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư; các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là công tác bồi thường, GPMB; thủ tục tiếp cận đất đai, điện, nước phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các doanh nghiệp KCN với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

- Tiếp tục theo dõi, nắm tình hình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp KCN; đôn đốc các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoàn thành thủ tục về môi trường theo quy định. Chủ trì phối hợp các Sở, địa phương, các nhà đầu tư hạ tầng KCN tiến hành rà soát, xác định vị trí xây dựng một số trạm xử lý nước thải tập trung báo cáo UBND tỉnh.

- Định kỳ quan trắc tổng thể về môi trường các KCN và các doanh nghiệp trong các KCN. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư các dự án xử lý nước thải tập trung tại các KCN.

- Thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong các KCN.

4, Công tác đảm bảo ANTTT và PCCC trong KCN

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật về ANTT, PCCC... cho các doanh nghiệp KCN; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách, pháp luật lao động; tiếp tục thực hiện các biện

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

pháp tuyển dụng lao động để hỗ trợ, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN.

- Đôn đốc, kiểm tra các công ty kinh doanh hạ tầng đầu tư các hạng mục PCCC theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tăng cường phổi hợp với lực lượng công an các địa phương đảm bảo tình hình ANTT KCN để các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATLĐ, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ bảo hiểm cho người lao động.

5, Đẩy mạnh cải cách hành chính

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, giảm thời gian cho DN; thực hiện thường xuyên công tác rà soát, kiểm soát TTHC; tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm phục vụ DN tốt hơn.

Tổ chức vận hành hiệu quả trang thông tin điện tử của Ban; tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)