CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG
2.2 Th ực trạng thu hút vốn đầu tư khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng 6 KCN với diện tích 2.393,47 ha, bao gồm:
1. KCN Phú Bài thuộc địa bàn Thị xã Hương Thủy: 743,47 ha 2. KCN Phong Điền thuộc địa bàn huyện Phong Điền: 700 ha 3. KCN La Sơn thuộc địa bàn huyện Phú Lộc: 300 ha
4. KCN Tứ Hạ thuộc địa bàn huyện Hương Trà: 250 ha 5. KCN Phú Đa thuộc địa bàn huyện Phú Vang: 250 ha
6. KCN Quảng Vinh thuộc địa bàn huyện Quảng Điền: 150 ha 2.2.1.1 Khu công nghiệp Phú Bài
Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập từ cuối năm 1998 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; là KCN tập trung đầu tiên được khai thác sớm và có hiệu quả, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Vị trí địa lý: nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam; cách cảng biển Chân Mây 40km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về phía Bắc.
- Diện tích: 743,47 ha, được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 và 2 với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đạt tỷ lệ lấp đầy 97%. Giai đoạn 3 và 4 đang trong thời kỳ triển khai xây dựng hạ tầng. KCN Phú Bài đã có Nhà máy xử lý nước thải, công suất 6500 m3/ngày – đêm.
- Có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu tại chỗ.
Có kho ngoại quan nằm trong KCN Phú Bài 1&2
- Hạ tầng ngoài hàng rào KCN bao gồm: giao thông, cấp điện, cấp nước đã được đầu tư đông bộ, thuận lợi cho các dự án vào đầu tư KCN
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến nông, lâm thủy sản, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, tin học, sợi, dệt may, công nghiệp hỗ trợ...và sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ các ngành nghề nêu trên.
2.2.1.2 Khu công nghiệp Phong Điền
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khu công nghiệp Phong Điền được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009.
- Vị trí địa lý: nằm trên địa bàn huyện Phong Điền, cách thành phố Huế khoảng 35km về phía Bắc; nằm gần Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Cách sân bay quốc tế Phú Bài khoảng 50km, cảng biển Thuận An 30km, cảng biển Chân Mây khoảng 70km và cảng biển chuyên dụng Điền Lộc 15 km, cách ga hàng hoá Văn Xá 20km.
- Diện tích: 700 ha
Quy hoạch chung KCN Phong Điền đã được UBND tỉnh phê duyệt. Diện tích đất quy hoạch KCN nằm bên cạnh mỏ cát thạch anh với diện tích 3.800ha, chất lượng tốt và được Thủ tướng Chính phủ cho phép khai thác, chế biến các sản phẩm từ cát.
Theo thống kê, tại huyện Phong Điền có vùng cát trắng với tổng diện tích 17.500 ha, trong đó vùng cát có chứa thạch anh rộng khoảng 42km2, với trữ lượng ước tính hơn 41triệu m3. Không chỉ phục vụ cho sản xuất men frit, cát thạch anh ở huyện Phong Điền mà còn có khả năng cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: sản xuất thủy tinh, gốm sứ…
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: KCN Phong Điền ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu cát như:
thuỷ tinh lỏng, thuỷ tinh cục, sản xuất đồ gốm, đồ thuỷ tinh gia dụng, kính xây dựng, thuỷ tinh pha lê, thuỷ tinh cao cấp, pin năng lượng mặt trời,…; chế biến nông lâm sản, cơ khí; dệt may; giày da; chế biến thuỷ hải sản; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy...
2.2.1.3 Khu công nghiệp La Sơn
Khu công nghiệp La Sơn được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 300ha; thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc
- Vị trí địa lý: thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc; nằm sát tỉnh lộ 14B nối huyện Nam Đông với Quốc lộ 1A, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km, cách ga Truồi khoảng 4km, cách sân bay Quốc tế Phú Bài 9km, cách cảng biển Chân Mây 30km, cách cảng biển Thuận An 25km.
- Diện tích: 300 ha
- Tiềm năng: KCN La Sơn nằm trong vùng có tiềm năng về xi măng, cao su với trữ lượng lớn thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, nông lâm
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
sản. Theo thống kê, diện tích cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế: 13.000 ha. Tại huyện Nam Đông, hiện có khoảng 3.500 ha trong đó khoảng 1.200 ha cao su đã cho mủ.
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vốn vào xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến lâm sản, nông sản, chế biến khoáng sản;
công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; sản xuất cơ khí; điện tử; may mặc…
2.2.1.4 Khu công nghiệp Tứ Hạ
Khu công nghiệp Tứ Hạ được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 250 ha; nằm trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà.
- Vị trí địa lý: nằm trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà; cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km về phía Bắc, sân bay quốc tế Phú Bài 25km, cảng biển Chân Mây 60km, cảng biển Thuận An 10km, cách ga hàng hóa Văn Xá khoảng 5km. KCN Tứ Hạ nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam.
- Diện tích: 250 ha.
- Tiềm năng: KCN Tứ Hạ nằm trong vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá, mỏ đá Granit, mỏ cao lanh Văn Xá…với trữ lượng lớn, chất lượng tốt thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
Theo khảo sát trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế có 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản. Trữ lượng dự báo sa khoáng Titan ở Thừa Thiên Huế là 4 triệu tấn.
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, công nghiệp cơ khí, điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy...
2.2.1.5 Khu công nghiệp Phú Đa
Khu công nghiệp Phú Đa được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 250ha; nằm trên xã Phú Đa, huyện Phú Vang
- Vị trí địa lý: nằm trên xã Phú Đa, huyện Phú Vang; cách Quốc lộ 1A khoảng 6km, cách sân bay quốc tế Phú Bài và KCN Phú Bài khoảng 8km, cách cảng biển Thuận An 6km, cảng biển Chân Mây 35km, cách ga Hương Thuỷ 10km
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Diện tích: 250ha.
- Tiềm năng: KCN Phú Đa thuộc địa bàn huyện Phú Vang có hệ thống đầm phá với diện tích trên 6.800ha mặt nước, là tiềm năng lớn để nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; sản xuất và gia công sửa chữa cơ khí phục vụ nông-ngư nghiệp và dân dụng, chế biến thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản và chăn nuôi gia súc gia cầm; may mặc, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử và sản phẩm gia dụng; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến cát, chế biến nông lâm sản, công nghiệp cơ khí.
2.2.1.6 Khu công nghiệp Quảng Vinh
Khu công nghiệp Quảng Vinh được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2009 với diện tích 150ha, nằm tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền.
- Vị trí địa lý: nằm tại xã Quảng Vinh và một phần xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, có 2 mặt tiếp giáp đường giao thông: giáp trục đường tránh lũ nối với Tỉnh lộ 9–
cách KCN Phong Điền khoảng 9km; giáp Trục đường thuộc dự án WB nối với Tỉnh lộ 11A; cách cảng biển chuyên dụng Điền Lộc khoảng 20km, cách ga Văn Xá 20km về phía Tây, cách cảng biển Thuận An khoảng 20km, cách Sân bay quốc tế Phú Bài 30km, cách cảng Chân Mây 75km.
- Diện tích: 150ha.
- Tiềm năng: KCN Quảng Vinh KCN Quảng Vinh thuộc địa bàn huyện Quảng Điền có lợi thế là một huyện vùng đầm phá, có 3.535,73 ha mặt nước phá Tam Giang và 439,9 ha mặt nước sông hồ, là điều kiện để từng bước mở rộng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản thành ngành sản xuất quan trọng.
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuất chế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nông sản; chế biến khoáng sản; công nghiệp nông ngư cụ; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; dệt may; da giày; công nghiệp hỗ trợ;…
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.2.2 Đánh giá chung về Khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế đa số mới thành lập trừ KCN Phú Bài được xây dựng năm 1998.
- Cơ sở hạ tầng của hầu hết KCN đang trong quá trình xây dựng để phục vụ cho sản xuất.
- Các KCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ lệ lấp đầy còn thấp, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.
- Các KCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bố dàn trãi trên địa bàn tỉnh để tận dụng lợi thế về mặt nguyên liệu của từng vùng.
- Hầu hết cấc doah nghiệp đang hoạt động đều tập trung vào KCN Phú Bài và Phong Điền, các KCN còn lại doanh nghiệp không nhiều.