Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG

2.3. Th ực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên

2.3.2 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên

2.3.2.1 Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015

Nếu tính từ khi có Quyết định số 40/ 1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế và Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập khu công nghiệp Phú Bài cho đến khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2002 cùng sự phát triển và thành lập của các khu công nghiệp tiếp theo như: KCN Phong Điền, KCN La Sơn, KCN Tứ Hạ, KCN Quảng Vinh thì mới thấy được trong một thời gian tuy không dài mà các KCN đã thu hút được số lượng dự án đáng kể, lượng vốn đăng kí nhiều và lượng vốn thực hiện chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Bảng 3. Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2010-2015 Đvt: tỷ đồng Năm Tổng số

dự án Số dự án

đăng ký Số dự án

điều chỉnh Tổng vốn đầu tư

Vốn đầu tư đăng

Vốn đầu tư điều

chỉnh

2010 19 15 4 2247,86 2075,46 172,40

2011 12 9 3 2016,96 1878,96 138,00

2012 12 8 4 7214,47 6830,75 383,72

2013 12 9 3 1896,98 1777,63 119,35

2014 12 12 0 2353 2353 0

2015 16 9 7 2917 2355 562

(Nguồn: Ban quản lýcác khu công nghiệp Tỉnh và tác giả tổng hợp) Giai đoạn 2010-2015 số lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng 83 dự án, trong đó có 62 dự án đăng ký mới, 21 dự án điều chỉnh luôn duy trì sự ổn định trung bình là 18 dự án/năm và số lượng vố trung bình là 3159 tỷ đồng/năm. Trong đó số sự án đăng ký mới tuy có sự tăng giảm nhưng số dự án chênh lệch là không lớn, vốn điều chỉnh cũng chỉ chiếm một phần trong tổng vốn đầu tư của từng năm. Vốn đầu tư đăng ký mới là 17270,804 tỷ đồng chiếm 92,62% trong tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư điều chỉnh chỉ chiếm 7,38% trong tổng vốn đầu tư.

Để cụ thể hơn và để thấy rõ ràng hơn sự thay đổi cũng như chênh lệch về tổng số số dự án cũng như số dự án đăng ký và số dự án điều chinhrgiai đoạn 2010-2015 ta có biểu đồ sau.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Biểu đồ 1. Tình hình thu hút dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015.

Số lượng dự án đầu tư cao nhất là năm 2010 với tổng số dự án đầu tư lên đến 19 dự án, và số dự án đăng ký mới 15 dự án.

Số dự án đầu tư hằng năm tăng gần như ổn định từ năm 2011-2014 là 12 dự án đầu tư, tuy nhiên số dự án đăng ký đầu tư mới cao nhất là năm 2014 với 12 dự án và trong năm này không có dự án điều chỉnh..

2.3.2.2 Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN

Bảng 4.Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến ngày 31/12/2015

Đvt: Tỷ đồng

STT Khu công nghiệp

Tổng số dự án

được cấp phép Tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng

số Trong

nước Nước

ngoài Trong nước Nước ngoài

1 KCN Phú Bài 64 45 19 5228,09 4790,54

2 KCN Phong Điền 17 12 5 9251,88 1263,24

3 KCN La Sơn 10 10 0 1973,20 0

4 KCN Phú Đa 7 7 0 300,70 0

5 KCN Tứ Hạ 2 1 1 70 210

6 KCN Quảng Vinh 0 0 0 0 0

7 Tổng 100 75 25 16753,87 6263,78

(Nguồn: Ban quản lý cáckhu công nghiệp Tỉnh và tác giả tổng hợp)

19

12 12 12 12

15 16

9 8 9

12

9

4 3 4

3

0

7

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số dự án Số dự án đăng ký mới Số dự án điều chỉnh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến ngày 31/12/2015, KCN Phú Bài có số lượng dự án nhiều nhất chiếm 64 dự án trên tổng số 100 dự án, chiếm tỷ trọng 64% so với tổng số dự án của cả Tỉnh. Trong đó có 45 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5228,09 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4790,54 tỷ đồng, tiếp theo là KCN Phong Điền với số dự án thu hút được là 17 dự án, trong đó có 12 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 9251,88 tỷ đồng và có 5 dự án nước ngoài với tổng đầu tư đăng ký là 1263,24 tỷ đồng. KCN La Sơn thu hút được 10 dự án trong nước với tổng vốn đàu tư đăng ký là 1973,2 tỷ đồng. KCN Phú Đa tính đến ngày 31/12/2015 đã thu hút được 7 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 300,7 tỷ đồng. KCN Tứ Hạ có 2 dự án gồm 1 dự án trong nước với vốn đầu tư đăng ký là 70 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký là 210 tỷ đồng.

2.3.2.3 Tiến độ thực hiện việc đầu tư vào KCN tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 5. Tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư đã được thực hiện tại khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến ngày 31/12/2015

Đvt: Tỷ đồng

TT Khu công nghiệp Tổng vốn đăng ký

Tổng vốn đầu tư

Tỷ lệ thực hiện (%) Đã thực

hiện

Chưa thực hiện hoặc ngừng

1 KCN Phú Bài 10018,60 6951,80 3066,80 69,38

2 KCN Phong Điền 10515,12 889,42 9625,70 8,46

3 KCN La Sơn 1973,20 379,70 1593,50 19,24

4 KCN Phú Đa 300,70 115,70 185 38,48

5 KCN Tứ Hạ 280 8,80 271,20 3,14

6 KCN Quảng Vinh 0 0 0 0

Tổng cộng 23087,62 8345,42 14742,20 36,15

(Nguồn:Ban quản lý các khu công nghiệpTỉnh và tác giả tổng hợp) Tính đến ngày 31/12/2015 tổng số vốn đã thực hiện tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 8345,419 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 36,15% số lượng vốn đầu tư

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

đăng ký, trong đó KCN Phú Bài có tỷ lệ thực hiện cao nhất với 6951,8 tỷ đồng đạt 83,3% số vốn đầu tư đã thực hiện trên KCN của tỉnh. Trong khi đó, KCN Phong Điền với tổng số vốn đăng ký lớn nhất trong 6 KCN là 10515,12 tỷ đồng nhưng mới chỉ có 889,419 tỷ đồng được thực hiện chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt 10,66% tổng số vốn đầu tư được thực hiện trên toàn tỉnh. Các KCN còn lại do số lượng vốn đầu tư đăng ký thấp nên tỷ lệ thực hiện cũng không cao.

Nếu tính tỷ lệ thực hiện tức là vốn đã thực hiện so với tổng vốn đăng ký của từng KCN thì đứng đầu vẫn là KN Phú Bài với số vốn thực hiện là 6951,8 tỷ đồng trong tổng số vốn đăng ký là 10018,6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thực hiện 69,38%. Tiếp theo, KCN Phú Đa có tỷ lệ thực hiện đạt 38,48% nhưng so với tổng số vốn đầu tư trên toàn tỉnh thì KCN Phú Đa chỉ đạt được 1,39%. KCN La Sơn có tỷ lệ thực hiện đạt 19,24%.

KCN Phong Điền tuy có số lượng vốn đâù tư đăng ký lớn nhưng tỷ lệ thực hiện thấp chỉ đạt 8,46% và chỉ đừng trên KCN Tứ Hạ với tỷ lệ thực hiện đạt 3,14%.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ vốn đăng ký đầu tư đã thực hiện tại các Khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế đến ngày 31/12/2015

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

KCN

Phú Bài KCN Phong

Đi ền

KCN La Sơn KCN

Phú Đa KCN TH ạ 69,38

8,46 19,24

38,48

3,14 30,62

91,54 80,76

61,52

96,86 Tỷ lệ vốn chưa thực hiện hoặc ngừng(%)

Tỷ lệ vốn đã thực hiện(%)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2.3.2.4 Số dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Thừa Thiên Huế phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến ngày 31/12/2015

Bảng 6. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu công nghiệp Thừa Thiên Huế phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến ngày 31/12/2015 STT Quốc gia và vùng lãnh thổ Tổng số dự án Tỷ trọng (%)

1 Hàn Quốc 5 5

2 Trung Quốc 4 4

3 Mỹ 3 3

4 Nhật Bản 2 2

5 Bun-ga-ri 1 1

6 Đan Mạch 4 4

7 Pháp 1 1

8 Quốc gia khác 3 3

9 Việt Nam 77 77

10 Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệpTỉnh) Nhìn vào bảng 6, ta nhận ra dễ dàng rằng các dự án đầu tư vào KCN tỉnh chủ yếu là của Việt Nam với 77 dự án chiếm 77% tiếp theo là của Trung Quốc với 4 dự án của công ty TNHH Hello Quốc tế sản xuất chiếu và kinh doanh sản phẩm từ cao su chiếm 4% và Đan Mạch với 4 dự án của Công ty TNHH Nhà máy Bia Huế, Mỹ với 3 dự án nhà máy may mặc của công ty TNHH HBI, chi nhánh Huế, Nhật với dự án Nhà máy may của Công ty TNHH MSVsản xuất sản phẩm may mặc và dự án của công ty TNHH MTV Flint sản xuất sản phẩm cơ khí công nghệ cao. Ngoài những quốc gia có số dự án nhiều thì còn có những quốc gia khác có số dự án đầu tư vào KCN 1 dự án như Bungari với dự án Nhà máy dệt kim Huế Việt Nam, Pháp có dự án Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp. Thái Lan với dự án đầu tư Nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh tại Huế/

Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam- Chi nhánh Đông lạnh Thừa Thiên Huếvà các quốc gia khác: Phần Lan, Hồng Kong.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Biểu đồ 3. Tỷ trọng dự án đầu tư vào khu công nghiệp Thừa Thiên Huế phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến ngày 31/12/2015

Số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại các KCN ở Thừa Thiên Huế có số lượng tương đối còn ít, chủ yếu là các dự án may mặc sản xuất hàng tiêu dùng để có thể tận dụng lợi thế về nhân công của tỉnh. Chưa có nhiều dự án mang hàm lượng công nghệ cao.

Trong thời gian tới, Ban quản lý KCN nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cần có những biện pháp để đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư ngoài nước vào cácKCN, có những phương thức quảng bá rộng rãi hình ảnh của KCN với bạn bè năm châu. Đặc biệt, tiếp tục phát huy những lợi thế và tiềm năng của KCN cũng như đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước đã và đang đầu tư vào KCN.

2.3.2.5 Tình hình lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua bảng 7, ta thấy số lao động làm việc tại KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 là 11000 người thì đến năm 2015 số lượng lao động đã lên đến 17989 người gấp 1,64 lần so với năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2015 số lượng lao động làm việc trong các KCN đều tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 2012 tăng 2161 người so với năm 2011. Năm 2012 tăng nhiều bỡi lẽ trong năm 2012 số lượng dự án tăng nhiều hơn so với năm 2011 và chủ yếu là ngành may mặc nên cần thêm nhiều lao động. Từ năm 2012-2015 số lượng lao động làm việc tại KCN tăng ổn định với mắc tăng trung bình khoảng 1292 người/năm.

5 4 3 2 1

4 1 3

77

T tr ng

Hàn Quốc Trung Quốc Mỹ

Nhật Bản Bun-ga-ri Đan Mạch Pháp

Quốc gia khác Việt Nam

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 7. Tỷ lệ tăng số lao động làm việc tại các KCN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015

Đvt: Người

STT Năm Số lao động Số lao động tăng

thêm (Người) Tỷ lệ tăng (%)

1 2010 11000 - -

2 2011 11950 950 8,64

3 2012 14111 2161 18,08

4 2013 15500 1389 9,84

5 2014 16760 1260 8,13

6 2015 17989 1229 7,33

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh) Tuy tỉnh có nguồn nhân lực lợi thế so với các địa bàn khác nhưng về trình độ và chất lượng lao động của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì điều này đã làm chậm quá trình phát triển KCN trên địa bàn tỉnh, vì vậy muốn góp phần phát triển KCN thì tỉnh nên có những giải pháp đào tạo cũng như nâng cao trình độ cho lao động trên địa bàn tỉnh.

2.3.2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ngày càng tăng và càng có hiệu quả. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 8. Tình hình hoạt động kinh doanh của các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012.

Đvt: Tỷ đồng Năm Doanh thu GTSXCN Giá trị

xuất khẩu Nộp ngân sách nhà nước

2010 5496,13 2293,73 3440 593,50

2011 7302,18 2717,68 4514 646,30

2012 10412,24 3247,31 5891,80 862,61

2013 13355,70 8692,22 7482,30 1264,90

2014 14071,67 10037,80 8664,60 1450,64

2015 15500,20 12002,34 10500 1750

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

-Về doanh thu:

Qua bảng 8 cho thấy tình hình doanh thu các KCN có mức tăng qua hằng năm, trung bình mỗi năm đạt khoảng 11023 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng doanh thu từ năm 2010 là 5496,13 tỷ đồng đến năm 2015 là 15500,2 tỷ đồng tăng 82,02%. Trong đó doanh thu tăng nhiều nhất vào năm 2013, tăng 2943,46 tỷ đồng so với năm 2012.

- Về giá trị sản xuất công nghiệp

Qua bảng 8 cho thấy , GTSXCN của các doanh nghiệp trong các KCN không ngừng tăng trưởng qua các năm, vào năm 2010 GTSXCN đạt 2293,734 tỷ đồng, thì đến năm 2015 GTSXCN đạt 12002,34 tỷ đồng, tăng gấp 5,23 lần so với năm 2010.

GTSXCN của năm 2013 cũng có mức tăng lớn nhất so với các năm khác, tăng 5444,91 tỷ đồng so với năm 2012.

- Về giá trị xuất khẩu

Từ năm 2008, khi các KCN có sự có mặt của các nhà đầu tư nước nước ngoài như: Công ty Hanesbrands VN, chi nhánh Huế, Công ty Dệt kim và may mặc Huế, Việt Nam và Công ty TNHH Hello Quốc tế Việt Nam thì giá trị xuất khẩu có chuyển biến lớn. Và trong những năm gần đây từ năm 2010-2015 với sự phát triển cùng với có nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã làm cho giá trị xuất khẩu của các KCN càng ngày càng tăng tuy ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn từ năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 3440 tỷ đồng đến năm 2015 giá trị xuất khẩu tăng 10500 tỷ đồng, tăng gấp 3,05 lần so với năm 2010. Từ năm 2010 đến 2015giá trị xuất khẩu tăng trung bình 1422,8/năm.

- Về nộp ngân sách nhà nước

Đóng góp của các KCN vào ngân sách nhà nước không ngừng tăng. Năm 2010 thu nộp ngân sách nhà nước của KCN đạt 593,5 tỷ đồng, thì đến năm 2013 đạt 1264,9 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1750 tỷ đồng, tăng gấp 2,95 lần so với năm 2010. Tuy có những năm tình hình kinh tế gặp khó khăn nhưng nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng.

Tóm lại, trong những năm phải công nhận đóng góp của các KCN vào GTSXCN, giá trị xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước đối với tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đạt lỷ trọng cao. Góp phần cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại mà tỉnh đã đề ra, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp KCN.

Trong những năm qua để xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngoài và trong hàng rào các KCN, tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng hiện nay ngoài KCN Phú Bài giai đoạn I, II đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất thì KCN Phú Bài giai đoạn III, IV và các KCN khác như Phong Điền, Phú Đa, La Sơn, Tứ Hạ, Quảng Vinh vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng trong và ngoài KCN nhưng nhìn chhung tốc độ vẫn còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất KCN, đã làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư.

Thứ hai, công tác bồi thường, giả phóng mặt bằng còn chậm, chưa đúng tiến độ, năng lực tài chính của nhà đầu tư kém không đúng như cam kết, khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, một số thủ tục hành chính trong việc cấp phép xây dựng vẫn còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai.

Thứ ba, cơ chế quản lý, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan đối với hoạt động của các KCN vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

Nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách ưu đãi đầu tư nhưng sự phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN tỉnh và các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn chưa đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến gặp khó khăn trong việc thực hiện những chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp được ban hành, cụ thể là việc thực hiện Quyết định 1337/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh về điện, nước. Công tác kiểm tra, thanh tra báo cáo còn chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Những đề nghị và vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp chưa được quan tâm giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Doanh nghiệp KCN chưa có sự giúp đỡ của tỉnh trong việc vay vốn ngân hàng ở các ngân hàng thương mại nhà nước cũng như việc hỗ trợ lãi suất. Một bộ phận cán bộ, công chức còn có biểu hiện quan liêu, gây khó khăn cho doanh nghiệp KCN trong quá trình triển khai dự án và hoạt động khinh doanh.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thứ tư, hạn chế trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp KCN.

Việc phát triển mạnh các ngành các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giúp cho các công nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN giản được chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan của Thừa Thiên Huế còn yếu và là trở ngại lớn đối với các doang nghiệp, đồng thời làm giảm sức hút đầu tư.

Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn lao động dồi dào, bên cạnh các nguồn lao động phổ thông sẵn có thì nguồn lao động được cung cấp từ 7 Trường Đại học thành viên, 3 Khoa trực thuộc Đại học Huế, 1 Đại học Dân lập và Học viện âm nhạc; 8 trung tâm nghiên cứu và đào tạo, 5 Trường Cao đẳng, 7 Trường Trung cấp nghề và nhiều cơ sở đào tạo nghề khác là một lợi thế rất lớn. Nhưng trong những năn qua chất lượng lao động ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo; công tác đào tạo nghề chưa có tính dự báo đúng đắn dẫn đến lãng phí, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đa số doanh nghiệp khi tuyển lao động phải tốn chi phí cho công tác đào tạo lại, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại các KCN tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông làm việc trong các ngành may mặc, sợi, dệt để tận dụng giá nhân công rẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)