CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG
2.1 Đặc điểm tự nhiên và Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2 V ề các đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1 Quy mô cơ cấu dân số và cơ cấu lao động
Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế 1.135.568 người, trong đó nam 562403 người, nữ 573165 người và mật độ dân số 226,6 người/km2.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 là 614915 người, chiếm tỷ lệ 54,15% dân số. Trong đó nam có 314517 chiếm 51,15% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và nữ chiếm 48,85% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 1. Quy mô, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Đvt: người
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
1 Tổng dân số 1090879 1103136 1115523 1127905 1135568 2 Tổng DS trong độ tuổi lao động 574316 588529 597154 607023 614915 DS Nam trong độ tuổi lao động 299893 305338 307279 310865 314517 DS Nữ trong độ tuổi lao động 274423 283191 289875 296158 300398 3 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động so với dân số (%) 52,65 53,35 53,53 53,82 54,15 4 Tỷ lệ dân số Nam trong độ tuổi
lao động(%) 52,22 51,88 51,46 51,21 51,15
Tỷ lệ dân số Nữ trong độ tuổi
lao động(%) 47,78 48,12 48,54 48,79 48,85
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và tác giả tổng hợp) 2.1.2.2 Trình độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng
- Tình hình tăng trưởng kinh tế
Trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 30 tỷ đồng, tăng 9,1%; giá trị xuất khẩu ước đạt 680 triệu USD, tăng 7,17% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực tài chính, ngân hàng tiếp tục được quan tâm, dự ước đến cuối tháng 12/2015, tổng huy động vốn đạt 28 ngàn tỷ đồng, tăng 15,2%;
tổng dư nợ cho vay đạt 26,6 ngàn tỷ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm. Thu NSNN ước đạt 4.934 tỷ đồng, tăng 7%. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt 16.320 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo ngành năm 2015
STT Ngành Tăng so với năm 2014(%)
1 Dịch vụ 9,97
2 Công nghiệp - Xây dựng 9,2
3 Nông – lâm – ngư 4,22
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,1%, nhờ đóng góp của các ngành dệt may, điện năng, sản xuất xi măng. Trong năm, các Khu công nghiệp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.851 tỷ đồng; Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9.021 tỷ đồng.
Sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích gieo trồng, tổng sản lượng lương thực, rau đậu, tổng đàn gia súc, gia cầm, trồng rừng ổn định và phát triển;
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, với sản lượng nuôi trồng đạt trên 15 ngàn tấn, sản lượng đánh bắt trên 39 ngàn tấn, tăng 9,1%, đặc biệt nhờ đội tàu đánh bắt xa bờ phát triển mạnh nên khai thác biển tăng trên 10% với sản lượng khai thác đạt 35,2 ngàn tấn.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục có những bước phát triển.
Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm đặc biệt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng quân sự địa phương được giữ vững…
- Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng
Từ việc xác định cơ sở hạ tầng là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố quan trọng đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vì vậy trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cả trong và ngoài nước, áp dụng những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để không ngừng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội tại Thừa Thiên Huế tương đối đồng bộ và cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không gồm các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt; đặc biệt hầm Hải Vân - hầm đường bộ lớn nhất Đông Nam Á nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, là công trình giao thông quan trọng cho giao thương giữa các vùng trong khu vực. Cảng nước sâu Chân Mây có thể đón tàu du lịch sức chứa 3.000 khách, tàu hàng trọng tải đến 50.000 tấn; Sân bay quốc tế Phú Bài đảm bảo cho may bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn trong mọi thời tiết, ...
Mạng lưới truyền tải điện với đường dây 110kV, 220kV và 500kV thông qua hệ thống thuỷ điện quốc gia cùng với hệ thống nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nhằm đảm bảo cung cấp ổn định và chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư.
Dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển với nhiều doanh nghiệp, nhiều loại hình dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế đã và đang triển khai sẽ là chiếc cầu nối an toàn, thuận lợi, ...thoả mãn nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp với đối tác trong hoạt động tài chính ngân hàng.
Bưu chính viễn thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 100% thôn có máy điện thoại, 100%
UBND, HĐND xã đã được kết nối Internet, có 4 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính: Bưu điện Thừa Thiên Huế, Bưu chính Viettel, Công ty chuyển phát nhanh EPS, Sai Gon Postel; các đơn vị tham gia dịch vụ Bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, mở rộng vùng phủ sóng và phạm vi hoạt động đáp ứng được như cầu cũng như bảo đảm tốt chất lượng dịch vụ.
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, đã ứng dụng kỹ thuật cao thành công trong ghép thận, tuỷ, mổ tim hở, nối bắt cầu động mạch vành, phẫu thuật nội soi; Bệnh viện Đại học Y Dược Huế ứng dụng công nghệ phẫu thuật bằng Dao Gamma định vị 3 chiều, Bệnh viện mắt, bên cạnh đó là Bệnh viện chấn thương chỉnh hình....và các trung tâm y học chuyên ngành khác.
Đại học Huế, một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam gồm 7 trường Đại học thành viên và hai khoa trực thuộc (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nông lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ, khoa Du lịch và khoa Giáo dục thể chất) với trên 90 chuyên ngành đào tạo đại học, 61 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ, 22 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, 33 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và II;
cùng với học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp... Đây là một lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế trong việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.