CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯVÀO CÁC
3.2 M ột số giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Hu ế
3.2.5. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính
Vấn đề thủ tục hành chính luôn là mối quan ngại đầu tiên của mọi nhà đầu tư khi đến đầu tư ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, chính vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua. Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều bước mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chính điều này đã làm nản lòng các nhà đầu tư, và giảm tính hấp dẫn khi đầu tư vào tỉnh. Chính vì vậy trong thời gian tới phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN, cụ thể như sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Thứ nhất, Tỉnh thường xuyên tiến hành rà soát, đổi mới và nâng cao chất lượng các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư trong phân cấp quản lý như vấn đề về đất đai, thuế, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng, quy hoạch... Bãi bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, các văn bản trái pháp luật, kiên quyết bãi bỏ những khâu rườm rà không cần thiết trong tất cả các lĩnh vực. Tỉnh cần công khai quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đảm bảo mọi người dân cũng như nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất.
Thứ hai, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ sở ban ngành trong tỉnh. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian chờ đợi của nhà đầu tư. Xóa bỏ các thủ tục vô hình trong tiếp nhận và cấp giấy phép đầu tư.
Thứ ba, Tổ chức đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư, lập kế hoạch 6 tháng một lần, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp có sự tham gia của Ban quản lý các KCN, Cục thuế tỉnh, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Hải quan, Sở Tài nguyên – Môi trường, Công an tỉnh và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho họ, xem khó khăn của họ cũng chính là khó khăn của tỉnh. Qua đây, tỉnh cần tranh thủ những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các nhà đầu tư đang làm ăn trên địa bàn để tăng cường vận động họ đầu tư thêm dự án mới hoặc mở rộng quy mô dự án được cấp phép, tăng thêm vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ.
Thứ tư, UBND tỉnh có thể thành lập tổ công tác phụ trách các vấn đề nảy sinh, tháo gỡ khó khăn cho những dự án từ lúc được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến lúc đi vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đây là điều mà Bình Dương và Đồng Nai đã làm tốt trong nhiều năm qua, tạo ấn tượng tốt với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ năm, Chuyên nghiệp hóa đội ngũ công chức không những về trình độ nghiệp vụ mà cả thái độ ứng xử trong giải quyết công vụ để tạo được điểm nhấn khác biệt, sắp xếp lại phòng làm việc theo hướng chuyên môn phối hợp. Thiết lập Phòng chờ cho khách đến liên hệ công tác. Thiết lập đường dây nóng để sẵn sàng tư vấn
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
những thắc mắc của doanh nghiệp thông qua trực tiếp và điện thoại. Bên cạnh đó minh bạch hóa mọi thủ tục hành chisnhh trên website của Ban cũng như các cơ quan liên quan. Nhà đầu tư, doanh nghiệp không phải làm thêm bất cứ một tài liệu gì khác ngoài những gì đã quy định đưa lên website của Ban quản lý KCN.
Có chế độ khen thưởng rõ ràng; đồng thời kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp hoặc chuyển sang vị trí ít tiếp xúc với doanh nghiệp.
Tóm lại, để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào KCN Thừa Thiên Huế thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp thích hợp. Đó là tạo môi trường pháp lý thông thoáng, xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đồng bộ, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tư. Tỉnh cần đẩy mạnh hoạt động vận động xúc tiến đầu tư vào KCN, kết hợp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp KCN. Cuối cùng, tỉnh cần kiện toàn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào KCN. Thực hiện tốt những giải pháp ấy nhất định các KCN Thừa Thiên Huế sẽ ngày càng phát triển, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
PH ẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ