CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG
2.4 Nh ững thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghi ệp trong những năm qua
2.4.1 Thành công
Thứ nhất, vốn đầu tư vào KCN đã góp phần làm tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ KCN Phú Bài được thành lập đầu tiên vào năm 1998 với diện tích 53,2 ha đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được Thủ tướng chính phủ đã cho phép xây dựng và phát triển 6 KCN với tổng diện tích 2393,47 ha. Đến thàng 12/2015, các KCN tỉnh đã thu hút được 100 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 23087,7 tỷ đồng, trong đó có 24 dự án FDI với vốn đăng ký 6263,78 tỷ đồng. Đã có 5 KCN thu hút được các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Thứ hai, Vốn đầu tư vào KCN giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, Phát triển KCN tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả. Trước hết, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ kể cả số lao động của những hộ gia đình bị thu hồi đất và lao động nhập cư. Sau nữa, bản thân các công nghệ sản xuất và kinh nghiệm chuyên gia do các nhà đầu tư nước ngoài đưa tới đòi hỏi có những người lao động phù hợp, qua đó sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động trong nước.
Những năm gần đây, lực lượng lao động trong KCN gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự gia tăng của các doanh nghiệp thành lập mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN. Nếu như số lao động tại năm 2010 đạt 11000 người thì đến năm 2014, KCN đã thu hút được khoảng 16760 lao động làm việc.Vốn đầu tư vào KCN góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương. Hiện nay KCN Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm cho khoảng 11989 lao động.
2.4.2 Nguyên nhân thành tựu
- Trong những năm qua, UBND tỉnh cùng với Ban Quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư .
- Song song với việc ban hành các cơ chế, chính sách, tỉnh chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng được hiện đại hóa, nhanh gọn, hiệu quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa, tại chỗ) luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi đối với Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Cấp GCNĐKKD, cấp GCNĐT trong nước, thủ tục giao đất, ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, khắc dấu và mã số xuất nhập khẩu;
Thẩm định các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, công tác đấu thầu…
- Quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, ban hành các chính sách khuyến khích ưu đãi, thu hút đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Kết quả đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và KCN nói riêng tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội và tăng thu ngân sách của tỉnh trong những năm vừa qua và thời gian tới, như: Dự án của nhà máy Bia Huế, dự án nhà máy sợi Phú Bài, dự án may măc của công ty Hanesbrand….
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.4.3 Hạn chế
Thứ nhất, vốn đăng ký ngày càng tăng nhưng tốc độ giải ngân chậm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cho phát triển,
Thứ hai, các loại hình vốn đầu tư vào KCN chưa đa dạng, đa số là nguồn vốn đầu tư trong nước
Thứ ba, chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại và sạch.
Thứ tư, lượng khoa học, công nghệ trong các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp còn thấp.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp KCN.
Thứ sáu, công tác bồi thường, giả phóng mặt bằng còn chậm, chưa đúng tiến độ, năng lực tài chính của nhà đầu tư kém không đúng như cam kết, khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, một số thủ tục hành chính trong việc cấp phép xây dựng vẫn còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai.
Thứ bảy, cơ chế quản lý, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan đối với hoạt động của các KCN vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Thứ tám, hạn chế trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp KCN.
Thứ chín,chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN.
2.4.4 Nguyên nhân hạn chế
Một là, Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn là tỉnh chưa thật sự phát triển, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, trình độ sản xuất còn thấp, khoa học công nghệ còn lạc hậu, tỉnh chưa có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội
Hai là,việc quy hoạch vào các KCN chưa hợp lý, chủ trương phát triển nhiều KCN trong khi tỉnh chưa có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư xây dựng. CÁc hình thức thu hút đầu tư chưa phù hợp vs điều kiện và tình hình mới. Cụ thể, việc ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư mới chỉ đưa ra ở mức độ định tính, chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn. Danh mục dự án chưa thể hiện đượccác ngành công nghiệp lợi thế
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
của tỉnh một cách cụ thể và chi tiết. Vì vậy, tính khả thi của dự án thấp, hấp dẫn và sức thuyết phục.
Ba là, việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư còn thiếu những yếu tố mà nhà đầu tư cần. Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đề cập đến việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất trong điều kiện khó khăn hiện nay. Chưa có chính sách hỗ trợ lãi suất khi doanh nghiệp KCN vay vốn ở các ngân hành thương mại nhà nước của tỉnh.
Việc thực hiện các chính sách ưu đãi còn chậm, chưa đồng bộ.
Bốn là, công tác vận động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, các hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có tính đặc sắc, việc tiếp xúc trao đổi với nhà đầu tư trong và ngoài nước còn quá ít. Các hình thức vận động, thu hút đầu tư ở nước ngoài chưa đủ sức mạnh để tìm các doanh nghiệp lớn đầu tư vào KCN Thừa Thiên Huế.
Năm là, thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được thực hiện một cách tích cực nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Các nhà đầu tư chưa hài lòng với các điều kiện, thủ tục đầu tư ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế vẫn còn quá nhiều thủ tục phiền hà so với cả nước. Một số cán bộ công chức có thái độ cửa quyền, ban ơn gây khó dễ cho các nhà đầu tư, làm mất thời gian đi lại, giảm lòng tin, mất cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư. Trong lãnh đạo và chỉ đạo của tỉnh thiếu tập trung, đồng bộ, chưa ưu tiên cho việc xây dựng hạ tầng các KCN.
Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân cơ bản nhất là môi trường đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ là động lực thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển các KCN. Các nhà đầu tưvì mục tiêu lợi nhận và sự thuận lợi trong sản xuất sẽ đến với Thừa Thiên Huế nếu có một môi trường đầu tư hoàn thiện và ổn định.
Tóm lại, sau 15 năm xây dựng và phát triển KCN đã thu hút được lượng vốn tương đối, và có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên để tỉnh trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, tỉnh cần phải có những giải pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, khó khăn để huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, cải cách thủ tục hành chính với cơ chế chính sách thông thoáng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế