Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 39)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam có tọa độ địa lý 16 - 16,8 độ vĩ Bắc và 107,8 độ kinh Đông; có diện tích 503.320,52 ha, dân số 1.090.879 người (năm 2010). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt - Lào, phía Đông tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km.

Tỉnh Thừa Thiên Huế ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Miến Điện Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền Trung Việt Nam, trong đó cảng nước sâu Chân Mây nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là đầu ra biển Đông của hành lang kinh tế Đông - Tây.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, thủy văn

Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp và đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái là nguồn gốc của vẻ đẹp và sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên, một dạng tài nguyên hết sức quý giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thừa Thiên Huế.

Phần đất liền: tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần hía Tây).

Vùng nội thủy:chiều rộng với 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Chém nơi gần nhất khoảng 600 m có đảo Sơn Trà.

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.

+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.

2.1.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Thừa Thiên Huế - địa danh gắn liền với những bãi cát trắng, mịn, sạch trải dài hàng chục cây số từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Đó là sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi... những dòng sông quê trong xanh, hiền hòa như mọi con sông ở miền Trung. Đó là những con suối lớn nhỏ với những thác ghềnh, hồ, vũng tự nhiên như suối A Đon (huyện Phong Điền), thác Trượt (huyện Nam Đông), Nhị Hồ, suối Voi, thác Mơ (huyện Phú Lộc)...

Không dừng lại ở đó, thiên nhiên còn mang lại cho Thừa Thiên Huế một màu xanh điệp trùng của rừng và biển trời bao la, sống động từ Vọng Hải Đài trên đỉnh Bạch Mã... Đó là mặt nước đầm phá mênh mang với những nò sáo, những đáy, những rớ... nhưng trước hết đó là sông Hương, núi Ngự - dòng sông và ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa.

2.1.1.5. Tài nguyên du lịch nhân văn

Thừa Thiên Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hóa. Đến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở Cố đô này. Số lượng di tích trên địa bàn tỉnh đã được xếp hạng là 132, trong đó có 26 đình, 6 chùa, 2 đàn, 2 tháp, 94 di tích lịch sử và cách mạng, 2 di tích khác.

Ở bờ phía Bắc của sông Hương là di tích với những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11 km. Công trình quý giá này gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Đó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng uy phong, lăng Tự Đức thơ mộng và lăng Khải Định tráng lệ.

Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hóa của Phật giáo với nhiều đền chùa mang đậm dấu ấn tâm linh. Huế còn được xem là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, những món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Thừa Thiên Huế là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nhìn chung nền kinh tế của Tỉnh đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, với những tiềm lực kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước chuyển mình nhằm khẳng định vị thế của mình.

Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu chủ yếu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (%)

- Công nghiệp - xây dựng - Nông lâm ngư nghiệp - Dịch vụ - du lịch

12,5 16,6 1,0 12,2

11,1 11,6 3,3 12,7

9,56 8,5 2,3 12,8

7,89 9,5 2,3 12,4 GDP bình quân đầu người (USD) 1.150,5 1.300 1.490,0 1.700,0 Cơ cấu kinh tế (%)

- Công nghiệp - xây dựng - Nông lâm ngư nghiệp - Dịch vụ - du lịch

100,0 37,6 14,5 47,9

100,0 36,4 15,1 48,5

100,0 35,1 13,1 51,8

100,0 35,6 10,6 53,8 Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) 278,1 396,9 469,0 540,0 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 9.200 11.000 12.500 13.700 Thu ngân sách nhà nước (Tỷ đồng) 4.482,7 5.147,5 5.693,0 7.031,0

(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Về kinh tế

Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2010- 2013 đạt 10,26% và theo kế hoạch năm 2014 đạt tốc độ tăng trưởng 9,03%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng đều qua các năm như vậy đời sống người dân cũng có cải thiện đáng kể.

Thu ngân sách bình quân đạt 17.9%/ năm. Cùng với những biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm thì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng có những thay đổi nhất định. Cụ thể, năm 2010 nguồn thu đạt 4.482,7 tỷ đồng đến năm 2012 nguồn thu đã tăng lên đến 5.693,0 tỷ đồng và sau đó tiếp tục tăng mạnh với 7.031,0 tỷ đồng vào năm 2013. Nhìn chung, tổng thu ngân sách nhà nước của Tỉnh có chiều hướng gia tăng bền vững qua các năm trong giai đoạn từ 2010-2013. Dù trong thời kì nào thì nguồn thu NSNN luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước của nguồn vốn FDI có xu hướng gia tăng năm 2012 đạt 1.100 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 1.424 tỷ đồng.

Giá trị xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010-2013 tăng dần từ 278,1 triệu USD đến 478,7 triệu USD và dự kiến đến năm 2014 sẽ đạt 509,0 triệu USD.

Chỉ số PCI của tỉnh trong những năm gần đây đều nằm trong nhóm tốt của cả nước, năm 2011 chỉ số này đạt 60,95 đến năm 2013 chỉ số này tăng lên và đạt 62,3.

Thừa Thiên Huế là tỉnh có chỉ số PCI > 59, điều này cho thấy môi trường đầu tư nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều về số lượng và cả chất lượng với hiệu quả kinh tế cao. Với mong muốn thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển một cách bền vững, là động lực giúp cho Thừa Thiên Huế nhanh chóng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Về du lịch

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và đóng góp ngân sách tương đối khá trong khu vực miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn về du lịch biển và du lịch văn hóa. Trong thời gian qua thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên gắn liền với việc chi tiêu của họ cũng tăng lên, trong đó có chi tiêu cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng... Đó là nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư để phát triển ngành du lịch còn nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển của ngành. Xuất phát từ nhu cầu đó và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển ngành du lịch.

2.1.3. Điều kiện xã hội

Thừa Thiên Huế - một địa danh nổi tiếng cả trong và ngoài nước, một thành phố du lịch đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan nghỉ dưỡng. Xuất phát từ việc luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách du lịch, tỉnh đã không ngừng hoàn thiện, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và đảm bảo an ninh, trật tự nơi công cộng nhằm đảm bảo rằng du khách sẽ có tâm lý hoàn toàn thoải mái và thư giãn khi đến nơi đây.

Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư vào du lịch tỉnh đã có các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, năng động nhằm thu hút vốn để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thân thiện với môi trường nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hội họp...

2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.1.4.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

Đường bộ: Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh là con dương huyết mạch kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong thời gian tới vì vậy cho đến nay các tuyến đường tỉnh lộ đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa đến nhà ga, cảng biển, sân bay trong tỉnh ...

Đường hàng không: Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài phục vụ các chuyến bay nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, bình quân một ngày có 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chuyến bay đi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sân bay chưa thể phục vụ được các chuyến bay quốc tế.

Đường sắt: Ga Huế nằm ở trung tâm thành phố và 8 ga địa phương kết nối vận chuyển hành khách và hàng hóa đến các địa phương dọc theo tuyến đường sắt quốc gia. Tuyến đường sắt này là một trong những phương tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch.

Đường thủy:Tỉnh Thừa Thiên Huế có đường bờ biển trải dài 120 km với nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Trong số đó, có cảng Chân Mây là cảng lớn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT. Tuy nhiên, cảng cần được đầu tư nhiều hơn nữa chẳng hạn như xây đê chắn sóng nhằm tạo nên sự phát triển bền vững. Ngoài ra Tỉnh còn có cảng Thuận An và cảng Điền Lộc.

2.1.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc

Thừa Thiên Huế có hệ thống mạng điện thoại và internet băng tầng rộng đảm bảo thông tin liệc lạc thông suốt và điều đó cũng tạo thuận lợi trong thông tin liên lạc của du khách. Hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện, xã đều đã được nâng cấp và cải thiện.

2.1.4.3. Hệ thống các dịch vụ tài chính ngân hàng

Hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng của tỉnh có tốc độ phát triển mạnh, đặc biệt là mạng lưới các ngân hàng thương mại này càng chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.1.5. Hệ thống pháp luật đầu tư

Nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư:

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư đó chính là môi trường pháp lý. UBNH tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực nhằm tạo ra môi trường đầu tư lý tưởng, thông thoáng. Theo quyết định 1337/2009/QĐ-UBND của UBND Thừa Thiên Huế, từ ngày 15/7/2009, tỉnh đã thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Ðể thu hút các nhà đầu tư, tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp và ngành du lịch trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, trong đó điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định về thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, nhanh gọn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư”. [21]

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về cơ bản, những ưu đãi về thuế, xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư, giá thuê đất... của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng dựa trên khung cho phép của các luật hiện hành. Tuy nhiên, tỉnh đã cụ thể hóa theo hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư theo Quyết định 1337/QÐ-UBND ngày 7 - 7-2009 của UBND tỉnh. Các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ 100% chi phí tái định cư, hỗ trợ thêm phần chênh lệch đền bù 100% nếu đầu tư vào các huyện Nam Ðông, A Lưới và 50% ở các huyện Hương Trà, Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Phú Vang, Phú Lộc. Gần đây, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về quy trình hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn. Quy trình được áp dụng trong việc phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ðây là một trong những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm hiểu các thông tin và thực hiện các thủ tục đúng quy trình về đầu tư.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài:

Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cho nên có sự sụt giảm mạnh trong thu hút FDI và những động lực tăng trưởng từ khu vực FDI trên địa bàn. Mặc dù trong năm 2013, mức thu hút FDI vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ đạt ở mức thấp so với những năm trước, vốn thực hiện đạt 48.250 ngàn USD, vốn đăng kí đạt 251.300 ngàn USD. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, kinh doanh bất động sản có vốn đăng ký lớn và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đăng ký. Hiện nay, nhiều dự án do chủ đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, cho nên tiến độ triển khai rất chậm hoặc không có khả năng triển khai, đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu vốn thực hiện. Các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng... còn rườm rà, đặc biệt công tác triển khai thực hiện sau cấp phép như đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư... còn nhiều phức tạp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo năng lực cạnh tranh một cách bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án, cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.

2.1.6. Chất lượng nguồn nhân lực

Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, hiện nay số lao động ngành du lịch có khoảng hơn 33.900 người, trong đó lao động trực tiếp 9.700 người. Số lượng lao động tăng hàng năm và được đào tạo cơ bản. Tỉnh, ngành du lịch, cũng đã có chiến lược đào tạo nghề không chỉ cho đội ngũ trực tiếp lao động trong các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ du lịch mà còn các lao động phổ thông liên quan đến hoạt động du lịch như đội ngũ xích lô, xe thồ, lái taxi, tiểu thương, người dân các điểm du lịch cộng đồng…

Tuy vậy, hiện nay chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn chưa đồng đều. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hiện lao động không có bằng cấp, không qua đào tạo của ngành du lịch TT Huế còn khoảng 18%; lao động đào tạo ngắn hạn khỏang 20%. Còn nhiều lao động thiếu kỹ thuật tay nghề cao, yếu về ngoại ngữ, kỹ năng maketing… Theo Điều phối viên ILO, tại Thừa Thiên Huế, ngoài lao động còn thiếu trong các doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng, thì việc làm cho thanh niên nông thôn gắn với du lịch ở một số vùng quê cũng cần được chú trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)