PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Những căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 3.1.1.1. Quan điểm
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch trong tình hình mới những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.
- Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Phát triển du lịch một cách bền vững phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường tài nguyên sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, đối với Thừa Thiên Huế tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, phát triển du lịch phải gắn với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.1.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015. Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo lớn của cả nước, đủ sức chủ động hội nhập đầy đủ với các nước trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng CNH - HĐH; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế đối ngoại, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn quý báu này.
Riêng về mục tiêu phát triển du lịch:
Mục tiêu quan trọng hàng đầu là: Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, giàu bản sắc; khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Gắn văn hóa với du lịch, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỉ lệ ngày càng cao trong GDP. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước.
Phấn đấu đạt 2.700,0 ngàn lượt khách đến 3.000,0 ngàn lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế đạt 1.200,0 ngàn lượt khách. Thời gian lưu trú bình quân mỗi du khách đạt 2,5-3 ngày. Doanh thu du lịch đạt trên 2.890,0 tỷ đồng. Ngành du lịch- dịch vụ chiếm khoảng 48% trong GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cơ sở vật chất du lịch: thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; nâng cấp các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú để đảm bảo đến năm 2020 lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao đáp ứng đủ nhu cầu cho du khách đến với tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Lao động và việc làm: Tạo thêm ngày càng nhiều việc làm trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với mục tiêu giảm bớt áp lực về nhu cầu việc làm đang là vấn đề nóng hiện nay.
3.1.2. Dự báo GDP, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
3.1.2.1. Dự báo GDP của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, dự báo chỉ tiêu GDP của tỉnh và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020:
Bảng 10: Dự báo chỉ tiêu GDP của tỉnh và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Năm 2020
Tổng giá trị GDP của tỉnh (tỷ đồng) - Khối du lịch - dịch vụ
- Công nghiệp - xây dựng - Nông lâm nghiệp
21.492 9.865 9.027 2.579
50.855 23.495 23.292 4.068
115.091 54.553 54.438 6.100 Cơ cấu GDP của tỉnh (%)
- Khối du lịch - dịch vụ - Công nghiệp - xây dựng - Nông lâm nghiệp
100,00 45,90 42,00 12,00
100,00 46,20 45,80 8,00
100,00 47,40 47,30 5,30 Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn
tỉnh (%) 45,90 46,20 47,40
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2015-2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi giải trí, các phương tiện vân chuyển hành khách, các cơ sở sản xuất sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc của vùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
miền, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch... đóng vai trò trọng tâm rất cần sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các cấp chính quyền. Đồng thời việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong bố trí không gian lãnh thổ và phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý nhằm phát huy những tiềm năng du lịch vốn có trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 thì doanh thu du lịch của ngành trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng một cách bền vững qua các năm. Vì vậy đã đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 9.865 tỷ đồng (chiếm 45,90% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2017 đạt 23.495 tỷ đồng (chiếm 46,20% GDP toàn tỉnh); năm 2020 đạt 54.553 tỷ đồng (chiếm 47,40% GDP toàn tỉnh). Nhìn chung thời kỳ 2015-2020 được dự báo là thời kỳ ngành du lịch có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
3.1.2.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Dựa trên cơ sở của dự báo chỉ tiêu GDP của tỉnh và ngành du lịch đến năm 2020, bảng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư du lịch đến năm 2020 như sau:
Bảng 11: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Chỉ tiêu 2015 2017 2020
Tổng giá trị GDP của tỉnh (tỷ đồng) 21.492 50.855 115.091 Tổng giá trị GDP của ngành DL-DV (tỷ đồng) 9.865 23.495 54.553 Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch (tỷ đồng) 4.800 10.000 23.800
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Dựa vào bảng dự báo nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, kết quả cho thấy ngành du lịch của tỉnh cần đầu tư trong năm 2015 là 4.800 tỷ đồng, với khoảng 1.420 tỷ đồng (chiếm xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư) dành cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, hoạt động xúc tiến quảng bá, đẩy mạnh đào tạo nhân lực, công tác bảo vệ môi trường sinh thái... Ở thời kỳ này bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có thì cần phải tập trung đầu tư các cơ sở vui chơi giải trí, các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.
Lượng vốn đầu tư cần có năm 2020 là 23.800 tỷ đồng đây là một nhu cầu lớn và để có được lượng vốn này thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sách, chiến lược kêu gọi đầu tư không chỉ từ các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư có được sẽ được phân bổ với một cơ cấu hợp lý theo mức độ cấp thiết, tính chất ưu tiên của nhu cầu đầu tư phát triển ngành trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Các nhu cầu đó có thể là bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nhân lực, bảo vệ, tôn tạo và trùng tu các di tích văn hóa lịch sử văn hóa - lịch sử mang tầm vóc quốc gia... hay tiếp tục đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở dịch vụ du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng cao.
3.1.3. Mục tiêu thu hút vốn FDI vào ngành du lịch đến năm 2020 3.1.3.1. Về kinh tế
Nếu như trong giai đoạn 2004 - 2013 phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế với mục tiêu chỉ để trở thành một nghành kinh tế đủ sức mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những năm đến 2020 du lịch Thừa Thiên Huế phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra. Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du dịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.
3.1.3.2 Về văn hóa - xã hội
Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Thừa Thiên Huế đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.1.3.3 Về môi trường
Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.
3.1.3.4 Về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.