PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký
2.3.2.1. Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký
Từ năm 2004 đến hết năm 2013 tổng số vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực du lịch đạt 201.173 ngàn USD, bao gồm các dự án đang hoạt động và các dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản, một số ít dự án chưa tiến hành triển khai xây dựng cơ bản, hay dự án tạm ngưng hoạt động, vì những lí do này mà tổng vốn thực hiện đạt 55,34% tổng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
vốn đăng ký. Tỷ lệ thực hiện vốn cam kết ở mức trên là khá cao so với mức trung bình của cả nước là khoảng 50%. Nhìn vào những số liệu thu thập được cho ta thấy, môi trường đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã có sức hấp dẫn lớn trong thu hút vốn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng tỉnh cần đưa ra những chính sách quản lý vốn hiệu quả để giúp họ mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định đầu tư cũng như thực hiện công tác giải ngân vốn nhanh.
Nguồn vốn FDI tăng mạnh ở giai đoạn 2006-2007 và giai đoạn 2008-2009 do những thuận lợi của môi trường đầu tư và tỉ suất lợi nhuận cao trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và các khu du lịch nghỉ dưỡng. Cho nên trong những năm 2006, 2007, 2008 lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch đạt ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây và ở thời kỳ này các dự án FDI thu hút chủ yếu tập trung vào xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, với chất lượng dịch vụ cao đạt chuẩn quốc tế, điển hình là Dự án Laguna Huế, Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam, Khu nghỉ dưỡng - sân golf - đầm Lập An ...
Tuy nhiên, việc kinh doanh khách sạn tràn lan trong những năm 2006, 2007 khiến lượng khách sạn trở nên quá tải, tỉ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này có nguy cơ giảm dần. Các nhà đầu tư nước ngoài việc bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này chứa đựng nhiều rủi ro do có qua nhiều người cùng tham gia trên một sân chơi nhỏ hẹp. Điều đó dẫn đến lượng vốn thực hiện trong những năm sau đó giảm xuống rất mạnh, đặc biệt ở những năm 2010 - 2011 với tổng vốn thực hiện chỉ 17.115 ngàn USD.
Nhận thức được vấn đề này tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các cấp, ban, ngành đã có sự phối hợp nhằm đưa ra phương hướng giải quyết đúng đắn: thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng, minh bạch, rõ ràng... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Và điều đó đã tỏ ra có hiệu quả, việc này tạo được lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế khiến cho lượng vốn thực hiện trong những năm 2012-2013 có sự chuyển biến tích cực, vốn thực hiện tăng lên rõ rệt đạt:
48.250 ngàn USD tăng lên so với thời kỳ trước đó gấp 6 lần, giai đoạn 2010-2011 vốn thực hiện chỉ đạt 8.100 ngàn USD.
Để cho ngành du lịch có những bước tiến vững chắc hơn nữa trong tương lai, việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường cải thiện môi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trường đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa rất quan trọng.
2.3.2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư thực hiện
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến hết năm 2013 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng Khu du lịch dịch vụ, Khu vui chơi giải trí về cả vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư
Lĩnh vực
Vốn đầu tư thực hiện Vốn đăng ký
VTH/VĐK Số tuyệt đối (%)
(1000 USD)
Tỉ lệ (%)
Số tuyệt đối (1000 USD)
Tỉ lệ (%)
Khách sạn, biệt thự 34.805 17,30 45.965 2,00 75,72 Khu DLDV, VCGT 164.012 81,53 313.263 97,55 52,36
Lữ hành 2.356 1,17 4.280 0,45 55,05
Tổng 201.173 100,00 363.508 100,00 55,34
(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Lượng vốn thực hiện tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng Khu du lịch dịch vụ, Khu vui chơi giải trí chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng vốn thực hiện là 164.012 ngàn USD. Lượng vốn còn lại được phân bổ cho 2 lĩnh vực còn lại là lĩnh vực khách sạn, biệt thự chiếm tỷ trọng 18,47%, với số vốn thực hiện là 37.161 ngàn USD, và lượng vốn ít ỏi còn lại dành cho lĩnh vực lữ hành. Có thể nói rằng, việc phân bổ lượng vốn giải ngân không đồng đều giữa các tiểu lĩnh vực như trên là hợp lý bởi vì nó tuân theo nguyên tắc cơ bản: các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rót vốn vào những khu vực có lợi nhuận kỳ vọng cao.
Tuy nhiên, các dự án trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, lữ hành lại đạt tỷ lệ thực hiện cao hơn hẳn các dự án đầu tư vào Khu du lịch dịch vụ, Khu vui chơi giải trí (75,72% đối với lĩnh vực khách sạn và 55,05% đối với lĩnh vực lữ hành). Nguyên nhân của việc đầu tư không cân đối này có thể là do việc đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, lữ hành có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn, độ rủi ro ít hơn, môi trường đầu tư ổn định hơn...
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hầu hết các dự án đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đều tập trung khai thác các tiềm năng sẵn có, những lợi thế so sánh của tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận như: vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên du lịch và nhân văn, những di sản văn hóa lâu đời... Chính vì vậy, một khi các nhà đầu tư nhận thức được những điểm mạnh, cơ hôi và tiềm năng cần khai thác trên địa bàn tỉnh thì quyết định rót vốn vào lĩnh vực này của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn. Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải chú trọng hơn nữa vào công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh nhà và các vùng phụ cận để hình thành nên chuỗi du lịch liên tỉnh, liên vùng trong cả nước.
2.3.2.3. Tình hình cấp giấy phép đầu tư
Bảng 8: Tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (tính đến hết năm 2013)
Năm
Số dự án Vốn đăng ký ( 1000 USD) Khách
sạn
KDLDV, KVCGT
Lữ
hành Tổng Khách sạn
KDLDV, KVCGT
Lữ
hành Tổng
2004-2005 1 0 1 2 17.500 0 800 18.300
2006-2007 2 2 1 5 10.250 155.063 1.980 167.293
2008-2009 0 2 1 3 0 108.000 1.500 109.500
2010-2011 1 1 0 2 16.915 200 0 17.115
2012-2013 2 1 0 3 1.300 50.000 0 51.300
Tổng 6 6 3 15 45.965 313.263 4.280 363.508
(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987 cho đến nay đã không ngừng phát triển theo chiều hướng tích cực rõ nét. Biểu hiện cụ thể của nó là trong giai đoạn 2004-2013 số dự án xin cấp giấy phép đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cùng với tổng nguồn vốn FDI đăng ký vào ngành du lịch trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được ở mức khá cao:
15 dự án với tổng nguồn vốn đăng ký đạt là 363.508 ngàn USD.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng, giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn có số dự án được cấp giấy phép đầu tư cao nhất trong những năm trở lại đây, bao gồm 5 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký: 167.293 ngàn USD, chiếm gần 50% tổng nguồn vốn FDI đăng ký vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm tiếp theo, số dự án được cấp giấy phép đầu tư và nguồn vốn đầu tư đăng ký vào lĩnh vực này có chiều hướng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định, dao động từ 2-3 dự án trong mỗi thời kỳ sau đó.
Nhìn chung, nguồn vốn FDI đầu tư vào ngành du lịch trong thời gian qua có những biến động mạnh, thay đổi tăng giảm thất thường. Có thể nói đây là giai đoạn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng nhưng không vững chắc (từ năm 2004 đến nay). Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng thần kỳ trở lại của dòng vốn này.
Tuy nhiên sự gia tăng này có được là do sự phê duyệt dự án lớn: Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, Khu vui chơi giải trí Laguna Huế được tài trợ bởi Singapore với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ thời điểm đó trở đi thì ngành du lịch của tỉnh đã thu hút được nhiều dự án khác nữa nhưng chủ yếu là các dự án với quy mô vừa và nhỏ.
Trong những năm 2012-2013 nguồn vốn FDI vào ngành du lịch nói riêng và vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung được nhiều chuyên gia nhận định đã có dấu hiệu chuyển từ giai đoạn giảm sút sang giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Từ đầu năm 2012 đến nay đã có 3 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng nguồn vốn đăng ký 51.300 ngàn USD, so với cùng kỳ năm trước tuy chỉ tăng thêm 1 dự án nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm 33,36% so với thời kỳ 2010-2011.
Sự tăng trưởng này là một dấu hiệu tốt dự báo cho một thời kỳ hưng thịnh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự tăng trưởng này có bền vững hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn mà chúng ta cần phải đặt ra. Xuất phát từ vấn đề đó trong thời gian tới đây để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng FDI vững chắc thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến môi trường đầu tư và đưa ra những chính sách ưu đãi hơn nữa dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ