PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2: Hiện trạng cơ sở lưu trú của tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2010 2011 2012 2013
Số cơ sở lưu trú (Cái) 300 326 358 425
Số phòng (Cái) 3.856 4.206 4.940 6.000
Công suất sử dụng phòng (%) 60,0 65,0 52,6 70,0
(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thời gian gần đây, để đáp ứng sự gia tăng về lượng du khách cũng như những đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng đầu tư thêm về số lượng cũng như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại với quy mô ngày càng lớn. Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại ngày càng rõ nét, gắn liền với việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Du lịch - điều kiện trang bị cơ sở vật chất của Tỉnh tính đến nay.
Hiện trạng cơ sở lưu trú của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013:
- Tổng số cơ sở lưu trú: 425 (khách sạn: 300, nhà nghỉ: 125) - Tổng số phòng nghỉ: 6.000 (khách sạn: 4.085, nhà nghỉ: 1.915) - Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ: 70,0%
Hiện nay với số lượng các cơ sở lưu trú như vậy đã đáp ứng được tương đối nhu cầu của du khách đến với tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, nhằm giữ chân du khách đến với Tỉnh trong thời gian tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2.2. Xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch
Trong giai đoạn từ năm 2010 trở đi, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành 5 cụm du lịch gồm: Cụm du lịch - dịch vụ trung tâm thành phố và 4 cụm du lịch phụ cận nhằm phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch tôn giáo và tâm linh, du lịch biển và đầm phá... Cụ thể: đối với khu vực Nam sông Hương từ đường Đống Đa đến bờ sông Hương, Tỉnh kết hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, nghệ thuật đương đại, thương mại, vui chơi giải trí... khu vực Cồn Hến phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái; cụm du lịch dịch vụ phía Đông Nam thành phố hình thành khu đô thị mới An Dương Vương hiện đại với những chung cư cao tầng, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại du lịch, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khu du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch
Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn đã tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và lao động, tăng cường các hình thức liên kết,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hợp tác để đưa khách từ các tỉnh bên ngoài về tỉnh Thừa Thiên Huế và ngược lại. Hình thức trung chuyển du khách giữa các tỉnh vùng lân cận và phát triển theo xu hướng du lịch liên tỉnh ngày càng phổ biến. Chính vì điều đó mà hoạt động kinh doanh lữ hành đã dần dần hoàn thiện cả về phương diện năng lực và tính hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động lữ hành hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như chưa thực sự mang lại sự hài lòng cho du khách cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức nên chưa đủ mạnh cả về quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường, hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn du khách trong nước.
2.2.4. Về hoạt động đón khách du lịch tàu biển
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón tiếp hàng ngàn lượt khách du lịch quốc tế bằng đường biển lên bờ tham quan. Số lượng các doanh nghiệp khai thác, phục vụ du khách tham quan có xu hướng gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, hiện tại môi trường tại các địa điểm phục vụ khách du lịch tàu biển còn yếu kể cả cơ sở hạ tầng (vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội), văn hóa ứng xử nơi công cộng (ăn xin, hàng rong, tranh giành khách hàng) đó là vấn đề cần phải được các cấp chính quyền quan tâm nhằm giải quyết triệt để tình trạng này. Từ đó để một khi du khách đến với Thừa Thiên Huế dù chỉ một lần cũng đủ để lại trong họ những dấu ấn tốt đẹp về một vùng đất hiếu khách, văn minh, an toàn.
2.2.5. Khách du lịch và doanh thu du lịch
Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tăng trưởng rõ rệt và mạnh mẽ thể hiện qua số lượt khách du lịch đến với tỉnh nhà tăng liên tục đều đặn qua các năm ở giai đoạn 2010 - 2013. Tổng lượt khách du lịch của tỉnh năm 2010 đạt 1.654,0 ngàn khách và đến năm 2013 con số này đã tăng lên gần gấp đôi với 2.500 ngàn lượt khách. Điều đó là kết quả của những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch (những khu du lịch nghỉ dưỡng xinh đẹp, tiện nghi, những di tích văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc của vùng đất Cố đô xưa...) đến với du khách trong nước và du khách nước ngoài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 3: Khách du lịch và doanh thu du lịch
Tiêu chí 2010 2011 2012 2013
Khách du lịch lưu trú (1000 khách) - Khách quốc tế
- Khách nội địa
1.464,3 598,6 850,7
1.584,3 663,6 920,7
1.733,3 730,6 1.002,7
1.850,0 757,1 1.092,9 Khách du lịch tham quan (1000 khách) 189,7 239,7 766,7 650,0 Tổng lượt khách du lịch (1000 khách) 1.654,0 1.824,0 2.500,0 2.500,0 Doanh thu du lịch (Tỷ đồng) 1.026,2 1.117,2 1.395,5 1.650,0
(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu trên cho thấy ngành du lịch có sự phát triển cao và khá ổn định qua các năm, doanh thu du lịch tăng bền vững trong thời kỳ 2010 - 2013. Năm 2010 doanh thu du lịch đạt 1.026,2 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 1.650,0 tỷ đồng như vậy so với năm 2010 đã tăng thêm 623,8 tỷ đồng. Có thể nói rằng, trong giai đoạn 2010 - 2013 ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu nhất định, đã xây dựng được thương hiệu du lịch, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.