Thu hút FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 48)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Thu hút FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút được một số lượng đáng kể các dự án FDI vào ngành du lịch. Tính đến hết năm 2013, có 6 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành du lịch với số dự án được cấp giấy phép là 15 dự án với số vốn cam kết khoảng 363.508 ngàn USD.

Nhìn lại một chặng đường dài thu hút vốn FDI, trong vòng 10 năm trở lại đây có thể nói rằng động thái thu hút vốn FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có những chuyển biến mạnh mẽ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 4: Một số chỉ tiêu thực hiện vốn FDI qua các thời kỳ Thời kỳ Đơn vị 2004-

2005

2006- 2007

2008- 2009

2010- 2011

2012- 2013

2004- 2013

Số dự án Dự án 2 5 3 2 3 15

Vốn đăng ký 1000 USD 18.300 167.293 109.500 17.115 51.300 363.508 Vốn thực hiện 1000 USD 5.771 59.970 79.082 8.100 48.250 201.173

% Vốn ĐK % 5,03 46,02 30,12 4,71 14,12 100,00

Bình quân VĐK/DA 1000 USD 9.150,0 33.458,6 36.500,0 8.557,5 17.100,0 24.233,87

Vốn TH/Vốn ĐK % 31,54 35,85 72,22 47,33 94,05 55,34

(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Trong tổng số 15 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư có 4 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản: Làng du lịch Villa Louise Huế được thực hiện bởi Công ty TNHH một thành viên Làng du lịch Villa Louise Huế, Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam được thực hiện bởi Công ty TNHH một thành viên Bãi Chuối, Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam do Công ty cổ phần Thế Diệu thực hiện và Khu nghỉ dưỡng - sân golf - đầm Lập An, do đó nguồn vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 201.173 ngàn USD, chiếm 55,34% so với tổng nguồn vốn đăng ký. Từ năm 2004 đến nay, động thái thu hút FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 2004-2009: đây là giai đoạn hưng thịnh của dòng vốn FDI vào ngành du lịch của tỉnh. Đặc biệt, những năm 2007, 2008 thu hút được nhiều dự án với quy mô vốn lớn. Ở giai đoạn 2006-2007 lượng vốn FDI thu hút vào du lịch đạt đỉnh điểm với 167.293 ngàn USD (chiếm tỷ trọng 46,02% nguồn vốn FDI vào ngành du lịch của tỉnh).

Số dự án qua các thời kỳ có thay đổi, rõ nét nhất là: từ 2 dự án vào thời kỳ 2004 - 2005, nhưng đến thời kỳ tiếp theo lại thu hút được số dự án cao nhất: 5 dự án với tổng mức vốn đăng ký đạt mức cao nhất trong mười năm trở lại đây với con số lên tới 167.293 ngàn USD và tuy nhiên nguồn vốn được thực hiện ở thời kỳ này chỉ đạt 35,85% so với nguồn vốn đăng ký, đây là con số khá khiêm tốn. Giai đoạn 2008 - 2009 nguồn vốn đăng ký giảm xuống nhiều so với giai đoạn trước đó, chỉ đạt 109.500

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ngàn USD, nhưng ở thời kì này tỉ lệ vốn thực hiện là 72,22% so với vốn đăng kí, tức là nguồn vốn được giải ngân đạt tỉ lệ cao hơn nhiều so với thời kì trước đó.

Nguyên nhân của việc giải ngân vốn cao ở thời kì này là các dự án lớn đã đăng kí ở kỳ trước đẩy mạnh thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và các hoạt động đầu tư mới khác. Đồng thời, các chính sách khuyến khích ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài giúp cho họ yên tâm hơn khi đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng gia tăng khiến cho nhu cầu xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, vui chơi giải trí, sân golf gia tăng. Chính vì những điều đó mà du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là miền đất hứa đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn từ 2010 đến nay: Đây là giai đoạn thoái trào của đầu tư nước ngoài vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng lượng vốn đầu tư đăng kí sụt giảm mạnh. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình tình thu hút FDI chung của toàn tỉnh.

Ở thời kì 2010-2011 FDI vào du lịch chỉ bằng 15,63% so với thời kỳ 2008-2009.

Ở thời kỳ này, mặc dù số dự án giảm xuống không đáng kể nhưng vốn đăng ký chỉ đạt 17.115 ngàn USD đạt mức thấp nhất trong 10 năm qua, tuy nhiên bù lại thì thời kỳ này nguồn vốn được thực hiện ở mức tương đối cao với 47,33% so với nguồn vốn đăng ký.

Từ năm 2012 đến nay nguồn vốn đăng ký vào ngành du lịch đã có dấu hiệu tăng lên rõ rệt với số vốn đăng ký đạt 51.300 ngàn USD, điều này cho thấy ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế hứa hẹn sẽ có những bước tiến xa hơn trong thời gian tới và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.

Là một thành viên mới của WTO, lần đầu tiên Việt Nam chịu ảnh hưởng một cách rõ nét và trực tiếp nhất tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2007 điều này dẫn đến xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh kéo dài trong những năm sau đó. Dưới tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng nền kinh tế các nước Châu Á thực sự phải đối mặt với rất nhiều thách thức để vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Singapore là nước đi đầu trong đầu tư FDI vào ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ với những dấu hiệu suy thoái rõ nét. Điều này lý giải việc nguồn vốn FDI giảm mạnh trong những năm 2010, 2011, sự suy giảm kinh tế ở những nước này đã hạn chế quyết

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

định đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài vì họ còn phải giải quyết các khó khăn trong nước.

2.3.1.2. Quy mô bình quân một dự án

Do đặc điểm riêng của ngành nên các dự án đầu tư vào ngành du lịch thường đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn, đặc biệt là các dự án xây dựng khách sạn, biệt thự, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí bởi cần lượng vốn lớn để đầu tư vào tài sản cố định.

Chính vì điều đó mà quy mô bình quân một dự án thường ở mức khá cao.

Trong giai đoạn từ năm 2004 - 2013 lĩnh vực du lịch đã thu hút được 15 dự án lớn nhỏ khác nhau với tổng vốn đăng ký đạt 363.508 ngàn USD và bình quân một dự án đạt xấp xỉ 24.234 ngàn USD trên tổng vốn đăng ký.

Giai đoạn 2008 - 2009 quy mô bình quân một dự án đạt ở mức cao nhất: 36.500 ngàn USD. Nguyên nhân là do cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, lượng khách du lịch quốc tế tăng cao, nhu cầu dịch vụ lưu trú tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu này thì các dự án xây dựng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện ngày càng nhiều.

Trong những năm qua cùng với những nỗ lực không ngừng của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung trong việc cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng hơn thì cho đến nay đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Trong những thành quả đạt được không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn FDI đối với sự phát tiển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như ngành du lịch đã trở thành ngành có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Với những chính sách đầu tư của nước Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư vào Việt Nam nhiều dự án có số vốn lớn để xây dựng mới các khách sạn, khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí, sân golf... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, quy mô một dự án đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng có xu hướng tăng lên.

2.3.1.3. Phân bổ vốn đăng kí theo chủ đầu tư

Cho đến nay lĩnh vực du lịch đã trở thành ngành có sức hút lớn đối với nhà đầu tư. Họ sẵn sàng bỏ ra một lượng vốn đầu tư lớn với kỳ vọng thu lại lợi nhuận khổng lồ trong tương lai. Do vậy mà ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút được khoảng 6 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào du lịch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 5: Nguồn vốn FDI phân theo nước đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (tính đến hết năm 2013)

Nước đầu tư

Số dự án Vốn đầu tư đăng

Vốn đầu tư thực hiện Số

lượng (Dự án)

Cơ cấu (%)

Số lượng (1000 USD)

cấu (%)

Số lượng (1000 USD)

cấu (%)

Đan Mạch 1 6,67 69.000 18,98 3.300 1,64

Hàn Quốc 5 33,33 4.543 1,25 2.568 1,28

Hoa Kỳ 2 13,33 10.250 2,82 8.150 4,05

Hồng Kông 3 20,00 68.200 18,76 17.840 8,87

Pháp 2 13,33 17.515 4,82 8.815 4,38

Singapore 2 13,33 194.000 53,37 160.500 79,78

Tổng 15 100,00 363.508 100,00 201.173 100,00

(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phân bổ bởi các nước ở khu vực Châu Á và Châu Âu. Vốn FDI thu hút được từ khu vực Châu Á có 10 dự án, chiếm 66,67% trong tổng số dự án, còn Châu Âu thu hút được 3 dự án, chiếm 20% tổng số dự án, Châu Mỹ thu hút được 2 dự án và chỉ chiếm 13,33% tổng số dự án.

Sự tập trung đầu tư của các nước Châu Á vào tỉnh Thừa Thiên Huế do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trước tiên phải kể đến đó là các nước Châu Á nhận thức được du lịch của tỉnh là thị trường tiềm năng, chiến lược đầu tư của họ ở thị trường nước ta là phần lớn dựa trên lợi thế cạnh tranh của mức lương thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bên cạnh đó còn thuận lợi về vị trí địa lý, đầu tư vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và giao thông. Ngoài ra, sự tương đồng về văn hóa sẽ giúp các nhà đầu tư vượt qua các trở ngại khi tiến hành đầu tư.

Chính vì vậy mà đa phần các dự án của các Công ty ở các nước Châu Á chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng dự án và lượng vốn đầu tư với số dự án đạt 10 trong tổng số

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

15 dự án tính đến hết năm 2013. Trong số các nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh thì Singapore tuy chỉ đầu tư 2 dự án (Dự án Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam và Dự án Laguna Huế) nhưng là quốc gia có tổng vốn đăng ký lớn nhất: 194.000 ngàn USD, chiếm 53,37% trong tổng nguồn vốn đăng ký và cũng chiếm tỷ trọng nguồn vốn thực hiện lớn nhất 79,78% trong tổng nguồn vốn thực hiện. Xếp thứ hai về quy mô vốn đăng ký là Đan Mạch đầu tư vào dự án Khu nghỉ dưỡng - sân golf - đầm Lập An với tổng vốn đăng ký là 69.000 ngàn USD, chiếm 18,98% trong tổng nguồn vốn đăng ký. Mặc dù Hàn Quốc là nước đầu tư tới 5 dự án, cao nhất trong những năm qua nhưng chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ với lượng vốn đăng ký thấp.

Ngoài ra còn có sự góp mặt của các đối tác Hồng Kông: 3 dự án với tổng nguồn vốn đăng ký xếp thứ 3, xếp thứ 4 là Pháp, xếp thứ 5 là Hoa Kỳ, và ở vị trí cuối cùng là Hàn Quốc. Để ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển bền vững trong tương lai, tỉnh cần có nhiều chính sách hơn nữa trong hỗ trợ và khuyến khích đầu tư nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tiềm năng tài chính và kinh nghiệm quản lý giỏi không chỉ ở Châu Á mà còn mở rộng ra các nước Châu Mỹ và Châu Âu.

2.3.1.4. Phân bổ vốn đăng kí theo hình thức đầu tư

Bảng 6: Phân bổ vốn cam kết FDI trong ngành du lịch theo hình thức FDI

Hình thức kinh doanh

Dự án Vốn đầu tư

Số tuyệt đối

(Dự án) Tỉ lệ (%) Số tuyệt đối

(1000 USD) Tỉ lệ (%)

100% Vốn ĐTNN 5 33,33 246.200 67,73

Liên doanh 8 53,33 116.308 32,00

HĐ HTKD 2 13,34 1.000 0,27

Tổng 15 100,00 363.508 100,00

(Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 33% trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, với lượng vốn đầu tư đăng ký thu hút được: 246.200 ngàn USD, chiếm 67,73% trong tổng vốn đăng ký, đạt mức cao nhất. Các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh có quy mô khá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lớn điển hình là dự án Laguna Huế có nguồn vốn đăng ký là 155.000 ngàn USD, dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam có nguồn vốn đăng ký:

50.000 ngàn USD, và dự án Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối với tổng nguồn vốn đăng ký:

39.000 ngàn USD.

Trong thời gian qua lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút được hơn 53% số dự án đầu tư vào du lịch tỉnh ở hình thức liên doanh với tổng số dự án đạt mức cao nhất: 8 dự án; còn về lượng vốn đăng ký đạt 116.308 ngàn USD xếp thứ 2 sau hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Tính đến hết năm 2013 đã có 33,33% số dự án được đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm số dự án thấp nhất chỉ với 2 dự án, đạt 13,34%.

Trong suốt thời gian qua, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu vốn đầu tư hình thức liên doanh sang 100% vốn nước ngoài, chủ yếu bắt nguồn từ xung đột về quyền lợi và mục tiêu kinh doanh, giữa chiến lược đầu tư để chiếm lĩnh thị trường lâu dài của các nhà tư bản nước ngoài và mục tiêu lợi nhuận trước mắt của các doanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó là những trở ngại về chi phí giao dịch cao và sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ ở nước sở tại gây nên khó khăn không nhỏ trong quá trình đầu tư. Cũng không thể không nói đến nguyên nhân quan trọng của sự chuyển đổi này là do sự hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh.

Có thể nói sự chuyển đổi các liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không chỉ gây thiệt hại cho phía doanh nghiệp nước ta mà còn hạn chế việc tiếp cận và cắt đứt sợi dây liên kết nhằm thực hiện công tác chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Điều này đã trở thành nỗi trăn trở không của chỉ riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà là vấn đề chung của cả nước vì vậy cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)