Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư FDI

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 73)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.2. Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư FDI

Tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ thực hiện nỗ lực thu hút đầu tư FDI mà chúng ta còn tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đã đầu tư này tiếp tục phát triển tốt các hoạt động kinh doanh của mình. Nếu chúng ta thực hiện tốt được nghiệp vụ này thì chính các doanh nghiệp kể trên sẽ trở thành một trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ các nhà đầu tư FDI cần chú trọng đến việc hướng dẫn doanh nghiệp tìm đến đúng địa chỉ cơ quan quản lý Nhà nước cần thiết. Giải pháp này nên được thực hiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

bởi Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.2.1. Hỗ trợ nhà đầu tư

Hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hướng dẫn thủ tục, quy trình đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế (soạn thảo và phát hành sách hướng dẫn “Guide Book” cho các nhà đầu tư nước ngoài). Tập hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp gửi đến các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế và sau đó, biên soạn; hiệu đính, dịch thuật và in ấn phát hành sách về các vướng mắc này và phát miễn phí cho doanh nghiệp. Can thiệp, hướng dẫn nhà đầu tư khi có vướng mắc, khó khăn thông qua việc giúp đỡ về văn bản (gửi công văn đến các sở, ngành giới thiệu, hoặc lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong trường hợp có khó khăn…). Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp qua mạng.

3.2.2.2. Hoàn chỉnh về các chính sách ưu đãi đầu tư: Thuế, đất đai…

Chính sách ưu đãi chung của Chính phủ: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, được áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh (Điểm 3/Điều 1 củaNghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004; và Khoản 2b/Điều 35 của Nghị định số164/2003/NĐ-CP ngày22/12/2003). Miễn thuế 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo (Điểm 4/Điều 1 của Nghị định số152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004). Các chính sách ưu đãi đầu tư: Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quyết định 1337/2009/QĐ-UBND của UBND Thừa Thiên Huế, từ ngày 15/7/2009, tỉnh đã thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chính sách ưu đãi về sử dụng đất: Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

a. Ưu đãi về tiền thuê đất

Dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (còn được gọi là Danh mục I) và đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (còn được gọi là Danh mục II) được miễn tiền thuê đất 5 năm kể từ ngày phải nộp tiền thuê đất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Dự án đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục I được miễn tiền thuê đất 3 năm kể từ ngày phải nộp tiền thuê đất.

b. Ưu đãi về đền bù giải phóng mặt bằng: UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư (nói chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước).

c. Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng

Doanh nghiệp chịu mọi chi phí thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định chung của Nhà nước. UBND tỉnh sẽ xem xét cho phép được khấu trừ một phần chi phí thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất phải nộp của doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư cụ thể thuộc Danh mục I, nhưng không vượt quá tổng số tiền thuê đất phải nộp, mức hỗ trợ như sau:

+ Mức 80% đối với các dự án đáp ứng một trong 3 điều kiện sau:

Tổng vốn đầu tư từ 70,0 tỷ đồng trở lên;

Thuộc lĩnh vực công nghiệp phần mềm;

Thuộc lĩnh vực ngành nghề truyền thống.

+ Mức 50% đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ 30,0 tỷ đồng đến dưới 70 tỷ đồng.

+ Không quá 30% đối với các dự án còn lại.

- Chính sách ưu đãi Thuế: Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

+ Thuế suất thuế TNDN là 15%, được áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh.

+ Miễn thuế 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo.

+ Dự án thuộc Danh mục I và đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục III được ngân sách tỉnh cấp lại 100% số TNDN đã nộp trong 10 năm đầu kể từ khi nộp thuế.

+ Dự án đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục III; hoặc dự án thuộc Danh mục I và đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục II được ngân sách tỉnh cấp lại 100% số thuế TNDN đã nộp trong 5 năm đầu kể từ khi nộp thuế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Dự án đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục II được ngân sách tỉnh cấp lại 100%

số thuế TNDN đã nộp trong 3 năm đầu kể từ khi nộp thuế.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)