Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ

2.1. Gi ới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Hu ế

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức.

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

 Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền . Được phép ủy quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó giám đốc hoặc các trưởng phòng.

 Phó giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, giám sát các hoạt động của các phòng trong Chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các dịch vụ phù hợp theo cơ chế, quy định của Sacombank.

 Phòng Kinh doanh: bao gồm:

 Bộ phận tư vấn: thực hiện công tác giới thiệu, tư vấn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.

 Bộ phận quan hệ khách hàng: gồm những chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên khách hàng cá nhân. Đảm nhận công việc tiếp xúc khách hàng;

lập, thẩm định và giám sát hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các chương trình, chiến dịch kinh doanh của Chi nhánh.

 Bộ phận kinh doanh ngoại hối: thực hiện nhiệm vụ mua bán ngoại tệ, phối hợp với các bộ phận khác nhằm tiến hành thúc đẩy huy động bằng ngoại hối.

 Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài.

 Phòng Kế toán và Quỹ: bao gồm:

 Bộ phận xử lý giao dịch: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác. Là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sơ cho sự hoạt động của ngân hàng.

 Bộ phận Kế toán: tiến hành tổng hợp chứng từ, sổ sách, lập các báo cáo về tài chính, hạch toán thu chi, lương cho cán bộ nhân viên.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

 Bộ phận Quỹ: nơi thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.

 Bộ phận Hành chính: Nhận và phân phối, phát hành, lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

 Phòng Kiểm soát rủi ro: bao gồm:

 Bộ phận Quản lý tín dụng: Giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau cho vay.

 Bộ phận Kiểm soát rủi ro: Thực hiện kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh. Tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định. Kiểm tra độ chính xác các báo cáo, đồng thời giải quyết các khiếu nại liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

 Các phòng giao dịch trực thuộc: Thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh từ huy động đến cho vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác trong thẩm quyền của Phòng giao dịch.

2.1.4.2. Tình hình nhân sự.

Nhân sự là một yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Nó quyết định đến sự thành bại của cả một tổ chức. Nắm bắt được ý nghĩa quan trọng này, Sacombank Huế luôn chú trọng đến đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự của mình.

Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, tổng số lao động của Chi nhánh đều tăng qua các năm, và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: người

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL % SL % SL %

TỔNG SỐ 118 100 125 100 131 100

Phân theo giới tính

- Nam 60 50.85 62 49.60 66 50.38

- Nữ 58 49.15 63 50.40 65 49.62

Phân theo trình độ

- Đại học, trên đại học 94 79.66 98 78.40 103 78.63

- Cao đẳng, trung cấp 22 18.64 24 19.20 25 19.08

- Lao động phổ thông 2 1.69 3 2.40 3 2.29

(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)

Theo trình độ:

Lao động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế được chia thành 3 cấp bậc theo trình độ học vấn: trình độ đại học, trên đại học;

trình độ cao đẳng, trung cấp và trình độ lao động phổ thông. Trong quá trình tuyển dụng, ngân hàng luôn xem trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc tuyển dụng của mình và luôn được đánh giá là một ngân hàng có chế độ tuyển dụng chặt chẽ. Do đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nên số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được tuyển dụng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hiện tại ngân hàng đang rất chú trọng đến việc phát triển lực lượng nhân sự có trình độ, có kiến thức tốt để thực hiện công việc có hiệu quả hơn.

Theo giới tính:

Qua các năm, tỷ lệ lao động nam và nữ tuy có thay đổi nhưng không có sự chênh lệch đáng kể.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Sở dĩ không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động nam – nữ là do đặc điểm công việc của Sacombank nói chung và Sacombank Huế nói riêng. Với hai chức danh có số nhân viên nhiều nhất là Giao dịch viên và Chuyên viên khách hàng, số lượng nhân viên của hai chức danh này khá cân bằng. Trong khi đó, với đặc thù công việc riêng, chức danh giao dịch viên thường được đảm nhận bởi các nhân viên nữ và các chuyên viên khách hàng thường do các nhân viên nam đảm nhận.

Nhìn chung, qua việc phân tích bảng tình hình lao động của Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy số lượng lao động của Chi nhánh không ngừng tăng lên về cả mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)