CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ
3.1. Nh ận xét hoạt động kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
3.1.2. Nhược điểm và nguyên nhân
3.1.2.1. Nhược điểm.
Về cơ cấu tổ chức, tuy đã có sự phân công trách nhiệm trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay nhưng sự phân công đó vẫn chưa hoàn toàn hợp lý. Với quy mô công việc nhiều và đa dạng, CVKH phải làm nhiều nhiệm vụ, chưa có bộ phận thẩm định hoạt động tách bạch với bộ phận cho vay nên việc kiểm soát chưa thực sự tốt nhất, sẽ có những sai sót không thể tránh khỏi.
Trong khâu tiếp nhận hồ sơ, CVKH chỉ mới quan tâm đến tính đầy đủ của hồ sơ mà chưa có sự kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp. Mặc dù sẽ có sự kiểm soát ở các bước sau, nhưng vẫn gia tăng rủi ro và thời gian thực hiện cho cả quy trình.
Trong khâu thẩm định tín dụng:
Thực tế thì việc kiểm tra lại của các phòng ban liên quan chủ yếu chỉ kiểm soát trên giấy tờ, ít đối chiếu với thực tế nên việc kiểm soát có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
CVKH kiêm nhiệm việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng dẫn đến có thể xảy ra sự móc nối giữa CVKH và khách hàng, làm gia tăng rủi ro.
Chưa phát huy được sự sáng tạo của CVKH khi thực hiện thẩm định vì chủ yếu là thẩm định trên các mẫu có sẵn.
Mặc dù đã có các quy định cụ thể nhưng trên thực tế thì CVKH thường không thực hiện đúng theo tất cả các quy định đó. Trong một vài trường hợp, CVKH bỏ qua một số tiêu chí cần thẩm định làm rủi ro gia tăng.
Trong một số trường hợp giải ngân, vì quan hệ với khách hàng nên ngân hàng có thể giải ngân sai thời gian, cách thức như quy định trong thủ tục giải ngân dẫn đến khó quản lý khoản vay.
Trong khâu theo dõi, thu hồi nợ vay:
Một số khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không chịu trả nợ, chây ỳ nhưng CVKH vẫn còn dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chưa có biện pháp xử lý mạnh với những trường hợp như vậy.
Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay có lúc chưa kịp thời hoặc gặp khó khăn trong việc liên hệ với khách hàng. Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng cố gắng tìm cách che giấu CVKH làm ảnh hưởng đến công tác tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, có những khách hàng chây ỳ, cố ý không thực hiện việc trả nợ vay cho ngân hàng, khi CVKH thông báo thì cố tình lãng tránh dẫn đến nguy cơ gia tăng tỷ lệ nợ xấu.
Về năng lực và trình độ của CVKH: Ngân hàng tiếp nhận rất nhiều dự án với nhiều mục đích kinh doanh khác nhau như các dự án liên quan đến việc xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị,…trong khi đó, đa số CVKH được đào tạo từ các chuyên ngành kinh tế nên việc đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Một số trường hợp thực hiện thẩm định giá tài sản không nêu rõ cơ sở định giá, chưa thực hiện định giá đúng kỳ, đúng quy định. Trừ trường hợp thật cần thiết, còn lại không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu, tài sản do khách cung cấp.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
3.1.2.2. Nguyên nhân.
Về phía ngân hàng.
Thông tin về khách hàng bất cân xứng.
Một khó khăn đối với các ngân hàng là luôn thiếu thông tin chính xác về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng, không cập nhật. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng chủ yếu cập nhật từ phòng Kinh doanh và Trung tâm thông tin tín dụng CIC, tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng rất mất thời gian và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác.
Công tác thẩm định TSĐB chưa tốt.
Thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, thiếu sự ổn định và rất đa dạng, do đó gây khó khăn cho CVKH trong quá trình thẩm định. Mặc dù đã có yêu cầu phải có bảo hiểm tài sản, nhưng đó không thể coi là sự đảm bảo tuyệt đối đối với giá trị của khoản tín dụng. Đôi khi CVKH hay bỏ sót một số khâu trong quy trình thẩm định, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với ngân hàng rất khó khăn, do không có kho riêng để bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng không thể kiểm soát được do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Mối liên hệ và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn hạn chế nên việc xử lý tài sản thế chấp, phát mại tài sản còn chậm…Đây là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chưa được xử lý nhanh chóng, dứt điểm.
Mặc dù Chi nhánh luôn đề cao hoạt động quản lý tín dụng nói chung và kiểm soát tín dụng nói riêng nhưng một số cán bộ tín dụng chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng và vai trò của việc kiểm soát sau khi cho vay mà chỉ coi trọng khâu thẩm định trước cho vay. Một số khác còn chủ quan trong việc kiểm soát hoặc có thực hiện nhưng khá sơ sài.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sự nhận thức của CVKH về kiểm soát sử dụng vốn vay của khách hàng chưa thật sự đúng với tầm quan trọng của nó dẫn tới sự chủ quan trong việc kiểm soát các khoản vay. Mặc dù trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ của mình, nhưng có thể thấy trong quy trình cho vay thì việc thẩm định là rất khó, đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi CVKH phải có trình độ và tầm hiểu biết sâu rộng. Tuy nhiên, một số lượng lớn CVKH còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy khó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng cũng như đề xuất những cảnh báo, biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách khoa học.
Về phía khách hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, một số doanh nghiệp có xu hướng thiên về tăng trưởng quy mô doanh thu, tổng tài sản, quy mô vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô là sự phức tạp về cơ cấu tổ chức. Ngoài ra, cũng có hiện tượng công ty này liên kết, đầu tư trực tiếp vào công ty khác để tận dụng thế mạnh về thị trường, thương hiệu, uy tín của nhau nhằm mang lại lợi nhuận. Việc quy mô khách hàng ngày càng tăng và hoạt động ngày càng phức tạp khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính thực sự của khách hàng và nhóm các khách hàng có liên quan.
Sự thiếu nghiêm túc của người vay trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Trường hợp khách hàng của Chi nhánh sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn vẫn còn là nguy cơ dẫn đến rủi ro của ngân hàng không thể thu hồi vốn. Thể hiện thông qua người vay cố tình làm giả các giấy tờ thế chấp, làm sai lệch các thông tin tài chính trong kế hoạch dự án vay vốn…
Rủi ro về công nghệ:
Thể hiện rất rõ trong các dự án, phương án vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh, phần lớn vốn vay của doanh nghiệp được sử dụng vào đầu tư máy móc, thiết bị. Nhiều dự án của doanh nghiệp không thể thành công do không thẩm định rõ chất lượng, giá trị thực tế của công nghệ, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất sau này và không thực hiện đúng cam kết trả nợ cho Chi nhánh.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện.
Năng lực quản trị của khách hàng còn nhiều hạn chế.
Do trình độ năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn kém, thiếu kỹ năng quản trị, hoạch định, các kiến thức về kinh tế vĩ mô và chưa nhạy bén với tình hình thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý.