CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ
2.1. Gi ới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Hu ế
2.1.5. Tình hình ho ạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Thừa Thiên Hu ế từ năm 2011 đến năm 2013
2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2011- 2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SO SÁNH
2012/2011 2013/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
TÀI SẢN 1,248,490 100.00 1,347,616 100.00 1,519,154 100.00 99,126 7.94 171,538 12.73 Dự trữ và thanh toán 210,142 16.83 253,702 18.83 280,131 18.44 43,560 20.73 26,429 10.42 Đầu tư và cho vay 650,123 52.07 719,245 53.37 846,557 55.73 69,122 10.63 127,312 17.70 Thanh toán vốn 48,012 3.85 50,154 3.72 55,151 3.63 2,142 4.46 4,997 9.96 TSCĐ và TS khác 340,213 27.25 324,515 24.08 337,315 22.20 (15,698) (4.61) 12,800 3.94
NGUỒN VỐN 1,248,490 100.00 1,347,616 100.00 1,519,154 100.00 99,126 7.94 171,538 12.73 Vay NHNN và TCTD 12,548 1.01 10,127 0.75 12,987 0.85 (2,421) (19.29) 2,860 28.24 Vốn huy động 1,097,744 88.00 1,191,540 88.00 1,297,812 85.43 93,796 8.54 106,272 8.92 Tài sản nợ khác 14,310 1.15 14,014 1.04 14,309 0.94 (296) (2.07) 295 2.11 Thanh toán vốn 109,765 8.79 114,485 8.50 175,123 11.53 4,720 4.30 60,638 52.97 Vốn và các quỹ 14,123 1.13 17,450 1.29 18,923 1.25 3,327 23.56 1,473 8.44
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tình hình tài sản:
Tổng tài sản của ngân hàng từ năm 2011-2013 luôn thay đổi với chiều hướng ngày càng tăng cao. Tổng tài sản của Chi nhánh ngày càng tăng lên chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
Trong tổng tài sản, hoạt động đầu tư và cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn và không ngừng tăng lên. Đạt được kết quả này là nhờ sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chi nhánh và nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Tỷ trọng của khoản mục đầu tư và cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản và không ngừng tăng lên chứng minh rằng đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh nhất.
Khoản mục tài sản cố định và tài sản khác chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản và có sự biến động ngược chiều qua 2 năm 2012, 2013. Tuy có sự biến động ngược chiều, nhưng sự biến động là không đáng kể, cho thấy sự ổn định của các tài sản khác và việc đầu tư vào tài sản cố định.
Ngoài ra, khoản mục dự trữ và thanh toán; thanh toán vốn cũng có sự biến động về tỷ trọng và giá trị, có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2013 .
Tình hình nguồn vốn:
Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn và chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của Sacombank Huế qua ba năm 2011-2013. Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011-2013, chứng tỏ trong những năm qua Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, thu hút vốn trên địa bàn tỉnh nhà, đây là cơ sở cho việc mở rộng quy mô tín dụng cũng như gia tăng các khoản đầu tư và cho vay của ngân hàng.
2.1.5.2. Tình hình huy động vốn.
Có thể thấy được tình hình huy động vốn cũng như tốc độ tăng trưởng qua 3
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SO SÁNH
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
I. Tổng nguồn vốn huy động 1,174,851 1,188,142 1,352,106 13,291 1.13 163,964 12.13 1.Theo loại tiền 1,174,851 1,188,142 1,352,106 13,291 1.13 163,964 12.13
- VND 696,650 758,791 1,053,705 62,141 8.92 294,914 27.99
- Ngoại tệ & vàng 478,201 429,351 298,401 (48,850) (10.22) (130,950) (43.88) 2. Theo tính chất tiền gửi 1,174,851 1,188,142 1,352,106 13,291 1.13 163,964 12.13
Tiền gửi TCKT 181,793 263,991 316,789 82,198 45.22 52,798 16.67
Tiền gửi dân cư 649,536 585,451 727,716 (64,085) (9.87) 142,265 19.55 Phát hành giấy tờ có giá 343,522 338,700 307,601 (4,822) (1.40) (31,099) (10.11)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Theo loại tiền gửi:
Loại tiền gửi biến động theo xu hướng tăng tiền gửi bằng VND và giảm tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng. Nguyên nhân là do năm 2012 có nhiều sự biến động, bất ổn về kinh tế như giá vàng liên tiếp tăng cao (người dân có xu hướng không gửi vàng để linh hoạt trong việc đầu tư, mua bán vào thị trường vàng), tỷ giá VND/USD nhiều bất ổn.
Sang đến năm 2013, với việc thực hiện chủ trương của NHNN, Chi nhánh đã tất toán toàn bộ nguồn vốn bằng vàng, vì vậy, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng giảm mạnh so với năm 2012. Nguồn huy động từ VND tăng mạnh không chỉ giúp bù đắp cho nguồn vàng bị giảm mà còn tạo nên sức bật của nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ.
Theo tính chất tiền gửi:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư là hai tiêu chí chiếm phần lớn nguồn vốn huy động của Chi nhánh và có sự biến động khác nhau qua các năm.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Năm 2012, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so với năm 2011. Trong khi đó, tiền gửi dân cư biến động giảm.
Đến năm 2013, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư đều có biến động tăng khá đáng kể. Diễn biến tiền gửi thay đổi theo hướng tích cực, đúng định hướng hoạt động bán lẻ của Sacombank và quan điểm điều hành tiền tệ của NHNN. Mặt khác, khả năng phục hồi của nền kinh tế chưa rõ nét, dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế chưa hoàn toàn thông suốt, nên việc tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài là một chọn lựa có tính bền vững và khả thi cao.
2.1.5.3. Tình hình hoạt động cho vay.
Bảng 2.4. Tình hình cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SO SÁNH
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
Tổng dư nợ cho vay 646,059 507,255 598,210 (138,804) (21.48) 90,955 17.93
Nợ xấu 4,103 3,666 1,305 (437) (10.65) (2,361) (64.40)
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.64 0.72 0.22 0.08 12.50 (0.50) (69.44)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Tổng dư nợ cho vay:
Năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2012, NHNN liên tục hạ các lãi suất chính sách để hạ lãi suất thị trường và đẩy mạnh tiền ra thị trường. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay nợ, còn những doanh nghiệp khỏe mạnh lại không dám vay để mở rộng sản xuất do tình trạng u ám của nền kinh tế.
Mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực trong các tháng cuối năm 2013, nhưng chưa đủ đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, kết
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
quả này vẫn phản ánh phần nào nỗ lực của Chi nhánh trong việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Tỷ lệ nợ xấu:
Năm 2012, nợ xấu tuy có giảm so với năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng.
Tuy tỷ lệ nợ xấu có gia tăng, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ an toàn, nằm trong mức kiểm soát.
Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2012. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp triệt để: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phối hợp với Phòng Quản lý nợ chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn.
2.1.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.5. Kết quả họat động kinh doanh tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SO SÁNH
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
A. Tổng thu nhập 110,001 137,896 152,029 27,895 25.36 14,133 10.25
B. Tổng Chi phí 81,665 100,181 109,007 18,516 22.67 8,826 8.81
C. Lợi nhuận 28,336 37,715 43,022 9,379 33.10 5,307 14.07
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Tổng thu nhập:
Tổng thu nhập năm 2012 của Chi nhánh tăng so với năm 2011 chủ yếu là do khoản mục thu từ lãi cho vay và thu từ hoạt động dịch vụ.
Sang đến năm 2013, tổng thu nhập của Chi nhánh tăng chậm lại. Do ảnh hưởng của hoạt động tín dụng trong năm 2012, nên thu nhập từ lãi cho vay năm 2013 tăng với
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tốc độ chậm lại so với năm 2012. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt với những đột phá trong dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử đáng ghi nhận.
Với nỗ lực từng bước chuyển dịch hoạt động kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại, Chi nhánh đã tập trung phát triển mảng bán lẻ, cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý, tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ, cải tiến các sản phẩm chuyển tiền trên cơ sở khai thác ứng dụng công nghệ corebanking tiên tiến và tận dụng mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước… nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh nói riêng và hệ thống Sacombank nói chung. Nhờ vậy, tỷ trọng thu dịch vụ giai đoạn 2011-2013 trong tổng thu nhập đã dần được cải thiện so với các năm trước.
Tổng chi phí:
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy, tổng chi phí năm 2012 của Chi nhánh tăng so với năm 2011. Nguyên nhân Chi phí trong năm này tăng cao như vậy là do năm 2012 ngân hàng chịu ảnh hưởng chung của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt, trần lãi suất huy động giảm nên Chi nhánh phải tăng thêm chi phí trong việc huy động vốn và các chi phí khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh.
Năm 2013, tổng chi phí của Chi nhánh tăng nhẹ so với năm 2012. Đây là một sự gia tăng hợp lý khi Chi nhánh có những tăng trưởng nhất định trong hoạt động tín dụng cũng như huy động vốn trong điều kiện kinh tế dần hồi phục và có những chuyển biến tích cực hơn.
Lợi nhuận:
Có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng cho dù tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 vẫn chưa ổn định. Lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập nhờ vậy tổng thu nhập có tốc độ tăng nhanh hơn tổng chi phí nên Chi nhánh vẫn duy trì sử dụng vốn hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế