CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
1.2.2. Cho vay bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức cá nhân cần vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu khách hàng phát sinh nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì ngân hàng sẽ giải quyết cho vay. Tiền vay phát sinh ra theo đúng đối tượng theo phương án sản xuất –kinh doanh của khách hàng.
Quy trình cho vay như sau:
Đại học Kinh tế Huế
1.2.2.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hang Hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của ngân hàng)
- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp.
- Các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích thu, chi tài chính … của kỳ gần nhất so với ngày xin vay và được lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.
- Phương án sản xuất kinh doanh: Trong phương án phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn để trả nợ ngân hàng. Đồng thời phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có).
- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Trường hợp ngân hàng cho vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ làm hồ sơ vay vốn lần đầu, còn những lần vay sau, khách hàng phải gửi đến cho ngân hàng các giấy tờ thanh toán, chứng từ hàng hóa, hợp đồng kinh tế.
1.1.2.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay
Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, Ngân hàng tiến hành xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay.
Quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn dựa trên kết quả phân tích các thông tin từ số liệu đã thu thậptrong hồ sơ của khách hàng. Mục đích là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay.
Nội dung công việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng có thể phân tích, đánh giá trên nhiều mặt, bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là làm rõ các mặt sau đây:
Đại học Kinh tế Huế
Năng lực sản xuất kinh doanh (quy mô hoạt động, khả năng công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh) của khách hàng trên thương trường và các quan hệ bạn hàng của khách hàng.
Thực trạng tài chính của khách hàng như công nợ, kết quả kinh doanh kỳ trước, mức tích lũy vốn, số thực có của vốn lưu động tự có của khách hàng tham gia phương án sản xuất kinh doanh. Số liệu kế hoạch thu chi tài chính, chỉ tiêu tổng doanh thu ghi trong phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua những chỉ tiêu này, ngân hàng đưa ra kết luận về số tiền có thể cho vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền vay sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Xem xét về đảm bảo tiền vay. Nếu khoản vay phải có tài sản đảm bảo thì ngân hàng phải đánh giá về các điều kiện của tài sản thế chấp, cầm cố, tính hợp pháp, số lượng và xác định giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng Pháp luật của Nhà nước. Các giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố phải được xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước và thẩm định kỹ để biết được mức độ tin cậy của các giấy tờ đó.
Trên cơ sở này giúp ngân hàng có những phán quyết cho vay chính xác.
Theo quy định, Ngân hàng nhận thế chấp cầm cố không được quyền sơ hữu tài sản mà chỉ giữ các giấy tờ sở hữu tài sản (bản gốc) hoặc là bảo quản những tài sản gọn nhẹ (kim loại quý, đá quý, hàng hóa đặc chủng, giấy tờ có giá …)
Trong khoảng thời gian quy định, kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản.
Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận một số điều khoản về tài sản cầm cố, thế chấp như quyền sử dụng, lưugiữ giấy tờ sở hữu, bảo quản, tổng giá trị, thời hạn thế chấp, cầm cố …
Đại học Kinh tế Huế
Đối với những tài sản cầm cố, thế chấp phức tạp, giá trị lớn, thì giữa khách hàng và ngân hàng phải ký hợp đồng cầm cố, thế chấp
1.1.2.3. Chỉ tiêu cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng Khi ngân hàng quyết định cho vay và hợp đồng thế chấp, cầm cố đã được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng vay, ngân hàng tiến hành xác định các chỉ tiêu cho vay.
Mức cho vay là mức tiền ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phương pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
Căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay là:
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng trung ương.
+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng.
Trong đó:
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo. Tùy theo pháp luật của mỗi nước và quy định của ngân hàng cho vay, nên tỷ lệ này có khác nhau.
Quy chế cho vay hiện hành ở Việt Nam quy định: Mức cho vay tối đa không vượt quá 70% giá trị của tài sản thế chấp haycầm cố.
Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không vượt quá 12 tháng.
Lãi suất cho vay, đối với những nước mà Ngân hàng Thương mại có quyền quyết định lãi suất kinh doanh, thì Ngân hàng Thương mại sẽ ấn định mức lãi suất cho vay của từng khoản cho vay ngắn hạn.
Đại học Kinh tế Huế
Ở Việt Nam hiện nay, các Ngân hàng Thương mại xác định lãi suất cho vay nhưng không vượt quá lãi suất trần cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương quy định trong từng thời kỳ.
Sau khi các điều kiện giữa ngân hàng và khách hàng vay thống nhất các điều kiện sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng.
1.1.2.4. Hình thức cho vay
Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài khoản cho vay để hạch toán tiền cho vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa có tài khoản cho vay).
Ngân hàng cho vay có thể phát tiền cho khách vay theo các cách:
+ Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng.
+ Trường hợp khách hàng vay đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tai ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.
+ Phát bằng ngân phiếu hoặctiền mặtcho khách hàng.
1.1.2.4. Thu nợ
- Tùy theo hình thức cho vay mà việc thu nợ được tiến hành như đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, Ngân hàng có thể xử lý theo bốn trường hợp sau:
Một là, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định quy chế cho vay hiện hành thời hạn được gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng cần gia hạn nợ. Riêng đối với trường hợp khó khăn do Nhà nước thay đổi chủ trương chính sách hoặc nguyên nhân bất khả kháng thì thời hạn tối đa không quá 12 tháng.
Đại học Kinh tế Huế
Hai là, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cùng loại cho vay.
Ba là, nếu không có các thỏa thuận trên thì ngân hàng có quyền bán (phát mại) tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Bốn là, nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngân hàng sẽ khởi kiện kháchhàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
1.1.2.5. Lãi tiền vay
- Việc tính lãi và thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợgốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp
Tiền lãi vay = tổng lượng tiền vay xthời han vayxlãi suất cho vay.
Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc.
Còn trường hợp khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì Tổng giám đốc (giám đốc) ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng vay tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân hàng cho vay.