Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại GRIBANK chi nhánh Trường An – Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trường an TP huế (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNHTRƯỜNG AN - THÀNH PHỐ HUẾ

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Trường An- TP Huế

2.2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại GRIBANK chi nhánh Trường An – Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.3.1. Những ưu điểm

Tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD trong cho vay đã được Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Trường An- TP Huế nhận thức một cách đúng đắn. Các nội dung của công tác quản lý RRTD đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo vừa mở rộng quy mô vừa nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, giữ vững và không ngừng nâng cao vị thế của NHNN0&PTNT trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Một số thành quả đạt được của CN trong giai đoạn 2010-2012:

Đại học Kinh tế Huế

 CN đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợvà trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN.

 Tỷlệ nợ xấu của CN qua các năm luôn nằm trong giới hạn quy định của NHNN

 Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đãđược xây dựng và đưa vào áp dụng

 CN có chính sách cho vay cụ thể và có khoa học, chặt chẽ về quy trình thực hiện từ đó hạn chếrủi ro ngay từ ban đầu

 CN tích cực gia tăng dư nợ cho vay đảm bảo bằng tài sản, điều này đảm bảo an toàn cho công tác thu hồi nợ

 Trong quan hệ tín dụng với khách hàng, CN đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc cho vay, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.

 Cùng với việc chấp hành tốt chính sách quản trị RRTD mà NHNN0&PTNT xây dựng, CN đã chủ động đề ra các kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp với mục tiêu, định hướng chung và thực trạng cho vay của CN tại địa bàn từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.

 CN đã luôn theo dõi và bám sát sự chuyển biến của tình hình kinh tế trên địa bàn từ đó kịp thời đưa ra những chủ trương cũng như chính sách vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho CN và đem lại lợi nhuận cao nhất.

2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý RRTD trong cho vay tại CN vẫn còn tồn tại một sốhạn chế như:

 CN chưa thực sự có một bộ phận chuyên biệt để thực hiện công tác quản lý RRTD trong cho vay

 Hệ thống thông tin còn nhiêu bất cập, khả năng tiếp cận các luồng thông tin của ngân hàng cũng như khách hàng còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng về

Đại học Kinh tế Huế

thông tin chưa đồng nhất trong toàn bộ hệ thống, chất lượng thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng chưa được tốt.

 Thực tế cho thấy rằng, trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh như vũ bão, các dự án đầu tư trung- dài hạn tăng trưởng rất nhanh, quy mô lớn hơn, việc thẩm định phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, CBTD với chuyên môn phân tích kinh tế, tài chính nhiều khi không đủ khả năng thẩm định và đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ chế tạo, lắp ráp… dẫn đến trường hợp hiểu sai vấn đềtừ đó gây ra sai sót trong công tác thẩm định, làm gia tăng rủi ro.

Bên cạnh đó, CBTD phải phụ trách nhiều lĩnh vực khiến chất lượng thẩm định không cao.

 Quy trình thẩm định đôi khi còn mang tính chất hình thức đối với những khoản vay ngắn hạn

 Việc thẩm định TSĐB chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện gắt gao, nhiều CBTD chỉ xem đây là nguồn trả nợ thứ yếu nên có những khoản vay đã lơ là, không thẩm định kỹ TSĐB dẫn đến những tổn thất không nhỏcho NH.

Mức độ chính xác khi thẩm định TSĐB vẫn chưa cao, việc dự báo sự thay đổi giá trị TSĐB chưa có căn cứ rõ rang. Nguyên nhân là việc phân tích biến động giá trị của TSĐB rất khó, việc làm giả các giấy tờ quyền sử dụng đất ngày càng tinh vi trong khi đó CBTD chưa được đào tạo sâu vềchuyên môn trong công tác thẩm định TSĐB.

 Các biện pháp nhằm giám sát và khắc phục nợ có vấn đề còn chung chung, thiên về kinh nghiệm chủ quan khi rủi ro đã xẩy ra mà chưa cụ thể rõ rang với từng nhóm nợ, trách nhiệm xử lý nợ xấu chưa có bộ phận chuyên trách.

Việc tư vấn, giúp đỡ cho khách hàng vượt qua khó khăn chỉ giới hạn trong những lĩnh vực mà NH có hiểu biết, kinh nghiệm nên kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh trường an TP huế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)