CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH S ẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.6. Tính giá thành s ản phẩm
+ Vật liệu, phế liệu thu hồi khi kết thúc hợp đồng xây dựng được giảm trừ trực tiếp chi phí sản xuất:
Nợ TK 152, 111, 112 Có TK 154
+ Trường hợp nhượng bán hoặc thanh lý máy móc thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã khấu hao hết khi kết thúc hợp đồng xây dựng.
Thu nhập được ghi giảm trực tiếp chi phí sản xuất:
Nợ TK 111,112,..
Có TK 154 + Thiệt hại phá đi làm lại:
Nợ TK 1388,111,112: phần thiệt hại được bồi thường Nợ TK 632: phần thiệt hại sau bồi thường
Có TK 154: tổng thiệt hại
+ Chi phí của hợp đồng không thể thu hồi(không đủ tính thực thi về mặt pháp lý, thi công sai thiết kế,... hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình như khách hàng không còn khả năng thanh toán,..thì không được tính vào giá thành công trình, chi phí sản xuất vượt mức bình thường, tiêu hao không hợp lý thì không được hạch toán vào giá thành sản phẩm mà phải ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 632
Có TK 154
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
1.6.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 9
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành, khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác thì điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Việc tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phi phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ kế toán đó.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng
Chi phí sản xuất DDCK
=
Chi phí sản xuất
DDĐK +
Chi phí sản xuất FSTK
×
Giá thành dự toán của khối lượng công việc DDCK Giá thành dự toán của
khối lượng công việc hoàn thành +
Giá thành dự toán của khối lượng công việc
DDCK
Giá thành dự toán được tính ở đây bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính theo dự toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:
Chi phí sản
xuất DDCK = Khối lượng công việc
thi công xây lắp DDCK × Định mức chi phí sản xuất 1.6.3.Đối tượng và kỳ tính giá thành
1.6.3.1.Đối tượng tính giá thành 10
Trong hoạt động xây lắp việc xác định đối tượng tính giá thành là tùy thuộc vào:
9 Kế toán chi phí, ThS. Huỳnh Lợi, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2009, trang 145
10 Giáo trình kế toán tài chính phần 3-4, Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm 2008, trang 70
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Đối tượng lập dự toán: thường lập cho công trình, hạng mục công trình.
Phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng: thanh toán một lần sau khi công trình hoàn thành toàn bộ hay thanh toán nhiều lần tương ứng với từng bộ phận công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh: nếu đối tượng lập dự toán là công trình và được thanh toán theo công trình, hạng mục công trình.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn qui ước nếu đối tượng lập dự toán là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác qui định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định và được thanh toán theo từng giai đoạn.
Đối tượng tính giá thành là khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định: trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
1.6.3.2. Kỳ tính giá thành 11
Do sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kì sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm, cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng.
Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp từ khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành để tính giá thành. Do đó kỳ tính giá thành sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm.
1.6.4. Phương pháp tính giá thành 12
Về cơ bản tính giá thành nhằm mục đích xác định tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Trong xây lắp, tính giá thành cũng chính là tính giá thành các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành. Trong xây lắp thường áp dụng
11 Kế toán doanh nghiệp xây lắp và đơn vị chủ đầu tư, PGS.TS Võ Văn Nhị,Nhà xuất bản Tài chính, năm 2010, trang 60
12 Kế toán chi phí, ThS. Huỳnh Lợi, Nhà xuất bản Nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm 2009, trang 146
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
những phương pháp tính giá thành sau.
1.6.4.1. Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, các đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành sản phẩm, ví dụ các công trình dân dụng bàn giao một lần, các công trình xây dựng đơn giản,... phương pháp tính giá thành được thể hiện qua công thức sau:
Giá thành thực tế khối lượng hạng mục công trình hoàn thành
bàn giao
=
Chi phí thi công xây lắp DD ĐK
+
Chi phí thi công xây lắp
FSTK -
Chi phí thi công
xây lắp DDCK
-
Các khoản giảm gía thành 1.6.4.2. Phương pháp đơn đặt hàng
Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng, khi nào công trình hoàn thành thi chi phí tập hợp cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Bảng tính giá thành chưa xong thì được gọi là báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang.
1.6.4.3. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng để tính giá thành sản phẩm xây lắp mà trên cùng một quy trình thi công xây lắp tạo ra nhiều sản phẩm (hạng mục, chi tiết) khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình thi công xây lắp, đối tượng tính giá thành là từng hạng mục, chi tiết. Quy trình tính giá thành được thực hiện như sau:
Tính tổng giá thành thực tế của công trình:
Giá thành thực tế công trình hoàn
thành bàn giao
=
Chi phí thi công xây lắp DD ĐK
+
Chi phi thi công xây lắp
FSTK -
Chi phí thi công xây lắp
DDCK
- Khoản giảm Giá thành Tính giá thành dự toán và tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục:
Tỷ lệ giá thành =
Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao Giá thành dự toán hạng mục công trình hoàn thành
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tính giá thành thực tế từng chi tiết:
Giá thành thực tế
của hạng mục i = Tỷ lệ giá thành x Giá thành dự toán hạng mục i 1.6.4.4. Phương pháp hệ số
Phương pháp này chỉ khác với phương pháp tỷ lệ là các hạng mục hoàn thành được xác lập hệ số quy đổi. Như vậy sau khi tính giá thành thực tế của công trình, xác định giá thành hạng mục công trình chuẩn và sau đó xác định giá thành từng hạng mục công trình theo hệ số quy đổi.
1.6.4.5. Phương pháp liên hợp
Trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, để xác định giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình có thể sử dụng phương pháp liên hợp như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp trực tiếp.
Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp nhưng phương pháp thường được các doanh nghiệp xây lắp sử dụng phổ biến nhất là phương pháp đơn đặt hàng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế