CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng
Có hai biện pháp mang tính nguyên tắc thường xuyên được áp dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP, đó là:
Đa dạng hoá rủi ro: Đa dạng hoá giúp triệt tiêu bớt rủi ro bởi các khoản tín dụng khác nhau khi xảy ra hậu quả đôi khi có quan hệ là đối nghịch. Như vậy, ngân hàng sẽ tập trung đa dạng hóa các khoản cấp tín dụng: không cho vay quá nhiều cùng
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
một ngành nghề, một địa bàn, một phương thức kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng có phân tán được rủi ro, hạn chế được những rủi ro lớn nếu trường hợp xấu xảy ra.
Chuyển rủi ro: trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng có một số khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên lợi nhuận đem lại cao, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như: mua bảo hiểm cho vay, cho vay đồng tài trợ, bán rủi ro (khi tổn thất xảy ra). Tuy ngân hàng sẽ tốn chi phí cho chuyển rủi ro nhưng biện pháp này sẽ thực sự hiệu quả khi xử lý nợ xấu.
Ngoài ra có một số biện pháp cụ thể quản trị rủi ro tín dụng như sau:
Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.
Việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng thiếu lành mạnh, chạy theo quy mô, số lượng mà bỏ qua các tiêu chuẩn thận trọng, điều kiện trong cho vay là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro đối với ngân hàng. Vì vậy, cần phải kiểm tra nghiêm ngặt, buộc các Ngân hàng thương mại tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng thận trọng do Ngân hàng nhà nước đặt ra. Tự bản thân các ngân hàng cũng cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, phải tuân theo đúng quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng theo từng thời kỳ.
Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay.
Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là một hoạt động được xem là thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay. Biện pháp này nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng khi mà rủi ro xảy ra thì các hậu quả là bù trừ cho nhau.
Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.
Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng.
Việc trích lập dự phòng, thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng, phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát.
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Cần xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng.
Các quyết định cho vay đưa ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án kinh doanh của khách hàng, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp nhiều rủi ro. Ngoài ra lịch sử tín dụng của khách hàng cũng cần được ngân hàng nắm rõ: Khách hàng đã, đang vay tại tổ chức tín dụng nào khác? Khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn chưa? Nếu có nhiều thông tin về khách hàng vay vốn hơn, ngân hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng bằng tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo (hay tài sản thế chấp) là một công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Tài sản đảm bảo là tài sản sẽ được chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng nếu người vay mất khả năng thanh toán hoàn trả khoản nợ gốc, lãi; vì thế giảm bớt hậu quả của lựa chọn đối nghịch cũng như giảm rủi ro đạo đức của khách hàng vay.
Tuy nhiên, việc quản lý tài sản đảm bảo cũng như việc xử lý tài sản đảm bảo cũng vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Vì vậy muốn quản trị rủi ro tốt cần quản lý tài sản đảm bảo tốt. Một số phương pháp quản lý TSĐB như sau:
- Ngân hàng chỉ cấp tín dụng theo một tỷ lệ nhất định của tổng giá trị TSĐB, nhằm đảm bảo chắc chắn khi thanh lý TSĐB sẽ bù đắp được thiệt hại mất vốn.
- Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB. Nếu giá trị TSĐB bị giảm đi thì ngay lập tức ngân hàng giảm cấp tín dụng hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khác.
- Phối hợp với cơ quan chức năng nhằm tránh trường hợp khách hàng gian lận, sử dụng một TSĐB thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng khác hay đang trong quá trình thế chấp, mà bán TSĐB cho bên thứ ba.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách xử lý TSĐB nhằm thu hồi vốn nhanh nhất khi có rủi ro tín dụng xảy ra.
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang 18
Kết luận chương 1
Hoạt động của ngân hàng có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh tín dụng, các hoạt động huy động vốn, thanh toán và một số dịch vụ khác. Trong các hoạt động này, tín dụng là hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp Ngân hàng nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro vô cùng lớn. Vấn đề đặt ra cho mỗi ngân hàng là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỉ lệ thấp nhất và có thể chấp nhận được. Chương 1 của khóa luận trình bày các khái quát về tín dụng của Ngân hàng TMCP và rủi ro có thể xảy ra hoạt động này cũng như phương pháp phân tích tình hình tín dụng thông qua nợ quá hạn, nợ xấu và biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của khóa luận.
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang