Phân tích tình hình chung về doanh số thu nợ, nợ quá hạn và nợ xấu của NAB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NAB Đà Nẵng

2.3.1. Phân tích tình hình chung về doanh số thu nợ, nợ quá hạn và nợ xấu của NAB Đà Nẵng

Dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ tăng với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức an toàn sẽ khiến lợi nhuận chi nhánh gia tăng.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

Bảng 2.4. Nợ quá hạn và nợ xấu của NAB Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ bình quân 277,151.20 295,162.30 328,905.10 397,133.70 355,768.00

1. Nợ quá hạn 6,274.31 5,978.32 6,841.20 8,332.50 7,051.43

Tỷ lệ NQH 2.26% 2.03% 2.08% 2.10% 1.98%

2. Nợ xấu 3,647.12 3,518.33 5,912.14 6,471.11 5,514.20

Tỷ lệ nợ xấu 1.32% 1.19% 1.80% 1.63% 1.55%

Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy dư nợ bình quân của NAB Đà Nẵng có xu hướng tăng qua 5 năm, mức đỉnh điểm vào năm 2011 đạt mức 397,133.70 triệu đồng. So với năm 2008, dư nợ bình quân năm 2011 tăng 43.29% tương ứng với 119,982.50 triệu đồng. Sự tăng lên nhanh chóng của dư nợ cho vay cho thấy khách hàng đang sử dụng vốn vay của chi nhánh ngày càng lớn. Tuy nhiên, đến năm 2012, dư nợ bình quân có phần sụt giảm xuống còn 355,768.00 triệu đồng. Điều này có thể được lý giải bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn lạm phát và khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn cho những kênh đầu tư khác.

Xét xu hướng tăng/giảm ca n quá hn và n xu

Nợ quá hạn và nợ xấu là biểu hiện rõ nét nhất để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Đây là những khoản không mong muốn của bất kì ngân hàng nào, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.5. Biến động nợ quá hạn và nợ xấu của NAB Đà Nẵng Chỉ tiêu % 2009/2008 % 2010/2009 % 2011/2010 % 2012/2011

NQH -4.72% 14.43% 21.80% -15.37%

Nợ xấu -3.53% 68.04% 9.45% -14.79%

Qua bảng phân tích biến động trên của nợ quá hạn và nợ xấu, có một số nhận xét như sau:

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

So với năm 2008, nợ quá hạn năm 2009 giảm 4.72% nhưng vào năm 2010 và 2011, chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng mạnh (lần lượt là 14.43% và 21.80%). Tại thời điểm 2011, tổng nợ quá hạn đạt mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm nghiên cứu, với con số 8,332.50 triệu đồng. Tình hình chuyển biến tích cực hơn vào năm 2012, khi tổng nợ quá hạn giảm xuống còn 84.63% so với năm 2011.

Tương tự nhận xét trên, đối với nợ xấu, chỉ tiêu tăng mạnh trong hai năm 2010, 2011 nhưng giảm đáng kể trong năm 2012. Tuy nhiên, so với năm 2008, tổng nợ xấu của chi nhánh vẫn là một sự gia tăng mạnh mẽ (tăng 1,867.08 triệu đồng tương ứng 51.19%).

Trong hai năm 2010 và 2011, có sự gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu là do nhiều khách hàng vay vốn không sử dụng vốn đúng mục đích, gây thất thoát vốn, gây kém hiệu quả trong việc thu hồi nợ. Mặt khác, điều kiện kinh tế bất ổn dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, có nguy cơ phá sản. Từ đó, chi nhánh khó thu hồi vốn và thu đúng kì hạn khoản tín dụng đã giải ngân. Ngoài ra, tổng nợ quá hạn và nợ xấu tăng tương ứng doanh số cho vay là một điều dễ hiểu.

Xét về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn sẽ đưa ngân hàng đến nguy cơ mất vốn cao; tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ làm chậm vòng quay vốn của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy chất lượng cho vay của chi nhánh càng thấp, khả năng thu hồi càng thấp và rủi ro tín dụng cao.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ tại NAB Đà Nẵng

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TỷlệNQH Tỷlệnợxấu

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

Dựa vào đồ thị trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh đang có chiều hướng tích cực giảm dần. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn luôn đạt tiêu chuẩn dưới 5%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% cho thấy chính sách quản trị hai khoản này của Ngân hàng rất ổn định và hợp lý.

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển tiêu cực do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NAB và của các cấp bộ ngành cùng sự nổ lực không ngừng của cán bộ chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ có xu hướng giảm và luôn nằm ở mức an toàn. Vào năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ lần lượt là 1.98% và 1.55% chứng tỏ chất lượng khách hàng của NAB khá tốt. Hiện nay, chi nhánh Nam Á Đà Nẵng vần không ngừng đẩy mạnh công tác thu nợ hiệu quả, thẩm định phương án cho vay chính xác và đưa chất lượng tín dụng gia tăng.

Tóm lại, trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh NAB Đà Nẵng có những kết quả khả quan: doanh số cho vay có chiều hướng tăng nhưng chất lượng tín dụng khá ổn định.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)