CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NAB Đà Nẵng
2.3.4. Phân tích nợ quá hạn, nợ xấu theo thời gian
Ngân hàng Nam Á đã phân loại nợ quá hạn theo quyết định rủi ro dưới 180 ngày đến từ 180 - 360 ngày và trên 360 ngày để dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình hình và dễ thấy được khoản nợ khó đòi nhằm tập trung tìm các biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp.
Nợ quá hạn của NAB Đà Nẵng có thể được phân nhóm như sau:
Bảng 2.8. Nợ quá hạn phân theo thời gian của NAB Đà Nẵng
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nợ quá hạn 6,274.31 5,978.32 6,841.20 8,332.50 7,051.43 Nợ quá hạn < 181 ngày 4,003.55 4,153.00 5,298.74 6,793.40 6,032.40 Nợ quá hạn từ 181-360 ngày 1,925.06 1,405.20 1,205.80 1,115.20 820.10 Nợ quá hạn >360 ngày 345.70 420.12 336.66 423.90 198.93 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại NH TMCP Nam Á – CN Đà Nẵng) Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy cơ cấu NQH theo thời gian chủ yếu không đồng đều giữa các nhóm NQH. NQH dưới 181 ngày (NQH bình thường) chiếm tỉ trọng lớn và đang ngày càng gia tăng, năm 2008 chiếm 63.81% và năm 2012 chiếm 85.55%. Điều đáng mừng là tuy đây là NQH nhưng khả năng thu hồi lại nợ vẫn cao và chi phí thấp.
Biểu đồ 2.5. Thực trạng nợ quá hạn phân theo thời gian của NAB Đà Nẵng
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang
Ngược lại, bộ phận NQH khó đòi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và nhỏ hơn rất nhiều so với NQH bình thường (từ 2.82% đến 7.03%). Điều đáng mừng là bộ phận NQH khó đòi có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Vào năm 2011, NQH > 360 ngày là 432.90 triệu và một năm sau đó, chỉ tiêu này chỉ còn mức 198.93 triệu đồng. Sự giảm sút này giúp cho ngân hàng TMCP Nam Á – Đà Nẵng kiểm soát nợ tốt hơn, chất lượng tín dụng của chi nhánh trở nên cao hơn.
2.3.4.2. Nợ xấu
Do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu nên nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tác động đến việc sản xuất kinh doanh, khó khăn về tài chính, khả năng trả nợ giảm sút làm tăng nợ xấu ngân hàng. Để quản lý nợ xấu, theo quy định chung của ngân hàng Nam Á, cấu thành nợ xấu gồm ba bộ phận: nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 tương ứng với khả năng thu được nợ giảm dần.
Bảng 2.9. Nợ xấu phân theo nhóm thời gian của NAB Đà Nẵng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nợ xấu 3,647.12 3,518.33 5,912.14 6,471.11 5,514.20 Nhóm 3 2,541.40 2,099.10 4,869.32 5,249.40 4,790.00
Nhóm 4 702.22 956.43 653.70 732.21 496.70
Nhóm 5 403.50 462.80 389.12 489.50 227.50
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại NH TMCP Nam Á – CN Đà Nẵng) Trong giai đoạn 2008 – 2012, khi dư nợ tăng lên, tổng nợ xấu của NAB Đà Nẵng tăng lên là điều dễ hiểu. Mặt khác, tình trạng doanh nghiệp khó khăn hoàn thành những khoản vay với lãi suất cao cũng là một lý do gây gia tăng nợ xấu. Tuy nhiên, sự gia tăng này tập trung vào nhóm nợ nào mới thực sự là vấn đề. Nếu có sự gia tăng mạnh mẽ của nợ nhóm 5 thì rủi ro không thu được nợ của chi nhánh là rất lớn.
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang
Biểu đồ 2.6. Nợ xấu phân theo nhóm thời gian của NAB Đà Nẵng
Đối với NAB Đà Nẵng, ta nhận thấy tỉ trọng nợ xấu chủ yếu tập trung vào nhóm 3 với 69.68% (tương ứng với 2,541.40 triệu đồng) năm 2008 và 86.87% (tương ứng 4,790.00 triệu đồng) năm 2012. Nợ xấu nhóm 4 giảm từ 702.22 triệu đồng xuống còn 496.70 triệu đồng sau 5 năm hoạt động. Nợ xấu nhóm 5 có xu hướng giảm nhanh và đến năm 2012, tỉ trọng nhóm nợ xấu này chỉ còn chiếm 4.13%.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn từ 2008 – 2012, hầu hết các NHTMCP đều có xu hướng tăng nhóm nợ xấu vì cuộc khủng hoàng kinh tế làm cho tốc độ phát triển kinh tế của nước ta bị suy giảm, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì trệ, lợi nhuận giảm, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho các khoản nợ xấu của khách hàng tăng lên. Mặt khác, có những doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của ngân hàng nhưng lại cố tìm ra những lý do để kéo dài thời gian trả nợ hoặc không thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng theo cam kết. Đó là những rủi ro mang tính chất đạo đức của người đi vay vốn.
Tuy nhiên, đối với NAB Đà Nẵng, nợ xấu tập trung chủ yếu vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 4 (nợ nghi ngờ) còn nợ xấu ở nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nên ngân hàng cũng hạn chế được những ảnh hưởng từ việc không thu được nợ và gây tác động xấu đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh.
0.00 1,000.00 2,000.00 3,000.00 4,000.00 5,000.00 6,000.00 7,000.00
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sốtiền (Triệu Đồng)
Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang