Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

2.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NAB Đà Nẵng

2.4.3. Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tình hình kinh tế quốc tế cũng như Việt Nam có nhiều biến động bất lợi về giá cả các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào như điện, xăng dầu...

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tổng hợp những biến động tình hình kinh tế trong khoảng thời gian nghiên cứu, tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân khách quan như sau:

Trong giai đoạn 2008 – 2010, hậu quả khủng hoảng kinh tế tác động lên tất cả các lĩnh vực. Tất nhiên hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng chịu không ít những ảnh hưởng tiêu cực. Lãi suất cho vay ra quá cao cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng. Mặc dù khách hàng của NAB Đà Nẵng chủ yếu là vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng để tài trợ vốn lưu động, duy trì sản xuất kinh doanh nhưng do lãi suất cho vay thường vượt mức 22%/năm đã làm không ít khách hàng mất thanh khoản. Những khách hàng vay, trung dài hạn từ những năm trước cũng phải chịu lãi suất mới thay đổi 3 tháng/lần nên cũng có trường hợp chậm trả. Ngoài ra, KH tín dụng chủ yếu của NAB chủ yếu là các đối tượng kinh doanh ngành nghề liên quan tới xây dựng, bất động sản cũng như dịch vụ… nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của thị trường bất động sản đóng băng trong hai năm này.

Trong hai năm 2011 và 2012, thị trường kinh doanh ngân hàng trong nước biến động lớn trước chính sách tái cơ cấu ngân hàng của NHNN. Việc sáp nhập ngân hàng đi kèm với những khuyết điểm trong quản lý của ban lãnh đạo một số ngân hàng khiến cho doanh số huy động của các ngân hàng có xu hướng không tăng, thậm chí giảm do KH tỏ thái độ e dè và rút tiền gửi hàng loạt. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho vay của các ngân hàng TMCP nói chung và ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng. Mặt khác, NHNN cũng ra những chính sách hạn chế cho vay trong giai đoạn này bằng chính sách lãi suất khiến cho KH (đặc biệt là KH doanh nghiệp) khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Từ đó, nảy sinh các vấn đề rủi ro từ thái độ của KH có nhu cầu vay vốn.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NAB Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 – 2012

T

T Chỉ tiêu

Xu hướng biến động

Đánh giá Khuyến cáo

2009/2008 (+/-)

2010/2009 (+/-)

2011/2010 (+/-)

2012/201 1 (+/-)

1 Huy động

vốn + + + +

Vốn huy động của NAB Đà Nẵng có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua. Đặc biệt năm 2010 chi nhánh đẩy mạnh huy động đạt mức 468,889.00 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 24,58% so với năm 2009.

Tổngmức huy động năm 2012 của chi nhánh đạt 481,923.00 triệu đồng.

Cần tiếp tục thực hiện chính sách tăng trưởng huy động vốn hiệu quả để tạo nguồn cho các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm huy động của ngân hàng.

2 Doanh số

cho vay + + + -

Doanh số cho vay biến động khá tích cực trong gian đoạn 2008 – 2011. Có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2012.

Đối tượng cho vay chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn.

Chi nhánh cần tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng, thông qua:

- Chú trọng hoạt động marketing.

- Mở rộng các đối tượng khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

dụng.

3

Chênh lệch thu

chi

+ + - -

Lợi nhuận không ngừng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010 (tăng 71.62%).

Lợi nhuận giảm nhẹ lần lượt vào năm 2011, 2012. Chênh lệch thu chi năm 2012 đạt 2,291.74 triệu đồng.

Ngân hàng cần có những chiến lược ứng phó nhanh chóng trước diễn biến khó lường của nền kinh tế Việt Nam.

Cần có biện pháp dự phòng khi có những thay đổi về chính sách lãi suất, tiền tệ của NHNN.

4 Dư nợ

bình quân + + + -

Dư nợ bình quân có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua, đạt giá trị cao nhất vào năm 2011 với mức 397,133.70 triệu đồng tương ứng mức tăng 43.29% so với năm 2008.

Có sự sụt giảm nhẹ trong dư nợ năm 2012 xuống mức 355,133.70 triệu đồng.

Cần duy trì mức dư nợ phù hợp và đáp ứng yêu cầu an toàn.

Có chính sách khen thưởng đối với nhân viên đạt mức doanh số tín dụng cao và mức rủi ro thấp.

5 NQH - + + + NQH tăng lên trong khi nợ

xấu giảm xuống ở năm 2012

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cũng như

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

6 Nợ xấu - + + -

so với năm 2011 cho thấy việc KH không trả nợ đúng hạn trong năm 2012 là do việc KD của KH không thuận lợi.

Nợ xấu giảm cho thấy hiệu quả làm việc của cán bộ TD trong thu hồi NQH.

năng lực khách hàng hơn nữa.

Tăng cường hơn nữa công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.

Trích lập dự phòng theo quy định của NHNN tương ứng với các nhóm nợ.

7

Tỷ lệ NQH trên

tổng dư nợ

- + + -

Tỷ lệ NQH và nợ xấu luôn duy trì dưới mức quy định của NHNN (tỷ lệ NQH < 5%, tỷ lệ nợ xấu < 3%)

Tỷ lệ NQH năm 2012 (1.98%) thấp hơn năm 2008 (2.26%) Tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2010 (1.80%) nhưng đang giảm dần trong hai năm tiếp theo.

Đẩy mạnh công tác quản trị cá khoản NQH và nợ xấu.

Thường xuyên theo dõi tình hình khách hàng liên quan đến hai khoản nợ này.

Tăng cường hoạt động thu nợ, xử lý nợ.

Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ vay cẩn thận hơn.

8

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư

nợ

_ + - -

9

Nợ xấu khu vực kinh tế

- + + -

Nợ xấu đối với khu vực kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ

Chi nhánh cần quan tâm hơn đối với khu vực ngoài

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

quốc doanh

ngoài quốc doanh mặc dù chi nhánh đang cố gắng giảm rủi ro từ khu vực này.

Dù đối với khối kinh tế quốc doanh, chi nhánh cũng cần phối hợp thẩm định KH đúng quy định để hạn chế rủi ro tín dụng.

10

Nợ xấu không TSĐB

+ + + -

Nợ xấu không TSĐB cũng như tỷ trọng của nó đang có xu hướng tăng dần trong thời gian qua.

So với nợ xấu không TSĐB, thì chỉ tiêu này vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Ưu tiên khoản vay có TSĐB nhưng không lạm dụng vào TSĐB để tiến hành cho vay mà không xem xét, thẩm định kĩ lượng hồ sơ vay vốn.

11

NQH

>360 ngày

+ - + -

Tỷ trọng NQH >360 ngày trong tổng nợ quá hạn có xu hướng giảm.

So với năm 2008, NQH >360 ngày chỉ còn 57.54% vào năm 2012 (tương ứng với 198.93).

Tối thiểu hóa NQH >360 ngày bằng cách đốc thúc KH trả gốc và lãi.

Nếu thấy kế hoạch kinh doanh của KH khả quan, có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng kì hạn để giảm

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

12 Nợ nhóm

5 + - + -

Tỉ trọng nợ nhóm 5 trong nợ xấu của NAB chiếm tỉ trong nhỏ nhất, và có xu hướng giảm dần.

Nợ nhóm 5 năm 2012 chỉ chiếm 4.13% trong tổng nợ xấu trong khi nợ nhóm 3 chiếm 86.87%.

Ngân hàng cần quan tâm xử lý đối tượng nợ xấu này một cách phù hợp.

Thẩm định khách hàng cũng như kế hoạch kinh doanh chính xác hơn.

13 NQH do

KH - + + -

Năng lực và ý thức trả nợ vay của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu tác động đến mức NQH của NH (chiếm từ 61.59% đến 72.03%). Trong đó, kinh doanh thua lỗ và phá sản là nguyên nhân chính.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng trả nợ của KH cá nhân cũng như doanh nghiệp giảm dẫn đến NQH gia tăng.

Thường xuyên giám sát thông tin khách hàng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Với hồ sơ mới, cần tiến hành kiểm tra năng lực cũng như thái độ, mục đích vay của KH để ra quyết định đúng đắn nhất.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang 51

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)