Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á

- Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI C PHN NAM Á - Tên giao dịch: NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (NAB) - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NAM A BANK

- Vốn điều lệ: 3000 tỷ VND

Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 18 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.

Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng TMCP Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong ác ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng được thành lập ngày 24/10/2007 có trụ sở tại 65 - 67 Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với điểm giao dịch Sơn Trà trực thuộc chi nhánh tại 983 Ngô Quyền, quận Sơn Trà vào (15/11/2012) và phòng giao dịch Lê Duẩn tại 46 Lê Duẩn, quận Hải Châu thành lập vào ngày 27/08/2011.

Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; vay vốn các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;

chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện bao thanh toán.

2.1.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn

2.1.2.1. S mnh ca ngân hàng Nam Á

Tham gia đóng góp vào phát triển lớn mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng.

Góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trên cơ sở đáp ứng kịp thời các nhu cầu hợp lý về phát triển sản xuất – kinh doanh – dịch vụ của khách hàng bằng các phương tiện hiện đại, sản phẩm dịch vụ mới với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm, nhằm đem lại lợi nhuận và lợi ích cao nhất cho tập thể Ngân hàng Nam Á, cho từng cổ đông Ngân hàng Nam Á và tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân và cũng như gia đình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nam Á.

2.1.2.2. Tm nhìn

Ngay từ ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam với khách mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

Phòng Thanh toán

quốc tế Phòng

Quan hệ khách hàng

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Phòng Hành chính

Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Phòng Hỗ trợ tín dụng PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Đà Nẵng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Đà Nẵng - Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước Hội sở và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là người phụ trách chung, trực tiếp phụ trách các hoạt động sau:

+ Trưởng phòng hỗ trợ tín dụng.

+ Chủ tịch Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh.

+ Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tại Chi nhánh.

+ Chủ tịch Hội đồng về nâng lương.

- Phó Giám đốc: Là người trợ giúp chi nhánh, giúp đỡ Giám đốc phụ trách các hoạt động tại Ngân hàng.

- Phòng hỗ trợ tín dụng: Có nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh.

+ Phân phối và điều hoà vốn kịp thời.

+ Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, thẩm định các dự án vốn trước khi trình Giám đốc duyệt cho vay, hướng dẫn và theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ.

+ Lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh tín dụng Ngân hàng.

+ Tiếp thị thị trường, thu thập thông tin và đề xuất phương án kinh doanh.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

- Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

+ Thực hiện chế độ hoạch toán kế toán, thống kê các hoạt động kinh doanh theo các pháp lệnh kế toán thống kê.

+ Thực hiện chế độ hoạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán tài chính đến người lao động.

+ Bảo vệ và theo dõi sơ sở vật chất, tài sản chi nhánh.

- Phòng Hành chính – Nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu về công tác đào tạo, bố trí cán bộ và phục vụ hậu cần cho kinh doanh.

- Phòng quan hệ khách hàng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ quy trình liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng, thực hiện công tác dịch thuật và thông dịch.

2.1.4. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Nam Á 2.1.4.1. Huy động vn

NAB thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức:

- Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

2.1.4.2. Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

- Đại lý cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.

- Vay vốn của các ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

- Tài trợ xuất nhập khẩu.

- Tư vấn đầu tư thương mại, thẩm định đối tác.

- Phát hành bảo lãnh các loại.

Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng

SVTH: Phạm Hồng Lê Giang

2.1.4.3. Các hoạt động dch v khác - Dịch vụ thanh toán

+ Mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước.

+ Thu hộ, chi hộ, trả hộ lương, chi trả kiều hối.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử

+ Chuyển tiền điện tử, dịch vụ thẻ ATM.

+ Homebanking, Phonebanking.

- Dịch vụ ngân hàng đối ngoại

+ Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế.

+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tài trợ uỷ thác,...

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)