CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2012
2.2.3. Báo cáo hoạt động
Những năm qua, trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, Chính phủ triển khai nhiều chính sách để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng TMCP Nam Á. Tuy nhiên, ngân hàng đã không ngừng khắc phục khó khăn, ổn định hoạt động và luôn đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế, trong giai đoạn 2008 – 2012, chi nhánh NAB Đà Nẵng đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động để tạo nguồn cung vốn cho vay chính là hình thức tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Chênh lệch giữa nguồn thu nhập từ việc sử dụng vốn và chi phí để sử dụng vốn đó là lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NAB Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 – 2012:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NAB Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng thu nhập 5,432.30 5,866.40 7,452.70 7,512.30 7,324.31 TN từ lãi và các khoản
tương tự 4,312.70 4,781.00 5,229.00 5,413.40 5,919.20 TN từ hoạt động dịch vụ 983.60 1,053.00 2,184.00 1,917.40 1,136.00
TN từ hoạt động khác 136.00 32.40 48.20 192.00 264.20
TN từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối 0.00 0.00 -8.50 -10.50 4.91
2. Tổng chi phí 4,005.20 4,242.60 5,003.50 5,219.45 5,032.57 CP trả lãi tiền gửi và các
khoản tương tự 3,179.40 3,454.50 3,943.80 4,122.21 4,011.20
CP từ hoạt động dịch vụ 26.30 39.99 0.94 9.35 2.45
CP từ hoạt động khác 11.09 0.00 13.70 0.00 12.43
CP hoạt động 698.20 687.50 953.80 898.50 843.17
CP dự phòng rủi ro tín
dụng 90.21 60.50 47.50 189.39 163.32
3. Chênh lệch thu chi 1,427.10 1,623.80 2,449.20 2,292.85 2,291.74 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại NH TMCP Nam Á – CN Đà Nẵng) Dựa vào bảng số liệu do phòng Kế toán ngân quỹ của Ngân hàng Nam Á cung cấp, có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng trong 5 năm qua (từ năm 2008 đến năm 2012) khá ổn định và tăng trưởng qua từng năm. Lợi nhuận không ngừng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010, đặc biệt lợi nhuận NAB Đà Nẵng năm 2010 tăng 71.62% so với năm 2008 cho thấy chi nhánh đã có những chính sách và chiến lược hợp lý sau thời kì
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, từ năm 2011, thị trường ngân hàng Đà Nẵng ngày càng gay gắt, chính sách lãi suất của NHNN thay đổi liên tục khiến NAB Đà Nẵng cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này. Biến động lợi nhuận được thể hiện chi tiết trong đồ thị dưới đây.
Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận của NAB Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 - 2012 Đối với tổng thu nhập:
Tương tự với các Ngân hàng TMCP khác, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động truyền thống, khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ trọng TN từ lãi và
các khoản tương tự trong tổng thu nhập
79.39% 81.50% 70.16% 72.06% 80.82%
Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự của năm 2008 là 4,312.79 triệu đồng, đến năm 2009, con số này tăng thêm 468,3 triệu đồng, tương ứng mức tăng trưởng lên 10,86%. Qua từng năm, thu nhập từ lãi và các khoản tương tự có tăng, nhưng không quá lớn. Cụ thể, năm 2010 so với năm 2009, tăng 9,37%. Năm 2011 so với 2010, tăng 3,53%
và từ năm 2012 so với 2011, tỉ số tăng trưởng là 9,34%. Trong giai đoạn nền kinh tế
0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận (triệu đồng)
Lợi nhuận (triệu đồng)
Khóa luận tốt nghiệp K43B Tài chính - Ngân hàng
SVTH: Phạm Hồng Lê Giang
khủng hoảng, thì mức độ tăng trưởng không quá cao qua từng năm là dễ hiểu, nhưng có thể thấy được sự nỗ lực không ngừng của Ngân hàng khi vẫn giữ được nguồn thu nhập khá ổn định.
Đối với tổng chi phí:
Tương ứng thu nhập từ lãi là chi phí lãi và các khoản tương tự cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (chiếm xấp xỉ mức 80% trong tổng chi phí). Tuy nhiên, khoản chênh lệch hai chỉ tiêu thu nhập từ và chi phí từ lãi tương đối lớn, cụ thể năm 2008 chi phí lãi và các khoản tương tự là 3,179.40 triệu đồng, chênh lệch với thu nhập lãi và các khoản tương tự là 1,133.3 triệu. Điều này khẳng định thêm mức độ quan trọng trong việc đem lại thu nhập của chi nhánh.
Năm 2012, do sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất của NHNN, mức chi phí lãi tiền gửi và các khoản khác đã giảm một lượng đáng kể so với năm 2011. Từ 4,122.21 triệu đồng xuống còn 4,011.20 triệu đồng (giảm 111.01 triệu đồng). Và đưa mức chệnh lệch thu chi năm 2012 so với năm 2011 là -0.05%. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng áp dụng những chiến lược thắt chặt chi phí khiến cho tổng chi phí năm 2012 có dấu hiệu tích cực hơn.
Như vậy, do sức ép từ nền kinh tế thị trường ngày càng gay gắt, và sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác, nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nam Á cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, với sự duy trì và nỗ lực của toàn ngân hàng, mức độ tăng trưởng cũng có phần khá ổn định và tăng đều qua các năm, mặc dù mức độ này không cao.