Một số lý thuyết về di dân và tái định cư

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 22 - 26)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ

1.2. Một số lý thuyết về di dân và tái định cư

1.2.1. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho công tác tái định cư

Lý thuyết hệ thống được áp dụng trong nghiên cứu xã hội đã coi xã hội là một hệ thống với tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể. Nguyên lý tính chỉnh thể là nguyên lý xuất phát đồng thời là nguyên lý trung tâm của lý thuyết hệ thống. Qua đó cho thấy đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống là tính thống nhất chỉnh thể. Hệ thống là một thể phức tạp, đa cấu trúc, đa chức năng, phức tạp về các loại quan hệ. Lý thuyết hệ thống trong xã hội học gắn liền với tên tuổi Talcott Parsons - nhà xã hội học người Mỹ. Về mặt lý thuyết, Parsons xem xét hệ thống trong một trục toạ độ 3 chiều: cấu trúc - chức năng - kiểm soát. Tức là hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó, hệ thống luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa trao đổi với môi trường xung quanh, hệ thống có khả năng điều khiển và tự điều khiển. Parsons đã đưa ra sơ đồ nổi tiếng về hệ thống chức năng xã hội, viết tắt là AGIL. Trong đó gồm bốn loại yêu cầu chức năng hợp thành: (A) Thích ứng với môi trường; (G) Hướng đích - huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu; (I) Liên kết, phối hợp các hoạt động; (L) Duy trì khuôn mẫu để tạo ra sự ổn định, trật tự. Tương ứng với sơ đồ trên, trong hệ thống xã hội, người ta có tiểu hệ thống kinh tế; tiểu hệ thống chính trị; tiểu hệ thống pháp luật và tiểu hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội được quy chuẩn thông qua các thiết chế gia đình, nhà trường, tổ chức văn hoá, tôn giáo. Tương quan và tương tác AGIL sẽ đảm bảo trật tự, ổn định của hệ thống xã hội. Với những đặc trưng, tính chất nói trên, chúng ta có thể vận dụng thuyết hệ thống vào nghiên cứu sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC. Trước hết coi mức sống như là tổng hợp của nhiều yếu tố thống nhất. Tính chỉnh thể của mức sống thể hiện qua các yếu tố cấu thành như mức sống vật chất và mức sống tinh thần. Trong đó mức sống vật chất thể hiện ở mức ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ,… và mức sống tinh thần thể hiện ở mức hưởng thụ các thành quả về văn hoá, nghệ thuật, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và các quyền tự do chính trị mà người ta được hưởng. Đến lượt nó, mức sống lại chịu tác động của tổ hợp các yếu tố kinh tế xã hội như nghề nghiệp, gia đình, địa vị xã hội, giới, học vấn và môi trường xã hội. Nghiên cứu sự biến đổi về mức sống cần

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

phải đặt trong tổng thể hệ thống những yếu tố này. Ngoài ra còn phải xem xét mức sống như một phạm trù có tính hệ thống luôn luôn biến đổi và ngày càng được nâng cao. Khi xã hội phát triển, mức sống cũng chuyển động theo đúng khả năng của mỗi cá nhân và gia đình. Sự hướng đích của mọi sự phát triển là tạo ra sự cân bằng, hài hoà trong hệ thống mức sống của từng nhóm xã hội và ảnh hưởng của nó đến các phương diện khác của xã hội. Một cộng đồng dân cư mới có đời sống tốt hơn nếu có những chính sách tác động phù hợp và hiệu quả, nếu không có những chính sách hỗ trợ hoặc hỗ trợ không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân thì có thể dẫn tới việc chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư sẽ ngày càng đi xuống và tồi tệ hơn. Chính sách đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống người dân tái định cư.

Tóm lại, sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC sẽ được lý giải phần nào theo các nguyên lý của hệ thống, thông qua đó để phân tích những đặc điểm của sự biến đổi và những nhân tố tác động đến quá trình đó. Đây chính là căn cứ để đi vào phân tích sự biến đổi mức sống của người dân sau TĐC, đồng thời cũng là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao mức sống cho người dân sau TĐC. Đời sống của người dân ở các khu TĐC sớm ổn định và được nâng cao là yếu tố quan trọng, quyết định sự ổn định chính trị - xã hội và là tiền đề để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển đô thị hoá theo chiều sâu của huyện Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong những năm tới.

1.2.2. Lý thuyết phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV- Sustainable Development viết tắt là SD) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, PTBV được định nghĩa là “ Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

PTBV còn nói rằng kinh tế và xã hội phải hòa hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu của con người phải được đáp ứng, hàng hóa, dịch vụ phải được cung cấp và phân phối công bằng. Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thõa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống và song song bảo toàn, quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. PTBV cho rằng cần phải hoạt động sản xuất có giới hạn, tiêu dùng và thụ hưởng tiết kiệm, phân phối công bằng thu nhập, điều hòa dân số và nhân lực, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu có khuynh hướng gia tăng nhanh với tài nguyên bị hạn chế. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế- xã hội, nhà cầm quyền các tổ chức xã hội,… phải cùng nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa bốn lĩnh vực chính về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

1.2.3. Lý thuyết biến đổi xã hội

Mọi xã hội đều tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng.

Biến đổi xã hội (BĐXH) là một quá trình, một thuộc tính tất yếu của xã hội. Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi khoa học có quan điểm khác nhau về BĐXH. Theo quan điểm của xã hội học thì BĐXH là khái niệm chỉ sự khác biệt về phương diện xã hội của thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó của một hệ thống xã hội, trọng tâm là sự biến đổi của cơ cấu xã hội. Sự khác biệt về phương diện xã hội được nói tới ở đây là sự thay đổi của các dạng hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các hệ thống phân tầng xã hội. Không phải mọi sự thay đổi nào đó diễn ra trong xã hội đều được coi là BĐXH, mà chỉ có những thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc tới đa số cá nhân trong xã hội, sự thay đổi các cơ cấu, tổ chức, các tầng lớp xã hội,... mới được coi là sự BĐXH. Sự BĐXH rất phức tạp và có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau: có biến đổi phát triển tức là diễn ra theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, phù hợp với mong muốn của xã hội; có biến đổi suy thoái, diễn ra theo chiều hướng xấu, xã hội lâm vào bế tắc với những xung đột, đổ vỡ, thay đổi xã hội. Theo một số nhà nghiên cứu thì sự BĐXH là tổ hợp của rất nhiều nguyên nhân chứ không phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố đơn lẻ. Sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đã tạo nên sự biến đổi. Các nhà lý thuyết hiện đại chú trọng các yếu tố: môi trường vật chất (biến động của thiên nhiên), công nghệ, sức ép dân số, giao lưu

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

văn hoá... để lý giải những BĐXH. Quan niệm biến đổi tổng hợp còn khẳng định sự biến đổi có thể đi lên, có thể là đi xuống, thậm chí bị huỷ diệt. Sự biến đổi cũng thường mang tính chu kỳ. Trên thực tế, mỗi lý thuyết đều có quan điểm luận giải khác nhau về sự biến đổi xã hội mà trong đó mỗi lý thuyết đều có hạt nhân hợp lý về nhận thức cũng như dự báo quá trình biến đổi xã hội. Để nhận thức một cách đầy đủ quá trình biến đổi xã hội nói chung và biến đổi mức sống của người dân sau TĐC nói riêng không thể không chú ý tới các yếu tố hợp lý này. Khóa luận sẽ cố gắng tích hợp các yếu tố hợp lý nói trên để có cái nhìn đa diện, đa chiều về những yếu tố tác động đến mức sống và dự báo xu hướng biến đổi mức sống của người dân trong quá trình đô thị hoá. Theo lý thuyết về sự BĐXH có hai quá trình có thể xảy ra: sự biến đổi từ từ - tiến hoá và sự biến đổi nhảy vọt - cách mạng. Nghiên cứu những biến đổi về mức sống của nhóm dân TĐC ở huyện Quảng Ninh có thể xem xét sự biến đổi dưới cả hai quá trình này song sự biến đổi này có thể xem xét nhiều hơn dưới góc nhìn tiến hoá. Các nhà xã hội học đại diện tiêu biểu cho quan điểm tiến hoá là A. Comte (1798- 1857) và H.Spencer (1820-1883). Các ông cho rằng, BĐXH là sự tăng trưởng và phát triển của xã hội (cả vật chất lẫn trí tuệ) cùng năng suất lao động xã hội. Đó là quá trình tiến hoá tất yếu của mọi xã hội. Nhìn chung, hạt nhân hợp lý của lý thuyết này là khẳng định đặc trưng cơ bản của BĐXH, đó là tiến bộ xã hội. Đô thị hoá nhằm kiến tạo lại môi trường sống dân cư là hoạt động mang tính tất yếu của sự phát triển xã hội. Xem xét sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở huyện Quảng Ninh phải được đặt trong quá trình vận động, phát triển chung đó mới nhận thức được bản chất vấn đề. Ở đây, biến đổi mức sống, một mặt phải xem xét đầy đủ các yếu tố tạo thành về cả vật chất lẫn tinh thần và mặt khác là các chiều hướng biến đổi thuận và nghịch của quá trình này.

Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn lý thuyết BĐXH là một trong những lý thuyết nền tảng để phân tích khi đưa ra bốn lĩnh vực (đời sống xã hội, đời sống vật chất, đời sống tinh thần và môi trường) để phân tích sự tác động của chính sách tái định cư đến đời sống người dân tái định cư, những người đang sống trong một xã hội Việt Nam biến đổi nhanh chóng từng ngày.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)