Tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu tái định cư Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quảng Ninh

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của huyện Quảng Ninh đã có bước phát triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10,05%, về cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 39,4 %, ngành công nghiệp, xây dựng khoảng 38,12 %, ngành thương mại dịch vụ khoảng 22,42 %.

Qua bảng 1, tôi nhận thấy giá trị sản xuất ở các ngành kinh tế của huyện Quảng Ninh có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất năm 2012 chỉ đạt 1.333.898 triệu đồng đến năm 2015 đã tăng gấp hơn 1,15 lần (1.529.153 triệu đồng). Như vậy trong cơ cấu sản xuất của huyện Quảng Ninh thì tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành TM-DV lại có tốc độ phát triển nhanh nhất với 296.393 triệu đồng (2012) đến năm 2015 đã tăng gần 1,33 lần so với năm 2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,04%. Điều này cho thấy trong chính sách phát triển kinh tế của huyện đã có ưu tiên phát triển ngành TM-DV ở địa phương (xem bảng 1, trang 29).

* Cở sở vật chất kỹ thuật của huyện

- Hệ thống đường giao thông: Hệ thống giao thông của huyện khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn huyện. Giao thông đường bộ có tuyến Quốc lộ 1, đường Quốc lộ đoạn tránh thành phố Đồng Hới, đường Hồ Chí Minh hai nhánh Đông và Tây, tỉnh lộ 10 và đường 4B, đường bờ biển Hải Ninh, 12 tuyến huyện lộ, đường giao thông đô thị, đường giao thông nông thôn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 1: Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2012- 2015

ĐVT: Triệu đồng (Giá so sánh năm 2012)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ

TTBQ SL CC (%)

(%) SL CC

(%) SL CC

(% ) SL CC

(% )

Tổng GTSX 1.333.698 100 1.400.929 100 1.469.575 100 1.566.153 100 5,81 Ngành NLTS 604.919 45,36 630.985 45,04 654.078 44,51 685.765 43,79 4,45 Ngành CN-XD 432.386 32,42 443.892 31,69 457.132 31,11 485.789 31,02 4,12 Ngành TM-DV 296.393 22,22 326.052 23,27 358.365 24,39 394.599 25,20 11,04

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những biện pháp, giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống giao thông của huyện, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thuỷ lợi của huyện: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ.

Toàn huyện có 13 hồ chứa nước đã đưa vào sử dụng, 1 hồ chứa nước đang trong quá trình thi công; 37 trạm bơm điện và 103,814 km kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố hoá, phân bố đều trên địa bàn huyện.

- Trường học, Trạm xá: Toàn huyện có 56 trường học, trong đó có 3 trường phổ thông trung học; 16 trường trung học cơ sở, 22 trường Tiểu học và 15 trường mầm non. Đến nay đã có 100% số phòng học được ngói hoá, đã xoá bỏ được chế độ học ba ca, các xã và thị trấn đã có phòng học cao tầng.

Toàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 15 trạm xá đáp ứng đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân của huyện.

- Các công trình xây dựng khác: Như vấn đề nước sạch nông thôn, điện... đã được chính quyền huyện quan tâm. Tại các xã vùng cao đã ổn định được vấn đề du canh du cư, giải quyết nước sạch ở các vùng xa đô thị, đưa điện lưới quốc gia tới 15/15 xã, thị trấn của huyện; một số Bản của xã Trường Sơn, Trường Xuân điện lưới chưa đến được thì hiện này đang triển khái Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời đảm bảo cơ bản đời sống của nhân dân những vùng này.

b. Điều kiện xã hội

Dân số toàn huyện Quảng Ninh năm 2015 là 90.062 người. Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 75 người/km2 và phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Quán Hàu 1.367 người/km2, trong khi đó nơi có mật độ dân số thấp là xã Trường Sơn 5 người/km2. Điều này gây ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của huyện trong những năm tới. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,12 ‰, huyện cần phải làm tốt công tác

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, thôn, xóm... để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Về tình hình lao động: quan sát ở bảng 2 ta thấy huyện Quảng Ninh là huyện mà lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Lao động trong huyện tính đến năm 2015 là 46.074 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm phần lớn 66,07%. Như vậy lực lượng lao động của huyện Quảng Ninh tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chi tiết về tình hình lao động của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2015.

Bảng 2: Tình hình lao động của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015 ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ TTBQ SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

SL CC (%)

(%)

(%)

Tổng số lao

động 44912 100 45418 100 45971 100 46074 100 0.86 - Lao động

NLTS 29.674 66,07 30.008 66,07 30.373 66,07 30.441 66,07 0.86 - Lao động

CN-XD 5.421 12,07 5.482 12,07 5.549 12,07 5.561 12,07 0.86 - Lao động

TM-DV 9.817 21,86 9.928 21,86 10.049 21,86 10.072 21,86 0.87

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh c. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quảng Ninh

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Quảng Ninh là 119.169,19 ha, trong đó đất nông nghiệp là 108.341,72 ha chiếm 90,91% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 7.033,47 ha chiếm 5,90% diện tích đất tự nhiên, còn lại là các loại đất chưa sử dụng chiếm 3,19%. Chi tiết thể hiện tại bảng 3,

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quảng Ninh năm 2015.

LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 119.169,19 100

1. Đất Nông nghiệp 108.341,72 90,91

- Đất sản xuất nông nghiệp 8.077,57 4,23

- Đất Lâm nghiệp 99.811,67 52,21

- Đất nuôi trồng thủy sản 408,86 0,21

- Đất Nông nghiệp khác 43,62 0,02

2. Đất phi Nông nghiệp 7.033,47 5,90

- Đất ở 515,52 0,27

- Đất chuyên dùng 3.704,87 1,94

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,61 0,00

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 410,49 0,21

- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2.399,78 1,26

- Đất phi Nông nghiệp khác 0,20 0,00

3. Đất chƣa sử dụng 3.794,00 3,19

- Đất bằng chưa sử dụng 543,93 0,46

- Đất đồi núi chưa sử dụng 3.082,67 2,59

- Núi đá không có cây 167,40 0,14

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh năm 2015.

Từ bảng 3 thể hiện diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó tập trung chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt đất phi nông nghiệp dành cho phát triển hệ thống CSHT, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và phát triển của huyện còn thấp, chủ yếu mới tập trung ở các đô thị nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đô thị hóa, công nghiệp hóa của huyện trong tương lai. Bên cạnh đó, đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Đây là diện tích đất có khả năng để khai thác phục vụ cho các mục đích sử dụng. Do đó, trong thời gian tới huyện cần cân đối hài hòa giữa các mục đích sử dụng và đưa vào khai thác diện tích đất chưa

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tương lai.

d. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2015

Bảng 4: Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Quảng Ninh năm 2015 so với năm 2012

LOẠI ĐẤT Diện tích năm 2012 (ha)

So với năm 2012 Diện tích năm

2015 (ha) (+/-) Tổng diện tích tự nhiên 119.169,19 119.169,19

- Đất nông nghiệp 108.479,00 108.341,72 -137,28

- Đất phi nông nghiệp 6.746,69 7.033,47 286,78

- Đất chưa sử dụng 3.943,50 3.794,00 -149,5

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh Qua bảng 4 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 là 119.169,19 ha, trong đó: Đất nông nghiệp năm 2015 là 108.341,72 ha, giảm 137,28 ha so với năm 2012 do chuyển sang đất phi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đất phi nông nghiệp năm 2015 là 7033,47 ha, tăng 286,78 ha. Đất chưa sử dụng năm 2015 là 3794,0 ha, giảm 149,5 ha so với năm 2012 do được khai thác vào mục đích nông nghiệp và phi nông. Ta thấy rằng sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất lớn. Giai đoạn này diện tích đất phi nông nghiệp tăng cho thấy quá trình đô thị hóa ở huyện Quảng Ninh đã có tác động đến công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB và chuyển dịch về cơ cấu sử dụng đất, chủ yếu từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Nguyên nhân do biến động cuả nhu cầu sử dụng đất cùng với quá trình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình, nghị quyết của UBND huyện Quảng Ninh về việc xây dựng hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn. Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là tác nhân lớn trong việc đất phi nông nghiệp tăng lên.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)